Xã hội
ĐIỀU KIỆN VÀ THÁCH THỨC CỦA LAO ĐỘNG CAO TUỔI Ở HÀN QUỐC (Phần 2)
Những thách thức đối với lao động cao tuổi ở Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc đã nhận thấy các vấn đề của lao động trên 50 tuổi. Để giải quyết sự bất ổn định trong việc làm, khắc phúc điều kiện nghặt nghèo khi tái tuyển dụng và những lo lắng của người cao tuổi, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện 6 chính sách sau:
ĐIỀU KIỆN VÀ THÁCH THỨC CỦA LAO ĐỘNG CAO TUỔI Ở HÀN QUỐC (Phần 1)
Điều kiện hiện tại của lao động cao tuổi ở Hàn Quốc
Trong quá khứ, hầu hết các quốc gia OECD khuyến khích nghỉ hưu sớm để giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động trẻ và tỷ lệ thất nghiệp. Tuy nhiên, kể từ giữa những năm 1990, biến đổi kép về nhân khẩu học (tỷ lệ sinh thấp và già hóa dân số) đã làm suy giảm hệ thống an sinh xã hội ở các quốc gia OECD. Bên cạnh đó, sự suy giảm tăng trưởng kinh tế đã dẫn đến cải cách lương hưu và triển khai hàng loạt chính sách việc làm khác nhau nhằm thúc đẩy cơ hội cho lực lượng lao động cao tuổi.
So với các quốc gia thuộc khối OECD, tỷ lệ người cao tuổi Hàn Quốc có việc làm tương đối cao. Tỷ lệ có việc làm (độ tuổi 50-64) là 69,9% và tỷ lệ có việc làm (trên 65 tuổi) là 33,8%. Tỷ lệ lao động (trên 50 tuổi) liên tục tăng. Tỷ lệ có việc làm (độ tuổi 55-64) cao nhất. Ngoài ra, tỷ lệ có việc làm ở người cao tuổi tiếp tục tăng trong vài năm gần đây. Do vậy, xu hướng tăng trưởng này dự đoán sẽ tiếp tục tăng.
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở HÀN QUỐC (PHẦN 2)
2. Phụ nữ Hàn Quốc gặp khó khăn trong việc cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp
Nhìn chung, việc cân bằng giữa gia đình và sự nghiệp đối với người phụ nữ Hàn Quốc là khá khó khăn. Trong một cuộc thăm dò trên 3.000 công ty vào năm 2015, hơn 80% người được hỏi cho rằng: chỉ có 1/3 người lao động nữ trở lại làm việc sau thời gian nghỉ thai sản.
Luật Lao động Hàn Quốc yêu cầu các công ty tư nhân phải cho phép phụ nữ mang thai có 1 năm nghỉ thai sản. Bà Park Geun-hye, nữ tổng thống quyền lực đầu tiên của châu Á đã tuyên bố sẽ tạo ra 1,7 triệu việc làm cho phụ nữ, nâng tỷ lệ việc làm lên thêm 7%, tức 62%; đồng thời cũng sẽ nêu đích danh và trừng trị những công ty có quá ít nhân viên nữ. Tuy nhiên tỷ trọng phụ nữ có việc làm trong độ tuổi lao động của Hàn Quốc chỉ đạt 50% vào năm 2000 và chỉ tăng thêm 5% trong hơn một thập kỷ qua.
BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở HÀN QUỐC (PHẦN 1)
Gần đây, theo một khảo sát của Viện Nghiên cứu Phúc lợi và Xã hội Hàn Quốc (KIHASA) với đối tượng là 2.000 nam/nữ chưa kết hôn thì 76% đàn ông và 82% phụ nữ phản đối ý kiến cho rằng kinh nghiệm làm việc của người chồng hơn vợ sẽ giúp đỡ nhiều cho đời sống gia đình. Bên cạnh đó, chỉ có 20% nam giới và 14% nữ giới tán thành quan niệm chồng đi làm kiếm tiền, vợ ở nhà làm nội trợ. Như vậy, hiện tại, ở Hàn Quốc đã có những thay đổi trong nhận thức, đặc biệt là của giới trẻ, về vai trò của người phụ nữ trong gia đình và xã hội hiện đại. Đó là một tín hiệu đáng mừng. Tuy nhiên, xét một cách tổng quan và trên mặt bằng chung thì vấn đề bất bình đẳng giới hay quan niệm “nam tôn, nữ ti” ở Hàn Quốc vẫn là một thực tế cần nhận được nhiều sự quan tâm hơn nữa từ các nhà hoạch định chính sách, có như vậy mới có thể tạo nên những thay đổi tích cực và căn bản cho vị thế của người phụ nữ Hàn Quốc trên bình diện toàn xã hội.
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA VIỆT NAM VỚI PHONG TRÀO LÀNG MỚI SAEMAUL CỦA HÀN QUỐC
1. Tóm lược về mục tiêu xây dựng nông thôn mới của Việt Nam
Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7, khóa X, về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó có nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là văn bản trực tiếp và toàn diện nhất của Trung Ương.
Ngày 04/6/2010, Chính phủ ban hành Quyết định 800 QĐ-TTg, về Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, nêu rõ 11 nội dung, 19 tiêu chí và 7 nhóm giải pháp.
Nội dung chủ yếu của nông thôn mới có thể khái quát theo 5 tiêu chí cơ bản sau:
- Làng, xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại;
- Sản xuất phải phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hóa;
- Đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nông thôn ngày càng nâng cao;
- Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn;
- Xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý dân chủ.
