Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Văn hoá


  • QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ CỦA HÀN QUỐC

    Di sản văn hóa là sự biểu hiện lối sống của cộng đồng, do cộng đồng sáng tạo nên và truyền từ đời này qua đời khác, bất kể di sản đó tồn tại dưới dạng thức vật thể hay phi vật thể. Theo Luật Bảo tồn di sản văn hóa của Hàn Quốc, “di sản văn hóa phi vật thể là di sản văn hóa vô hình được truyền từ đời này sang đời khác, gồm các loại hình sau: nghệ thuật biểu diễn truyền thống; kỹ thuật truyền thống liên quan đến ngành nghề thủ công mỹ nghệ và mỹ thuật...

  • BẢO TỒN LÀNG DÂN TỘC TRUYỀN THỐNG Ở HÀN QUỐC

    Làng hình thành và phát triển gắn liền với xã hội nông nghiệp, với đời sống của người nông dân nơi thôn quê và là biểu tượng đặc sắc của nền văn minh nông nghiệp. Ngày nay, làng không chỉ là không gian đặc biệt quan trọng kiến tạo, bảo tồn giá trị và bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là địa bàn quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương, khu vực. Trong quá khứ, Hàn Quốc cũng là một xã hội nông nghiệp với nền văn minh nông nghiệp phát triển rực rỡ qua các triều đại phong kiến.

  • MINHWA-NGHỆ THUẬT TRANH VẼ DÂN GIAN ĐỘC ĐÁO CỦA HÀN QUỐC

    Minhwa(민화) hay còn được biết đến với cái tên “sokhwa”(속화) thường được biết đến với những cái tên như “tranh của nhân dân”, “tranh bình dân”  là một loại tranh dân gian của Hàn Quốc. Minhwa  chủ yếu là những bức tranh được vẽ bởi các nghệ sĩ vô danh- những người không được đào tạo hội họa chuyên nghiệp đã vẽ bằng chính tài hoa của bản thân, mô phỏng lại cuộc sống dân dã hàng ngày. Vì vậy, Minhwa luôn bị đánh giá thấp so với các loại tranh khác, nhưng nó đã thể hiện được những tâm tư, tình cảm của người dân một cách hài hước, hóm hỉnh.

  • CÁC SỰ KIỆN DU LỊCH TOÀN CẦU Ở HÀN QUỐC GẦN ĐÂY

    Các nhà lãnh đạo của ngành du lịch toàn cầu đang tấp nập đến Seoul bởi thủ đô này đang tổ chức hàng loạt các sự kiện du lịch nổi tiếng cho đến tuần sau. Ngày 12/9 vừa qua, Chính quyền thủ đô Seoul cho biết, Triển lãm Du lịch Quốc tế Seoul (Seoul International Travel Mart - SITM), đã bắt đầu từ ngày 10/9/2018, đang diễn ra tại Grand Hilton Seoul cho đến ngày 14/9 và hội nghị của Tổ chức Du lịch Thế giới Liên hợp quốc (UNWTO) sẽ được tổ chức từ ngày 16 đến 19 tháng 9 tại Seoul Shilla Hotel.

  • THÌA VÀ ĐŨA TRONG VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC

    Ba nước Hàn – Trung – Nhật đều nằm ở khu vực Đông Á, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa. Thế nhưng, trên thực tế lại khác nhau rất nhiều, trong đó, có thể kể đến là văn hóa sử dụng thìa, đũa trong ẩm thực. Thìa và đũa là một bộ dụng cụ ăn uống, được dùng để ăn cơm và thức ăn của không chỉ đối với ba nước Đông Bắc Á mà còn được cư dân của các nước trồng lúa nước coi gạo là lương thực chính trong ẩm thực sử dụng.

  • THƠ VÀ CA TRONG TRUYỆN XUÂN HƯƠNG: BÀI CA “HỘI NGỘ” VÀ BÀI CA “NỖI BUỒN LY HƯƠNG”

     

    1. Bài ca “Hội ngộ” [1]

    Sau khi để lại bài thơ tố cáo tội ác của lũ tham quan, Lý Mộng Long rời bữa tiệc, đổi sang mặc triều phục của Quan Ngự sử và tập hợp toàn bộ binh lính của mình trở lại Công đường.

    Đầu tiên, Lý Mộng Long tuyên bố Quan huyện bị “phong khố bãi chức” rồi xét tội danh của từng viên quan thuộc cấp, đề lại trật tự tại huyện Nam Nguyên. Sau đó, Mộng Long cho gọi tất cả phạm nhân đang ở trong ngục lên Công đường, phân xử từng người một, những ai bị oan ức đều được phóng thích ngay.



    [1] Tên bài ca do người dịch tự đặt.

