Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Kinh tế


  • KINH TẾ HÀN QUỐC PHỤC HỒI TRONG QUÝ I NĂM 2024

    Sự tăng trưởng không ngừng của ngành sản xuất ở Trung Quốc và tác động của đại dịch Covid 19 đã khiến Hàn Quốc phải đối mặt với suy thoái kinh tế . Điều này cũng khiến cho tỷ lệ lạm phát tiêu dùng của nước này tăng cao. Để ổn định nền kinh tế lạm phát, vào năm 2023, chính phủ nước này đã thông qua “Chương trình Thỏa thuận mới của Hàn Quốc” với số vốn đầu tư 144 tỷ đô la để thúc đẩy tiêu dùng tư nhân và tăng số lượng việc làm.

     

  • LỘ TRÌNH THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ HYDRO CỦA HÀN QUỐC

    Nền kinh tế Hydro đang là thuật ngữ mới, thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu và doanh nhân ở Hàn Quốc. Nền kinh tế Hydro được hiểu là cơ cấu kinh tế và công nghiệp sử dụng Hydro làm nguồn năng lượng chính, trong đó việc sản xuất và sử dụng Hydro dẫn đến những thay đổi cơ bản trong một xã hội, quốc gia và đời sống của người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mới

  • XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ Ở HÀN QUỐC

    Khi thương mại điện tử ngày càng phổ biến trên thế giới, việc ứng dụng một hình thức thanh toán mới thuận tiện hơn, an toàn hơn để mua sắm hàng hóa là điều mà bất cứ quốc gia nào cũng quan tâm. Hình thức đó chính là thanh toán điện tử. Bên cạnh đó, dịch COVID-19 đặt ra thách thức lớn cho toàn cầu khi người tiêu dùng bị hạn chế ra ngoài. Điều này đã khiến cho thanh toán không dùng tiền mặt trở thành phương thức thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới.

  • ĐẶC KHU KINH TẾ KAESONG: BIỂU TƯỢNG HỢP TÁC LIÊN TRIỀU

    Đặc khu kinh tế (SEZ) là “một khu vực địa lý khép kín trong một quốc gia áp dụng các luật và chính sách kinh tế tự do để khuyến khích các hoạt động sản xuất và dịch vụ hướng tới xuất khẩu”[1]. Theo lý thuyết, việc thành lập đặc khu cho phép một quốc gia tương đối kém phát triển nhanh chóng thực thi các chính sách mở cửa trong các khu vực (chứ không phải toàn bộ đất nước), từ đó thu hút đầu tư nước ngoài và hưởng lợi từ thuế quan, kèm với đó là nhiều lợi ích khác. Sự phổ biến của SEZ trên khắp thế giới không phải là ngẫu nhiên bởi chúng đã trở thành một phần trong chiến lược phát triển kinh tế tổng thể của nhiều quốc gia. Theo thống kê, đến năm 2021 có khoảng 5.400 SEZ ở 145 quốc gia, tạo ra hơn 100 triệu việc làm[2].

  • TÌNH HÌNH THIẾU LƯƠNG THỰC CỦA TRIỀU TIÊN HIỆN NAY

    Nền nông nghiệp của Triều Tiên có vai trò sản xuất lương thực, thực phẩm để cung cấp cho người dân, đồng thời là nền tảng để hoàn thiện nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Với mục tiêu tự cung tự cấp, Triều Tiên trong nhiều năm qua đã tối đa hóa tỷ lệ sử dụng đất nông nghiệp để đạt được sản lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay Triều Tiên đang phải đối mặt khó khăn lương thực nghiêm trọng đặc biệt kể từ khi bùng phát đại dịch COVID -19 khiến Triều Tiên phải đóng cửa biên giới vào năm 2020.

  • ĐẶC KHU KINH TẾ RASON CỦA TRIỀU TIÊN: NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ THÁCH THỨC

    Đặc khu kinh tế Rason (SEZ) là một dự án phát triển kinh tế quan trọng của Triều Tiên. Được thành lập vào năm 1991, thời điểm đó, SEZ này là cửa sổ mở duy nhất của Triều Tiên với nền kinh tế toàn cầu, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh tại quốc gia này. Với mục đích thu hút vốn nước ngoài và hiện đại hóa nền kinh tế Bắc Triều Tiên, Rason SEZ có tiềm năng trở thành một tác nhân mạnh mẽ cho sự phát triển và thịnh vượng ở Bắc Triều Tiên.

  • HÀN QUỐC NỖ LỰC THÚC ĐẨY NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN

    gành công nghiệp bán dẫn Hàn Quốc được hình thành vào khoảng năm 1965 bởi công ty Commy của Mỹ với việc thành lập một nhà máy lắp ráp bán dẫn ở quốc gia này. Sau đó, công ty bán dẫn Korea đã được thành lập và được công ty bán dẫn Samsung mua lại vào năm 1977. Kể từ đó đến nay, ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc cũng đạt được nhiều bước tiến và thành tựu đáng kể. Cụ thể là vào năm 1982, Viện Nghiên cứu Điện tử và Viễn thông Hàn Quốc (viết tắt là ETRI) lần đầu tiên phát triển bộ nhớ ROM (Read only Memory) dung lượng 32K tại Hàn Quốc.

  • SỰ PHÁT TRIỀN CỦA NỀN KINH TẾ GIG Ở HÀN QUỐC

    Từ năm 2010, nền kinh tế Gig bắt đầu xuất hiện ở Hàn Quốc. Gig Economy hay còn được gọi là nền kinh tế hợp đồng, trong đó các công ty tăng cường tuyển dụng lao động tạm thời thay vì tuyển dụng lao động thường xuyên cho các dự án hay nhiệm vụ cụ thể. Lao động ngắn hạn được thuê theo cách này được gọi là người lao động hợp đồng, hay nhân viên hợp đồng.

  • GIA TĂNG NGÂN SÁCH ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC

    Vào ngày 21/11/2022, Bộ Công nghiệp, thương mại và tài nguyên Hàn Quốc cùng với Viện nghiên cứu công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (tên viết tắt là KIAT) đã công bố kết quả Bản báo cáo khảo sát về đầu tư nghiên cứu và phát triển (R&D) vào nửa đầu năm 2022 tại 1.000 doanh nghiệp lớn ở trong nước. Kết quả cho thấy ngân sách đầu tư nghiên cứu và phát triển tại các doanh nghiệp trong nửa đầu năm nay đạt 22.700 tỷ won (16,7 tỷ USD), tăng 12,9% so với cùng kỳ năm trước

  • BỐI CẢNH HÌNH THÀNH GIG ECONOMY Ở HÀN QUỐC

    Hòa nhập với xu thế của toàn cầu, từ đầu năm 2010, nền kinh tế Gig đã hình thành ở Hàn Quốc với sự tăng trưởng của nền tảng lao động kỹ thuật số. Gig Economy là thuật ngữ mô tả một hình thức kinh tế, trong đó các công ty tạm thời ký hợp đồng và thuê người bất cứ khi nào họ cần.





Scroll To Top