QUAN ĐIỂM VỀ KẾT HÔN CỦA GIỚI TRẺ HÀN QUỐC VÀ NHẬT BẢN
Hàn Quốc và Nhật Bản đều là hai quốc gia có có tỷ lệ sinh thấp. Năm 2005, tỷ lệ sinh của hai nước đạt mức thấp kỷ lục: Hàn Quốc là 1,08 và Nhật Bản là 1,26. Tỷ lệ sinh những năm gần đây của Hàn Quốc và Nhật Bản đều có sự cải thiện nhưng vẫn xếp mức thấp trong số các quốc gia. Tỷ lệ sinh năm 2014 của Nhật Bản là 1,4 (xếp thứ 208 trong số 224 quốc gia) và Hàn Quốc là 1,25 (xếp thứ 219). Tỷ lệ sinh năm 2015 của Hàn Quốc là 1,24 vẫn ở mức thấp hơn 1,46 của Nhật Bản.
SỰ THAY ĐỔI TRONG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY (PHẦN 5)
Sự thay đổi trong văn hóa “đi lại”: phương tiện vận chuyển xe lửa
Năm 1905, Lục đường Choi Nam Seon đã hoàn thành xây dựng và làm lễ thông tuyến đường sắt Gyeongbu. Đây là tuyến đường sắt đầu tiên ở Hàn Quốc, nối thủ đô Seoul với Pusan. Chiếc tàu hỏa rú còi rền vang, khởi hành từ Nam Dae Moon, chạy nhanh như gió. Thực tế, 9 giờ sáng ngày 18 tháng 9 năm 1899, con “thiết mã”[1] đầu tiên đã bắt đầu chạy tại Hàn Quốc và đến tháng 4 cùng năm tuyến đường sắt Honam thông tuyến và không ai có thể nghĩ rằng thời gian đi từ Seoul đến Kwangju chỉ còn 1 tiếng 33 phút.
SỰ THAY ĐỔI TRONG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY (Phần 4)
Sự thay đổi về nhà ở
Sau giải phóng, kiểu nhà Tatami[1] theo phong cách Nhật Bản dần dần biến mất, kiểu nhà có hệ thống sưởi ấm sàn của Hàn Quốc dần được khôi phục. Ở Hàn Quốc, nhà ở lúc nào cũng trong tình trạng thiếu hụt, vì vậy, có rất nhiều người một năm phải chuyển nhà đến vài lần. Căn cứ vào tài liệu thống kê chúng ta có thể biết được nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nhà ở lúc bấy giờ. Sau giải phóng, dân số của Hàn Quốc chỉ có 15.890.000 người, song số người di cư từ Bắc xuống, kiều bào ở vùng Mãn Châu và Nhật Bản hồi hương khiến dân số tăng lên khoảng 4 triệu người chỉ trong vòng 1 năm. Dân số tăng sau giải phóng là tín hiệu đáng mừng nhưng lại làm cho tình hình nhà ở trở nên khó khăn hơn. Trước tình hình đó, chính phủ Hàn Quốc đã đưa khu dân cư tồi tàn, khu dân cư tạm bợ nhập vào Huam dong và Itaewon Iltae ở thủ đô Seoul và lập nên Haebangchon (Làng giải phóng).
SỰ THAY ĐỔI TRONG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Lời người dịch: Ngày 15 tháng 8 năm 2015, Hàn Quốc kỷ niệm 70 năm giành độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật. Chặng đường 70 năm với những thăng trầm lịch sử nhưng với tinh thần tự lực tự cường, Hàn Quốc đã vươn lên hóa “rồng”, trở thành một “kỳ tích sông Hàn”, được thế giới khâm phục. Nhưng, trong tâm thức của những người sống trong thời kỳ lịch sử 70 năm đó tận mắt chứng kiến những thay đổi nhanh chóng của đất nước họ vẫn cảm thấy có sự nuối tiếc. Bài viết sau là cảm tưởng của giáo sư Kim Byung Hee, khoa Quan hệ công chúng và Quảng cáo trường đại học Seowon, Hàn Quốc. Chúng tôi dịch và giới thiệu từng phần để bạn đọc tham khảo.
GIA TĂNG TỶ LỆ LAO ĐỘNG KHUYẾT TẬT Ở HÀN QUỐC
Để đánh giá thực trạng việc làm của người khuyết tật ở Hàn Quốc, đầu năm 2015, Bộ Việc làm và Lao động nước này (MOEL) đã tiến hành cuộc điều tra 27.488 nơi làm việc tuyển dụng lao động khuyết tật. Theo quy định của Hàn Quốc, các cơ quan chính phủ trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức công và doanh nghiệp tư nhân sử dụng 50 lao động trở lên đều phải tuân thủ hạn ngạch lao động khuyết tật. Kết quả cho thấy, số người khuyết tật được tuyển dụng tại các nơi làm việc (bắt buộc phải tuân thủ hạn ngạch lao động khuyết tật) là 158.388 người, đạt 2,54% vào cuối năm 2014, tăng 0,06% so với năm 2013. Đây là năm thứ 4 liên tiếp, tỷ lệ lao động khuyết tật trong các nơi làm việc trên đều có sự gia tăng hơn so với năm trước. Tốc độ gia tăng lần lượt là 2,28% (2011) lên 2,35% (2012), đạt 2,48% (2013) và 2,54% (2014).