  • THƠ VÀ CA TRONG TRUYỆN XUÂN HƯƠNG: BÀI THƠ XƯỚNG VẦN TRONG TIỆC SINH NHẬT BIỆN HỌC ĐẠO

     

    Chia tay nàng Xuân Hương, Lý Mộng Long lên kinh dự thi và đỗ Trạng nguyên. Khi được hỏi về nguyện vọng nhận chức, chàng Lý không ham chức cao, bổng hậu mà chỉ xin nhà vua ban cho chức Ám hành Ngự sử[1] để đi xuống những làng quê xa xôi, bí mật thanh tra quan lại địa phương, hòng trừng phạt bọn tham quan, ô lại, bảo vệ dân lành. Nhà vua nghe xong, hết sức khen ngợi và ban cho Lý Mộng Long chức quan Ngự sử, thay vua đi tìm hiểu đời sống trăm họ. Nhận được lệnh, chàng từ biệt cha mẹ và nhanh chóng rời khỏi kinh thành đi lo công việc.



    [1] Ám hành ngự sử: chức quan được vua trao trọng trách bí mật thanh tra các quan lại địa phương. (ND)

  • JIN DEOK WANG (CHÂN ĐỨC VƯƠNG)

    Jin Deok Yeo Wang (Chân Đức Nữ Vương) ở đời thứ 28 vừa lên ngôi, đã tự mình viết Bài ca Thái bình[1] rồi dệt lên lụa, sau đó cử sứ thần mang dâng lên nhà Đường. Theo một quyển sách, Chun Chu Kong (Xuân Thu công) được cử làm sứ thần đến nhà Đường xin viện binh. Đường Thái Tông đồng ý cử Tô Định Phương đi. Tất cả những điều này đều sai. Trước Hiển Khánh[2], Xuân Thu đã lên ngôi vua. Năm Canh Thân Hiển Khánh không phải thời Thái Tông, mà là thời Cao Tông. Năm Tô Định Phương đến đúng là năm Canh Thân; còn việc dệt lụa đúng là vào thời Chân Đức Nữ Vương nhưng không phải là thời điểm xin binh. Có lẽ đấy là thời điểm yêu cầu phóng thích Kim Heum Soon (Kim Khâm Thuần). Hoàng đế nhà Đường ban thưởng và phong cho Chân Đức Nữ Vương là Kê Lâm Quốc Vương.

    Bài ca Thái bình như sau:



    [1] Theo Tam Quốc sử ký, năm thứ 4 đời Chân Đức Vương, Beom Min (Pháp Mẫn) là con trai của Kim Chun Chu (Kim Xuân Thu) được cử đi làm sứ thần.

    [2] Việc Chân Đức Nữ Vương viết bài hát ca ngợi sự thái bình, thịnh vượng của nhà Đường là một điển hình của chủ nghĩa xu thời. Theo “Triều đại Chân Đức Vương”, chương thứ 5 “Tân La bản kỷ” trong “Tam Quốc sử ký”, Đường Cao Tông đọc được lời ca này đã bổ nhiệm Pháp Mẫn làm Đại phủ khanh rồi đưa về nước.

  • HAENYEO – NỮ THỢ LẶN TRUYỀN THỐNG Ở ĐẢO JEJU

    Đảo Jeju (Jejudo) là hòn đảo lớn nhất Hàn Quốc, có diện tích bề mặt 1.846km2, dân số khoảng trên 500 nghìn người. Đảo Jeju cách đất liền 130 km nên khí hậu nơi này chịu ảnh hưởng của khối khí hậu đại dương, mùa hè mát, mùa đông ấm, nhiệt độ cao nhất trong mùa hè không vượt quá 33 độ và không dưới 10 độ trong mùa đông.  Do nơi đây là đảo, tách biệt với đại lục nên những cư dân của Jeju đã sáng tạo, phát triển nền văn hóa, ngôn ngữ khác biệt so với đất liền. Jeju được mệnh danh là nhà của hàng ngàn truyền thuyết địa phương, mỗi thắng cảnh đều gắn với một truyền thuyết.

  • NHỮNG NGƯỜI TRUYỀN BÁ PHẬT GIÁO VÀO HÀN QUỐC THỜI KỲ TAM QUỐC

    Phật giáo du nhập vào Hàn Quốc từ Trung Quốc và vương quốc đầu tiên trong thời kỳ ba vương quốc được truyền bá Phật giáo là Goguryo (Cao Cú Lệ, 37 TCN – 668 CN) năm 372, tiếp đến là vương triều Baekje (Bách Tế, 18 TCN – 660 CN) vào năm 384 và cuối cùng là vương triều Shilla (Tân La, 57 TCN – 935 CN) năm 527. Có thể nói, con đường du nhập của Phật giáo vào Hàn Quốc trong thời kỳ Tam quốc đó là một trình tự tự nhiên theo vị trí địa lí của các vương quốc này. Trong thời kỳ đầu, sự tiếp nhận Phật giáo ở Cao Cú Lệ và  Bách Tế rất tích cực, đây là điều kiện để Phật giáo phát triển rực rỡ ở hai vương quốc này.





Scroll To Top