Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Văn hoá


  • JEONG CHEOL (TRỊNH TRIỆT: 1536-1593) – MỘT ĐẠI GIA VỀ KASA (CA TỪ) TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC HÀN QUỐC

    Jeong Cheol (Trịnh Triệt), tự là Quý Hàm, hiệu Tùng Giang sinh ra ở Hán Thành (Seoul ngày nay) vào năm 1536. Ông sinh sống ở kinh đô được 10 năm thì xảy ra cuộc thảm sát kẻ sĩ năm Ất Tỵ. Do chồng chị gái ông có liên quan nên gia đình ông bị liên lụy. Bởi thế, nhà ông phải chuyển sang tỉnh Jeon Nam. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, lanh lợi, tính tình cuơng trực và được giáo dục, học hành chu đáo. Năm 27 tuổi, tức vào năm 17 đời vua Meongjong (Minh Tông), ông thi đỗ Trạng Nguyên và ra làm quan, đảm trách các chức vụ như Phụ trách Tư hiến phủ, Lại tào phán thư, Đại Tư hiến.

  • PARK IN-NOH (1561-1642), DANH GIA KASA (CA TỪ) THỜI TRUNG KỲ CHOSUN

    Park In - noh (Phác Nhân Lão) có hiệu là Lư Khê, còn có hiệu là Vô hà ông, sinh ngày 21 tháng 6 năm 1561, tức năm thứ 16 đời vua Meong jong (Minh Tông) triều Lý Chosun. Ông sinh ra trong một gia đình quan lại, cha từng nhận chức Thừa nghị Phó úy ( hàm chính bát phẩm). Từ thưở đi học, ông đã nổi trội với sức khỏe hơn người, trí tuệ “thần đồng”, vừa học thơ văn vừa học võ nghệ.

  • NĂM 2014-NĂM GIÁP NGỌ: Ý NGHĨA VÀ NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

    Theo Thập can và Thập nhị chi, năm 2014 là năm Giáp Ngọ. “Giáp” đứng đầu hàng Can, theo âm dương ngũ hành, màu tượng trưng cho giáp là màu xanh. “Ngọ” đứng thứ bảy trong hàng Chi, nghĩa là ngựa. Vì vậy, Giáp Ngọ là con ngựa màu xanh, tiếng Hán gọi là “thanh mã”. Xin xem bảng phân chia cụ thể dưới đây:

  • VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC PHẦN II: THỜI KỲ SAU CHIẾN TRANH NAM BẮC HÀN ĐẾN NAY

    1. Giai đoạn 1954-1969

    Có thể nói, những năm cuối thập niên năm 50 là giai đoạn hoàng kim của ngành điện ảnh Hàn Quốc. Ngành điện ảnh Hàn Quốc phát triển không chỉ bởi số lượng phim sản xuất tăng vọt từ 8 phim năm 1954 lên tới 108 phim vào năm 1959[1] mà còn được đánh dấu bởi sự xuất hiện của các nhà sản xuất phim mới, các trang thiết bị, trường quay phục vụ sản xuất phim hiện đại.



    [1] ) Darcy Paquet, A Short history of Korean film, http://koreanfilm.org/history.html

  • MỘT SỐ NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA ẨM THỰC HÀN QUỐC

    Điều kiện cơ bản nhất quyết định đến đời sống của con người chính là môi trường tự nhiên hay phong thổ, những yếu tố mà người ta thường xuyên phải đối mặt. Môi trường tự nhiên có tác động như một nhân tố hình thành nên môi trường xã hội như tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo và rộng lớn hơn nữa, nó còn góp phần hình thành tạo nên văn hóa lối sống độc đáo của từng vùng miền, từng dân tộc. Đặc biệt, nhân tố này còn có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hình thành văn hóa ẩm thực cũng như phương pháp chế biến và nấu thức ăn hay phương thức thưởng thức món ăn.

  • VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ ĐIỆN ẢNH HÀN QUỐC PHẦN I: THỜI KỲ SƠ KHAI ĐẾN CHIẾN TRANH NAM - BẮC HÀN (~1953)

    1. Giai đoạn trước giải phóng 1945

    Qua Du hành ký của một du khách người Mỹ tên là Elias Burton Holmes công bố khoảng giữa năm 1901-1902, năm 1899, những thước phim đầu tiên đã được công chiếu tại Hàn Quốc. Trong thời gian ở lại Seoul, ông đã đi khắp thành Seoul, ghi lại phong cảnh, con người nơi đây bằng camera rồi đem chiếu trước Hoàng gia Chosun (Triều Tiên). Như vậy, sự manh nha của điện ảnh Hàn Quốc có thể coi là bắt đầu từ năm 1899, tức là chỉ ít năm sau buổi trình chiếu cuốn phim đầu tiên của anh em nhà Luymie tại nhà hàng “Grand Café de Paris”.

  • ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI VĂN HÓA GIA ĐÌNH HÀN QUỐC HIỆN ĐẠI (Phần 1)

     

    Nho giáo được sản sinh ra ở Trung Quốc vào thời Xuân thu – Chiến quốc, do Khổng Khâu (thường gọi là Khổng Tử: 551 TCN – 479TCN), người nước Lỗ sáng lập ra. Ông là người đã san định, hiệu đính, giải thích Ngũ kinh, tức Kinh thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu. Sau khi ông mất, học trò tập hợp những lời dạy của thày lại soạn ra Luận ngữ.

  • HYANG KA ( HƯƠNG CA ) TRONG TAM QUỐC DI SỰ ( PHẦN 11 )

    Bài Hương ca thứ mười bốn xuất hiện trong câu chuyện về nhà sư Young Je[1] Vĩnh Tài ) gặp đạo tặc.

     

    Nội dung câu chuyện như sau:

    Nhà sư Vĩnh Tài tính tình hài hước, không bị ràng buộc bởi tiền của và giỏi sáng tác hương ca. Lúc tuổi xế chiều, ông có ý định sống ẩn cư ở Nam Nhạc. Khi đi tới Đại Hiện Lĩnh (đỉnh Đại Hiện) thì gặp toán cướp hơn 60 tên.



    [1] Nhà sư Vĩnh Tài ẩn cư ở nủi Trí Dị thời Nguyên Thánh Vương của Tân La và được mọi người biết đến là một vị cao tăng.

  • HYANG KA ( HƯƠNG CA ) TRONG TAM QUỐC DI SỰ ( PHẦN 10 )

    Bài Hương ca thứ mười ba xuất hiện trong câu chuyện về Sil Chung (Tín Trung ) treo mũ từ quan.[1]

     

    Nội dung câu chuyện như sau:

    Trước khi Hiếu Thành Vương lên ngôi, ở dưới cây bách trong cung điện, nhà vua cùng với hiền sĩ Tín Trung chơi cờ vây và có nói rằng: “Sau này, nếu như ta quên khanh thì có cây bách này làm chứng”.



    [1] Nguyên văn chữ Hán là Quải quan, nghĩa là treo mũ ( từ quan ). ( ND)





Scroll To Top