THƠ VÀ CA TRONG TRUYỆN XUÂN HƯƠNG: BÀI CA “HỘI NGỘ” VÀ BÀI CA “NỖI BUỒN LY HƯƠNG”
Đăng ngày:
1. Bài ca “Hội ngộ” [1] Sau khi để lại bài thơ tố cáo tội ác của lũ tham quan, Lý Mộng Long rời bữa tiệc, đổi sang mặc triều phục của Quan Ngự sử và tập hợp toàn bộ binh lính của mình trở lại Công đường. Đầu tiên, Lý Mộng Long tuyên bố Quan huyện bị “phong khố bãi chức” rồi xét tội danh của từng viên quan thuộc cấp, đề lại trật tự tại huyện Nam Nguyên. Sau đó, Mộng Long cho gọi tất cả phạm nhân đang ở trong ngục lên Công đường, phân xử từng người một, những ai bị oan ức đều được phóng thích ngay. Cuối cùng, sau khi đã chu toàn xong việc quốc gia, đại sự, Mộng Long mới cho gọi Xuân Hương lên Công đường. Ban đầu, Mộng Long chưa hé lộ thân phận thật sự của mình mà dùng tư cách Quan Ngự sử để tra hỏi Xuân Hương. Sau khi nhận thấy tấm lòng trinh liệt không thể lay chuyển của nàng, Mộng Long vô cùng xúc động, chàng nhờ người trao lại cho Xuân Hương chiếc nhẫn ngọc, là tín vật Xuân Hương đã trao cho chàng vào ngày chia tay ở Phù Dung đường. Sau khi nhận ra chiếc nhẫn ngọc và biết Quan Ngự sử chính là Lý Mộng Long, Xuân Hương cảm thấy quá đỗi may mắn và xúc động ngập tràn, nàng cao hứng ca lên một bài. Bài ca như sau: Chao ôi! Vui quá! Tướng công - Quan Ngự sử, vui sướng xiết bao! Nam Nguyên vào tiết thu, Lá vàng đã rụng. Khách xá, mùa xuân đến, Chàng Lý biến thành gió xuân giúp thiếp tái sinh. Là thực hay là mơ? Thiếp chỉ lo tỉnh mộng. Nguyên văn tiếng Hàn: 얼씨구나 좋을씨고 어사 낭군 좋을씨고 남원 읍내 추절 들어 떨어지게 되었더니 객사에 봄이 들어 이화춘풍 날 살린다 꿈이냐 생시냐 꿈을 깰까 염려로나 *** Bài hát này thể hiện niềm vui sướng ngập tràn và sự kinh ngạc tột độ của nàng Xuân Hương khi được gặp lại chàng Lý, lúc này đã đỗ đạt làm quan và quay trở lại huyện Nam Nguyên giải thoát cho nàng khỏi tai ương. Niềm vui hội ngộ và sự kinh ngạc đến mức không rõ là mơ hay là thực của Xuân Hương đã được bộc lộ thật chân thành và tha thiết trong từng câu ca. Sự hội ngộ này chính là một kết thúc có hậu vô cùng xứng đáng cho Xuân Hương - người con gái hết lòng thủy chung, trọn tình, vẹn nghĩa. 2. Bài ca “Nỗi buồn ly hương” [2] Sau khi xử lý xong xuôi mọi việc ở Nam Nguyên, Lý Mộng Long chờ cho Xuân Hương hồi phục sức khỏe rồi cùng nhau lên kinh thành. Trên đường, cả đám đông già trẻ, nam nữ tụ hợp lại, ai nấy đều ngợi khen trinh tiết của Xuân Hương, ai nấy cũng đều chúc phúc cho hành trình vinh đạt của hai người. Tuy nhiên, phải rời xa mảnh đất quê hương nhiều tình mà cũng nhiều hận, nàng Xuân Hương buồn bã, mắt rưng rưng lệ mà cất lên khúc hát từ tận đáy lòng: Phù Dung đường ơi, nơi ta từng chơi đùa và ngủ lại, Tạm biệt nhé! Cầu Ô Thước, lầu Quảng Hàn, Gác Doanh Châu ơi, tạm biệt nhé! Cỏ xuân mỗi năm lại xanh tươi Vương tôn một đi không trở lại?[3] Câu thơ này ý vận vào ta Lần này ly biệt, Ngàn năm vô lượng, Ngày gặp lại thật xa xôi. Nguyên văn tiếng Hàn là: 놀고 자던 부용당아 너 부디 잘 있거라 광한루 오작교며 영주각도 잘 있거라 ‘봄풀은 해마다 푸르러지되 왕손은 다시 못 돌아오느니라 나를 두고 이른 말이로다 다 각기 이별할 때 만세무령하옵소서 다시 보기 망연하다. Ngày hôm sau, Quan Ngự sử Lý Mộng Long rời Nam Nguyên, vòng qua Toàn la tả hữu đạo[4] để quan sát đời sống của trăm họ rồi trở lại kinh thành, khấu đầu trước vua, báo cáo tình hình. Nhà vua nghe xong, rất ngợi khen. Mộng Long được nhà vua phong cho chức Đại tư thành trong Bộ Lại, còn nàng Xuân Hương được vua phong là Trinh liệt phu nhân. Chú thích: Bài hát “Nỗi buồn ly hương” đã lấy một tứ thơ trong bài Tống biệt của nhà thơ Vương Duy đời Đường (Trung Quốc). Bài thơ này như sau: 山中相送罷 Sơn trung tương tống bãi, Lương Hồng Hạnh (dịch) - Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc Nguồn: Xuân Hương truyện, NXB Cheongmok, năm 2000, Seoul, Hàn Quốc (bản tiếng Hàn).
日暮掩柴扉
春草明年綠
王孫歸不歸
Nhật mộ yểm sài phi.
Xuân thảo minh niên lục,
Vương tôn quy bất quy?