MINHWA-NGHỆ THUẬT TRANH VẼ DÂN GIAN ĐỘC ĐÁO CỦA HÀN QUỐC
Đăng ngày:
Minhwa(민화) hay còn được biết đến với cái tên “sokhwa”(속화) thường được biết đến với những cái tên như “tranh của nhân dân”, “tranh bình dân” là một loại tranh dân gian của Hàn Quốc. Minhwa chủ yếu là những bức tranh được vẽ bởi các nghệ sĩ vô danh- những người không được đào tạo hội họa chuyên nghiệp đã vẽ bằng chính tài hoa của bản thân, mô phỏng lại cuộc sống dân dã hàng ngày. Vì vậy, Minhwa luôn bị đánh giá thấp so với các loại tranh khác, nhưng nó đã thể hiện được những tâm tư, tình cảm của người dân một cách hài hước, hóm hỉnh. Những bức Minhwa này rất phổ biến vào cuối triều đại Joseon và được sử dụng cho các mục đích như trang trí không gian sống, cầu phúc hoặc xua đuổi tà ác.Theo 『Ojuyeonmunjangjeonsango[U1] 』(1), Minhwa thường được vẽ trên các tấm bình phong gấp, tranh cuộn hoặc trên tường với những nét vẽ tự do, phóng khoáng, mang đậm nét dân gian của người dân Hàn Quốc. Vào thời phong kiến, rất khó để những”bức tranh bình dân” như vậy được đánh giá cao trong xã hội coi trọng giai cấp. Tuy nhiên, cuối triều đại Joseon, nhu cầu về Minhwa tăng lên nhanh chóng, được yêu thích ở nhiều nơi, bao gồm cả ở trong hoàng gia, xuất hiện ở cả những nơi tôn quý như đền thờ.Người đầu tiên đề xuất thuật ngữ “Minhwa” là một người Nhật Bản có tên là Yanagi Muneyoshi (柳宗悅). Trong khi các cuộc thảo luận về lý thuyết nghệ thuật dân gian diễn ra sôi nổi ở Nhật Bản vào nửa đầu thế kỷ 20, Yanagi nhấn mạnh về sự cần thiết của việc nghiên cứu và sưu tầm các bức tranh dân gian thời Joseon. Ông định nghĩa “Minhwa” là "bức tranh do người dân tạo ra, người dân vẽ lên và sử dụng". Sau giải phóng năm 1945, đã có nhiều học giả đề xuất thuật ngữ “Chaehwa”(채화)(2) ở Hàn Quốc, nhưng thuật ngữ 'Minhwa' vẫn thường được sử dụng phổ biến hơn cả. Từ những năm 1960, một số học giả đã bắt đầu coi tranh Minhwa là một loại tranhcủa dân tộc, và đã đưa ra gợi ý các thuật ngữ như “Minhwa”, “Hanhwa”(한화) và “Gyeore Geurim”(겨레그림). Vào những năm 1980, đặc điểm của” nghệ thuật Minjung”(민중미술) (3) được làm nổi bật trong tranh dân gian. Cho đến tận bây giờ, thế giới học thuật vẫn đang thảo luận sôi nổi về sự phù hợp của thuật ngữ 'Minhwa' và vẫn đang cố gắng tìm một từ thay thế mới. Trong tranh văn học[U2] , những bức tranh thường được tạo ra nhằm mục đích tri ân hoặc là để thể hiện bài học chứa đựng tinh thần, sự sôi nổi của giới quý tộc. Mặt khác, tranh Minhwa trước đây chủ yếu được sử dụng cho việc cầu phúc, trừ tà, trang trí nhà cửa. Ngoài ra, tranh Minhwa được sáng tạo đa dạng về bố cục, phối cảnh và chuyển động , nét vẽ đơn giản và tự do, không bị gò bó bởi khuôn phép, khuôn khổ. Tranh Minhwa thường miêu tả các chủ thể khác nhau trong cuộc sống của người dân Hàn Quốc như cỏ cây, hoa lá, chim muông, động vật, thậm chí các vật dụng hàng ngày cũng trở thành cảm hứng cho các nghệ sĩ . Minhwa trong cuộc sống của người dân Hàn Quốc thường là các vật dụng tiêu biểu trong cuộc sống hàng ngày của người dân Hàn Quốc. Nó được sử dụng để điểm xuyết cho những chỗ chưa đẹp của ngôi nhà bằng những màu sắc hài hòa. Một số bức tranh tiêu biểu với ý nghãi đặc trưng có thể kể đến như: “Hwajodo”(화조도) hay còn gọi là tranh chim và hoa, thường xuất hiện dưới dạng một tấm bình phonglà một bức tranh có sự kết hợp hài hòa giữa hoa và hình ảnh đôi chim quấn quít lấy nhau một cách thắm thiết, đôi khi tranh cũng được tô vẽ thêm những đông vật khác như hươu, thỏ, bướm, ong.Người xưa cho rằng hoa và chim không chỉ thể hiện cho cái đẹp,sự sung túc, thịnh vượng, hạnh phúc, gặp nhiều điềm lành trong cuộc sống mà còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, tình cảm vợ chồng, hướng tới một cuộc hôn nhân hành phúc và êm ấm cũng như chứa đựng tâm tư tình cảm đáng trân quý của người dân Hàn Quốc.Loại tranh này thường được treo hoặc sử dụng làm đồ trang trí trong phòng ngủ của các cặp đôi mới cưới hoặc cho các nghi thức cưới hỏi. Hình 1: Bức tranh Hoa và chim(화조도). Nguồn:Trung tâm văn hóa Hàn Quốc(한국문화원) Morando () hay còn gọi là tranh hoa mẫu đơn- loại hoa được mệnh danh là”nữ hoàng của các loài hoa”, tượng trưng cho sự vinh hoa phú quý, danh dự và địa vị trong xã hội nên nó rất được ưa chuộngtrong thời kỳ Joseon. Hoa mẫu đơn còn là biểu tượng cho sự ổn định, hòa bình trong suốt bề dày lịch sử của Hàn Quốc. Ban đầu, loại tranh này chỉ được treo trong cung điện hoàng gia, nhưng theo thời gian, nó cũng nhận được sự yêu thích của giới nhà giàu thời đó. Người Hàn thường sử dụng Morando cho các dịp đám cưới hoặc sinh nhật để tăng thêm sự tinh tế, hài hòa đầy màu sắc cho nghi lễ. Morando thường được đặt trong phòng của phụ nữ hoặc phòng ngủ của cặp đôi mới cuối để biểu thị sự hòa thuận, hướng tới cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bền lâu. Hình 2: Bức tranh Hoa mẫu đơn(). Nguồn: World Art Exhibition, onstarplus.com Sib-jang-saeng-do() hay còn gọi là tranh 10 biểu tượng trường thọ. Nó mô tả các yếu tố tự nhiên tượng trung cho sự sống vĩnh cửu, trường sinh bất lão. Mười biểu tượng ấy bao gồm:Mặt Trời, Mây, Núi, Nước, Đá, Chim Hạc, Hươu, Rùa, cây Thông và nấm Linh Chi được kết hợp hài hòa trong một bức tranh. Tranh trường thọ cho thấy được giá trị truyền thống của Hàn Quốc và đây cũng được xem là một trong những bức tranh hoành tráng nhất trong bộ sưu tập dòng tranh Minhwa,do đó tranh trường thọ thường được sử dụng trong các nghi lễ lớn hoặc ở trong cung điện thời kỳ Joseon. Sự phổ biến của các bức tranh dân gian phản ánh những thay đổi xã hội vào cuối triều đại Joseon. Sau cuộc xâm lược của Nhật Bản vào Hàn Quốc vào năm 1592, khi nền kinh tế phát triển và xã hội giai cấp sụp đổ sau chiến tranh, những nét văn hóa của giai cấp thống trị, bao gồm cả hội họa, đã phổ cấp đến với tầng lớp thường dân. Những họa sĩ “vô danh” vẽ tranh dân gian tự do chuyển hóa ý nghĩa chứa đựng trong tranh trong điều kiện cho phép, đồng thời thừa kế những nghệ thuật hội họa vốn có. Những bức Minhwa đã được đánh giá là những tác phẩm nghệ thuật phổ quát và thiết thực đã làm phong phú thêm đời sống và tinh thần của nhân dân Hàn Quốc. Tóm lại, Minhwa được công nhận là một di sản văn hóa phi vật thể của xứ sở Kim chi, nó đóng vai trò quan trọng đối với nền văn hóa Hàn Quốc nói chung và hội họa Hàn Quốc nói riêng. Minhwa đã không chỉ còn là những bức tranh của tầng lớp thường dân mà giờ đây nó đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc của Hàn Quốc, ẩn sâu trong đó là những tâm tư tình cảm của thế hệ đi trước truyền lại cho thế hệ mai sau. Lê Vũ Quỳnh Như Khoa Tiếng Hàn, ĐH Công Nghiệp Hà Nội Chú thích: (1) Ojuyeonmunjangjeonsango (오주연문장전산고): Là những cuốn sách mà học giả Lee-Gyu-Kyeong đã nghiên cứu và ghi chép lại về các đồ vật thời cổ đại và hiện đại ở nhiều quốc gia khác nhau, bao gồm cả Hàn Quốc và Trung Quốc vào cuối triều đại Joseon (2) Chaehwa (채화): tranh màu (3) Tranhvăn học(문이화):Là loại tranh được vẽ bởi những nhà văn, nhà thơ và họ không phải là những họa sĩ chuyên nghiệp (4) Nghệ thuật Minjung: Là một phong trào thay đổi xã hội diễn ra vào những năm 1980 do các nghệ sĩ có tư tưởng tiến bộ tiên phong Tài liệu tham khảo 1. National Institute of Korean History -Văn hóa hội họa lan tỏa đến những người dân (Minhwa),Bộ giáo dục: 교육부, history.go.kr 2. Heo Kyun (2006), Đọc tranh dân gian Hàn Quốc của Heo Gyun (허균의우리민화읽기), Nhà xuất bản Bukpollio:북폴리오출팜사 3. Yoon Yeolsoo (2018). Cuộc sống và ước mơ của người dân, tạo nên tranh vẽ (서민의삶과꿈, 그림으로만나다)Nhà xuất bản Dasotsure: 다섯수레출판사 4. Encyclopdia of Korean Culture- Minhwa (민화), The Academy of Korean Studies: 한국락중앙연구원 5. K- Heritage- Hoa trong tranh vẽ truyền thống Minhwa (민화에서보이는전통화목). Korea Cultural Heritage Foundation: 문화유산채널
Hình 3: Tranh trường thọ với kết hợp của 10 biểu tượng .Nguồn: gyeomri.com