Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Kinh tế


  • HÀN QUỐC HỖ TRỢ CÔNG TY KHỞI NGHIỆP THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI

    Tại Hàn Quốc, doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò hết sức quan trọng với số lượng tăng từ 99,2% vào năm 2000 lên 99.9% tổng số các doanh nghiệp vào năm 2019, tạo ra việc làm cho 82,7% tổng số lao động và doanh thu đạt hơn 27.320.000 won. Trong số các doanh nghiệp nhỏ và vừa, số lượng công ty khởi nghiệp tại Hàn Quốc đã tăng đều đặn từ 1.256.267 công ty vào năm 2017 lên tổng số 1.484.667 công ty vào năm 2020. Bên cạnh đó, các công ty đầu tư mạo hiểm cũng gia tăng từ 29.910 công ty vào năm 2014 lên 39.511 công ty vào năm 2020. Trong số đó,18,5% các công ty này tập trung vào lĩnh vực liên quan đến cách mạng công nghiệp lần thứ 4 như sáng tạo phần mềm và xử lý thông tin

  • TƯƠNG LAI CƯỜNG QUỐC CHÍP BÁN DẪN CỦA HÀN QUỐC

    Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 trong hơn hai năm qua đã dẫn đến nhiều thay đổi trong mạng lưới cung cấp chíp bán dẫn trên thế giới. Hàn Quốc, quốc gia sở hữu hai công ty sản xuất chíp bán dẫn lớn trên toàn cầu là Samsung và SK Hynix cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng. Trong thị trường bán dẫn bộ nhớ, Samsung Electronics và SK Hynix đang đứng ở vị thứ nhất và thứ hai thế giới[1]. Nhằm đảm bảo lợi thế dẫn đầu trong chuỗi cung ứng chíp bán dẫn toàn cầu, ngày 13/5/2021, Hàn Quốc đã công bố Báo cáo chiến lược chíp bán dẫn Hàn Quốc tại tại nhà máy của hãng điện tử Samsung ở thành phố Pyeongtaek (tỉnh Gyeonggi). Theo đó, chính phủ Hàn Quốc hy vọng phối hợp với khối tư nhân xây dựng “Vành đai chíp bán dẫn Hàn Quốc”.

  • PHÁT TRIỂN DU LỊCH ẨM THỰC Ở HÀN QUỐC HIỆN NAY

    Du lịch ẩm thực (Food tourism) là loại hình du lịch mới xuất hiện gần đây, thu hút được sự quan tâmcủa nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, cho đến nay, khái niệm về du lịch ẩm thực cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Hiệp hội Lữ hành ẩm thực thế giới, du lịch ẩm thực là loại hình du lịch nhằm khám phá và thụ hưởng sự mới lạ, đáng nhớ của các trải nghiệm về đồ ăn thức uống theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp[1]. Tại Hàn Quốc, hiện khái niệm du lịch ẩm thực được hiểu theo nghĩa rộng là tất cả các hoạt động liên quan ẩm thực mà khách du lịch tiếp cận tại các điểm du lịch, tức là du lịch ẩm thực bao gồm một loạt hoạt động liên quan đến các hoạt động của khách du lịch như chế biến, mua và ăn thực phẩm tại các điểm du lịch.

  • PHÁT TRIỂN ĐẶC KHU KINH TẾ Ở TRIỀU TIÊN

    Năm 2002 Đảng Lao Động Triều Tiên dưới sự chủ trì của ông Kim Jong-il đã công bố Kế hoạch Cải cách Quản lý Kinh tế mới, theo đó một loạt kế hoạch và chính sách kinh tế được khởi xướng và thực hiện. Từ thời điểm đó nền kinh tế Triều Tiên đã thiết lập một hệ thống giá cả và giảm thiểu cơ chế phân phối lương thực, nhà ở và năng lượng vốn là đặc trưng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa kế hoạch hoá tập trung. Cùng với những thay đổi của nền kinh tế, Triều Tiên đã thành lập hàng loạt các khu kinh tế, và mặc dù mỗi khu kinh tế đều có các mục tiêu đặc biệt được chỉ định riêng nhưng một hệ thống quản lý độc lập và đổi mới đã hoặc sẽ được áp dụng cho tất cả các khu kinh tế của Triều Tiên. Quy trình này hoàn toàn khác với nguyên tắc kinh tế xã hội truyền thống của Triêu Tiên vì nó có thể giúp thu hút đầu tư nước ngoài hiệu quả hơn.

  • THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở TRIỀU TIÊN

    Cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu từ những năm 2000, làm thay đổi sâu sắc mọi khía cạnh đời sống kinh tế- xã hội trên phạm vi toàn cầu. Hạt nhân của cuộc cách mạng công nghiệp này chính là tích hợp của số hóa, kết nối và xử lý dữ liệu thông minh, là sự hợp nhất không có ranh giới giữa các hệ thống ảo và thực thể vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS). Khi nói đến cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số,không thể không đề cập đến kinh tế số, nền kinh tế dựa trên công nghệ tính toán số. Nền kinh tế này dựa trên ba nhân tố chính là hạ tầng kinh doanh điện tử, kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Thương mại điện tử hiện đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm nhờ những đóng góp to lớn của nó vào việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Từ khi Internet ra đời, các doanh nghiệp đã nhanh chóng nhận ra lợi ích của việc sử dụng nó để quảng bá thông tin, hỗ trợ việc thực hiện giao dịch thông qua mạng Internet và họ đã triệt để khai thác thế mạnh của Internet vào kinh doanh cũng như đẩy nhanh tốc độ phát triển của hình thức thương mại mới này. Theo “Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2020” do Bộ Công thương ban hành, doanh thu thương mại điện tử B2C trên toàn cầu tăng lên 14.9% từ 1.948 tỷ USD vào năm 2019 lên đến 2.238 tỷ USD vào năm 2020. Con số này cũng dự kiến sẽ đạt mức 2.883 tỷ USD vào năm 2023.

  • VAI TRÒ CỦA DU LỊCH THÔNG MINH Ở HÀN QUỐC

    Du lịch thông minh phát triển dựa trên internet, công nghệ thông tin và truyền thông nên nguồn kinh phí đầu tư vào lĩnh vực này cao, muốn phát triển cần phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu cả về cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng khoa học công nghệ. Du lịch thông minh thu thập, trực quan hóa (visualization), mô hình hóa dữ liệu (modelling), chia sẻ thông tin để tạo nên “giá trị chia sẻ”, gia tăng lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội của các bên liên quan (như chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp lữ hành, cư dân, khách du lịch...), những đối tượng cấu thành nên hệ sinh thái đô thị du lịch và sự sáng tạo giá trị chia sẻ này đạt đến “tính bền vững kinh tế” là yếu tố cần thiết trong đô thị du lịch thông minh[1].

  • KINH TẾ HÀN QUỐC TRƯỚC NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CHIẾN SỰ NGA - UKRAINA

    Sáng sớm ngày 24/2/2022, Nga công bố “chiến dịch quân sự đặc biệt” với mục đích “bảo vệ người dân tại Công hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk”, hai nhà nước cộng hòa ly khai ở miền đông Ukraina mới được Nga công nhận độc lập 3 ngày trước đó.

  • SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÔNG MINH Ở HÀN QUỐC

    Du lịch thông minh (Smart tourism) xuất hiện gắn với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và truyền thông, nhất là khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ thì xu hướng du lịch này lại được quan tâm hơn. Theo Viện Nghiên cứu du lịch thông minh, Tổng Cục du lịch Hàn Quốc (2020), du lịch thông minh gồm các hoạt động du lịch cung cấp trải nghiệm, tiện ích và dịch vụ khác biệt cho khách du lịch bằng cách hội tụ và tích hợp giữa du lịch với các công nghệ mới như VR / AR, dữ liệu lớn, chatbot, O2O, di động, đồng thời liên tục phát triển cơ sở hạ tầng du lịch nhằm nâng cao sự hài lòng của du khách.

  • GIA TĂNG QUY MÔ THƯƠNG MẠI HÀN - MỸ

    Hiệp định tự do thương mại Hàn-Mỹ có hiệu lực từ năm 2012 và được coi là một biểu tượng làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế giữa hai nước. Ngày 15/3/2022 vừa qua là cột mốc thời gian đánh dấu 10 năm Hiệp định này có hiệu lực cũng như ghi nhận những thành quả đáng kể trong giao dịch thương mại Hàn-Mỹ.

  • CHIẾN LƯỢC ĐỔI MỚI DỰA TRÊN IoT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (SME) Ở HÀN QUỐC

    IoT là một phần tích hợp của Internet tương lai bao gồm các phát triển Internet, mạng hiện tại và tiến hóa và có thể được định nghĩa theo khái niệm là một cơ sở hạ tầng mạng toàn cầu với các khả năng tự định hình dựa trên các giao thức liên lạc tiêu chuẩn và tương tác, ở đó “vạn vật” hữu hình và ảo, có các đặc tính, thuộc tính vật lý, và tính cá nhân ảo, sử dụng các giao diện thông minh và được tích hợp vào mạng thông tin một cách thông suốt[1]. IoT hiện nay đang phát triển nhanh chóng như một lĩnh vực quan trọng của công nghiệp trong xu hướng toàn cầu, IoT được dự đoán sẽ đóng một vai trò quan trọng không chỉ trong sự thay đổi của mô hình kinh doanh công nghiệp mà còn là sự thay đổi và đổi mới quản lý trong tương lai. Theo xu hướng toàn cầu này, chính phủ Hàn Quốc đã và đang tích cực hỗ trợ sự phát triển của IoT cũng như Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) thông qua chiến lược Công nghệ Thông tin và Truyền thông Hàn Quốc (K-ICT - được xây dựng vào năm 2015).





Scroll To Top