Hàn Quốc và Nhật Bản đều là hai quốc gia có có tỷ lệ sinh thấp. Năm 2005, tỷ lệ sinh của hai nước đạt mức thấp kỷ lục: Hàn Quốc là 1,08 và Nhật Bản là 1,26. Tỷ lệ sinh những năm gần đây của Hàn Quốc và Nhật Bản đều có sự cải thiện nhưng vẫn xếp mức thấp trong số các quốc gia. Tỷ lệ sinh năm 2014 của Nhật Bản là 1,4 (xếp thứ 208 trong số 224 quốc gia) và Hàn Quốc là 1,25 (xếp thứ 219). Tỷ lệ sinh năm 2015 của Hàn Quốc là 1,24 vẫn ở mức thấp hơn 1,46 của Nhật Bản.
Kết quả điều tra của Thời báo JoongAngIlbo và Nhật báo Nikkei với 1.000 người và 1.158 người trong độ tuổi 20-40 về “Phương thức làm việc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ”, cũng như nguyện vọng kết hôn của giới trẻ tại hai quốc gia cho thấy: “Quan điểm về kết hôn, tỷ lệ sinh thấp của giới trẻ hai quốc gia tương đối giống nhau nhưng lý do thực tế dẫn tới xu hướng không kết hôn có sự khác biệt”.
Khi đưa ra câu hỏi “Nhất định phải kết hôn hay không?”, trả lời của giới trẻ Hàn Quốc và Nhật Bản được thể hiện chi tiết với tỷ lệ như bảng sau:
Bảng 1. Trả lời câu hỏi “Nhất định phải kết hôn hay không?” (%)
Câu trả lời
|
Hàn Quốc
|
Nhật Bản
|
Nhất định phải kết hôn
|
8,6
|
6,2
|
Kết hôn là việc tốt
|
29,3
|
34,9
|
Kết hôn hay không kết hôn đều ổn
|
55,6
|
50,9
|
Không kết hôn tốt hơn
|
5,5
|
2,2
|
Không trả lời
|
1,0
|
5,8
|
Ngoài ra, 61,1% người Hàn Quốc và 53,1% người Nhật Bản cho rằng: Việc kết hôn là tiêu cực. So với nam giới, quan điểm của nữ giới ở hai quốc gia về kết hôn tiêu cực hơn. 72,1% nữ giới Hàn Quốc (50,7% nam giới Hàn Quốc), 61,7% nữ giới Nhật Bản (45% nam giới Nhật Bản) trả lời: “Kết hôn hay không đều ổn” và “Không kết hôn thì tốt”. Trong đối tượng nữ giới, tuổi tác càng cao thì câu trả lời càng tiêu cực hơn.
Khảo sát câu trả lời về nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tỉ lệ sinh thấp, giới trẻ hai quốc gia đều có cách nhìn khá tương đồng.
Bảng 2. Trả lời câu hỏi “Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tỷ lệ sinh thấp?” (%)
Câu trả lời
|
Hàn Quốc
|
Nhật Bản
|
Thiếu sót về chế độ hài hòa công việc-gia đình
|
27,2
|
12,3
|
Sự bất ổn kinh tế, khó khăn trong việc làm
|
25,8
|
23,9
|
Kết hôn muộn, không kết hôn
|
10,4
|
24,3
|
Bất cập về chế độ hỗ trợ nuôi dưỡng trẻ nhỏ
|
10,0
|
|
Lo lắng về tương lai
|
|
16,4
|
Khác, không trả lời
|
26,6
|
23,1
|
Trả lời câu hỏi trên, nam giới Hàn Quốc và Nhật Bản đều chỉ rõ: “Bất ổn về kinh tế, khó khăn trong việc làm là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới tỷ lệ sinh thấp”.
Nghiên cứu viên 조성호, Viện Nghiên cứu Xã hội Y tế (Hàn Quốc) cho biết: “Thông qua điều tra này, gần 50% nam giới chưa kết hôn ở Hàn Quốc (lứa tuổi 20) lựa chọn nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tỷ lệ sinh thấp là bất ổn về kinh tế và khó khăn trong việc làm. Điều này cho thấy, vị trí việc làm ổn định của giới trẻ càng tăng cao thì gánh nặng việc nhà nên được giảm bớt”.
Trưởng phòng 스가 게이타(菅桂太), Phòng nghiên cứu Vấn đề Dân số An sinh Xã hội Quốc gia Nhật Bản, cho biết: “Học lực của nữ giới càng cao thì tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế ngày càng gia tăng. Điều này dẫn tới tình trạng kết hôn muộn và tỷ lệ sinh giảm. Do vậy, khi chính sách hỗ trợ cân bằng công việc-nuôi dưỡng trẻ nhỏ đối với người lao động của chính phủ được tăng cường thì vấn đề tỷ lệ sinh thấp và tình trạng kết hôn muộn sẽ được cải thiện”.
Khảo sát về môi trường nhằm tạo điều kiện cho nữ giới tiếp tục công việc khi kết hôn, sinh con, câu trả lời của giới trẻ Hàn Quốc và Nhật Bản được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 3. Để không làm gián đoạn nghề nghiệp của phụ nữ, cần thực hiện gì? (%)
Cần thực hiện
|
Hàn Quốc
|
Nhật Bản
|
Hỗ trợ chế độ nghỉ nuôi con
|
25,8
|
|
Cải thiện môi trường nuôi dưỡng cũng như hệ thống cơ sở nuôi dưỡng
|
23,0
|
|
Thúc đẩy sự tham gia chăm sóc con của nam giới
|
16,9
|
|
Cải thiện môi trường nuôi dưỡng hệ thống nuôi dưỡng
|
|
42,2
|
Cải thiện phương thức làm việc thời gian dài
|
|
12,4
|
Hỗ trợ chế độ nghỉ nuôi con
|
|
10,8
|
Khảo sát suy nghĩ về kết hôn của giới trẻ Hàn Quốc và Nhật Bản được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4. Khảo sát suy nghĩ về kết hôn của giới trẻ Hàn Quốc và Nhật Bản (%)
Câu hỏi
|
Câu trả lời
|
Hàn Quốc
|
Nhật Bản
|
1. Trở ngại lớn nhất khi kết hôn là gì?
|
Gánh nặng kinh tế
|
75
|
|
Hạn chế trong tự do hành động
|
|
55,3
|
2. Cảm thấy gánh nặng khi kết hôn không?
|
Có
|
65,2
|
48,7
|
Không
|
28,4
|
36,3
|
3. Nếu kết hôn thì có sinh con không?
|
Có
|
62,4
|
56,3
|
4. Về quan niệm truyền thống: “Đàn ông lo công việc, phụ nữ lo việc nhà”, ý kiến ra sao?
|
Phản đối
|
57,5
|
41,1
|
Đối với câu hỏi: “Cảm thấy gánh nặng khi kết hôn không?”, tỷ lệ người ở hai quốc gia trả lời “Có” cao hơn nhiều tỷ lệ người trả lời “Không”. Tuy nhiên, số người Hàn Quốc trả lời “Có” (65,2%), cao gấp đổi tỷ lệ số người trả lời “Không” (28,4%).
Về quan niệm cố định phân chia vai trò truyền thống theo giới “Đàn ông chăm lo công việc, phụ nữ chăm lo việc nhà”, giới trẻ hai nước có quan điểm phản đối với tỷ lệ lần lượt là Hàn Quốc (57,5%) và Nhật Bản (41,1%). Đặc biệt, nhiều phụ nữ ở hai quốc gia có suy nghĩ: “Việc sinh con và kết hôn không gây ảnh hưởng khi tiếp tục công việc”.
Về trở ngại lớn nhất khi kết hôn? Đối với người Nhật, đó là sự hạn chế trong tự do hành động (55,3%) và đối với người Hàn, đó là gánh nặng kinh tế (75%).
Giáo sư 조영태 Học viện Y tế Đại học Seoul phân tích: “Giới trẻ Hàn Quốc nếu kết hôn thì họ cũng muốn sinh con. Tuy nhiên, vì lý do kinh tế nên việc kết hôn của giới trẻ ngày càng trở nên khó khăn”.
Giáo sư 구인회 thuộc Khoa Phúc lợi Xã hội, Đại học Seoul nói: “Hầu hết các doanh nghiệp Hàn Quốc thực hiện thời gian làm việc dài nên đây là nơi làm việc phù hợp với nam giới có vợ chu toàn công việc nội trợ. Đối với nữ giới, khi đi làm tại doanh nghiệp, việc thu xếp đồng thời công việc và gia đình là không thể”.
Tống Thùy Linh, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc
Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á
Dịch và tổng hợp từ nguồn:
1. http://news.joins.com/article/20096354
2. http://news.joins.com/article/20096364
3. http://news.jtbc.joins.com/article/article.aspx?news_id=NB11242733
4. http://www.huffingtonpost.kr/2016/05/30/story_n_10200368.html