Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Kinh tế


  • HÀN QUỐC XÚC TIẾN THÀNH LẬP ỦY BAN HỢP TÁC KINH TẾ PHƯƠNG BẮC

    Trong những ngày cuối tháng 8 năm 2017, trong bối cảnh căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên ngày một leo thang, Hàn Quốc nhanh chóng đẩy mạnh việc thành lập Ủy ban Hợp tác kinh tế phương Bắc (북방경제협력위원회). Ngày 21/08/2017, Hội đồng chính phủ Hàn Quốc đã thẩm định và thông qua “Quy chế thành lập và hoạt động của Ủy ban Hợp tác kinh tế phương Bắc” trực thuộc Tổng thống. Ngày 25/08/2017, Chính phủ Hàn Quốc công bố chính thức Quy chế này. Và ngày 29/08/2017, cũng chỉ sau 4 ngày, Tổng thống Hàn Quốc đã chính thức bổ nhiệm ông Song Young-gil làm chủ tịch Ủy ban Hợp tác kinh tế phương Bắc. Những động thái của Hàn Quốc cho thấy Ủy ban này sẽ được ra mắt trong thời gian ngắn sắp tới và đi vào hoạt động một cách nhanh chóng.

  • HÀN QUỐC NÂNG MỨC TĂNG TRƯỞNG DỰ KIẾN NĂM 2017

    Ngày 13/4/2017, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BOK) đã quyết định nâng mức tăng trưởng kinh tế dự kiến của Hàn Quốc trong năm nay từ 2,5% lên 2,6%, đánh dấu lần sửa đổi đầu tiên trong vòng 3 năm. Việc làm này đã chấm dứt tỷ lệ lãi suất thấp kỉ lục là 1,25% không thay đổi suốt 10 tháng trong động thái duy trì ổn định tài chính ở Hàn Quốc.

  • MỘT SỐ NÉT VỀ CẤU TRÚC LƯƠNG VÀ MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH Ở HÀN QUỐC

    Theo thông tin mới nhất, ngày 16/07/2016, chính phủ Hàn Quốc đã quyết định tăng mức lương cơ bản năm 2017 là 6.470 won/giờ (tức 130.000 vnđ/giờ). Như vậy, chỉ sau 2 năm, Hàn Quốc đã nâng mức lương tối thiểu cho người lao động lên tới 15,4% so với cùng kỳ năm 2015 với mức tăng lần lượt của năm 2016 và 2017 là 8,1% và 7,3%. Một lao động làm việc 5 ngày mỗi tuần, 8 giờ mỗi ngày sẽ có thu nhập tối thiểu là 1.352.230 won/tháng (tương đương 26,5 triệu vnđ) và nhận 16,226 triệu won mỗi năm.

  • KẾ HOẠCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA HÀN QUỐC TRONG NĂM 2017

    1. Bức tranh chung

    Nền kinh tế Hàn Quốc sẽ phải đối phó với đà phục hồi yếu do bất ổn gia tăng ở cả trong nước lẫn ngoài nước, làm suy giảm nhu cầu trong nước và các vấn đề về cơ cấu. Khả năng là những người dân bình thường sẽ bị ảnh hưởng nếu đà suy yếu của nền kinh tế tiếp tục diễn ra.

  • TÌNH TRẠNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG Ở HÀN QUỐC (Phần 2)

    Liệu có một giải pháp cho thực trạng trên?

    Làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề phân biệt đối xử trong hoạt hoạt động tuyển dụng ở xã hội Hàn Quốc? Lời giải đó là các luật, qui định. Chính phủ Hàn Quốc đang quan tâm và giám sát chặt chẽ việc ban hành nhiều luật, các đạo luật cứng rắn, các quy định nghiêm khắc liên quan tới lao động.

  • TÌNH TRẠNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG HOẠT ĐỘNG TUYỂN DỤNG Ở HÀN QUỐC (Phần 1)

    Theo thống kê tháng 9 năm 2016, tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc đạt 3,6%, tăng 0,4% so với tháng 9 năm 2015, mức thất nghiệp cao nhất kể từ tháng 9 năm 2005 (3,6%). Trong tháng 9, đã có thêm 120.000 người thất nghiệp, tập trung ở độ tuổi 20 và trên 50 tuổi[1]. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên đạt 9,4%, tăng 1,5% so với tháng 8 năm 2016 và là mức cao kỷ lục xét trong tháng 9 kể từ khi Hàn Quốc bắt đầu các thống kê liên quan. Qua nhiều báo cáo, thống kê của các tổ chức ở Hàn Quốc, một trong những yếu tố dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao của thanh niên ở Hàn Quốc là sự phân biệt đối xử trong hoạt động tuyển dụng ở các doanh nghiệp Hàn Quốc.



    [1] http://world.kbs.co.kr/vietnamese/news/news_Ec_detail.htm?lang=v&id=Ec&No=32667&current_page=

  • PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ HIỆU SUẤT Ở CHÂU Á-TRƯỜNG HỢP HÀN QUỐC

    Hệ thống quản lý hiệu suất (PMS - Performance Management System) ở châu Á, đặc biệt ở Hàn Quốc có thể được hiểu rõ nhất trong bối cảnh các doanh nghiệp buộc phải chuyển đổi đã đổi mới bản chất mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực trong môi trường văn hóa và thể chế. Quá trình trên có thể được thấy rõ bằng cách theo dõi sự phát triển của PMS Hàn Quốc, lý do của sự chuyển đổi và những thách thức chủ yếu phải đối mặt.

  • KHỦNG HOẢNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA HÀN QUỐC (PHẦN 2)

    3. Hàn Quốc mất vị trí Top 3 về xuất khẩu và Top 5 về sản lượng ô tô

    Xuất khẩu ô tô của Hàn Quốc vào đầu những năm 2000 thường đạt bình quân từ 1,5 triệu tới 1,6 triệu chiếc, đứng trong Top năm thế giới. Năm 2005, Hàn Quốc bỏ xa Tây Ban Nha và Mỹ, lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ ba. Tính từ năm 2005 đến nay, kim ngạch xuất khẩu ô tô hàng năm của Hàn Quốc luôn nằm trong Top 3 các nước xuất khẩu nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm giữ vững vị thế này thì năm nay, Hàn Quốc đã phải nhường lại vị trí thứ 3 cho Mê-hi-cô.

  • KHỦNG HOẢNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ CỦA HÀN QUỐC (PHẦN 1)

    Hiện nay, ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc đang gặp khủng hoảng do bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng thấp, các quốc gia xuất khẩu ô tô đã bổ sung nhiều chính sách bảo hộ thương mại riêng nhằm bảo vệ ngành công nghiệp ô tô của nước mình, các đối thủ cạnh tranh như Mê-hi-cô và Ấn Độ ngày càng lớn mạnh, đồng thời, tình hình trong nước cũng gặp nhiều khó khăn do tình trạng lãn công, đình công liên tiếp xảy ra.

  • ĐIỀU TRA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở HÀN QUỐC (Phần 2)

    Tóm tắt kết quả điều tra

    Các kết quả của Điều tra Lao động Toàn cầu (Global Workforce Study –GWS) phác họa một bức tranh ảm đạm về lực lượng lao động Hàn Quốc. Người lao động ràng buộc với công việc, giờ làm việc căng thẳng và bị áp lực tại nơi làm việc. Họ không đánh giá cao nhà lãnh đạo và nghĩ rằng, nhà quản lý làm việc không hiệu quả. Gần ¾ người lao động Hàn Quốc không lạc quan về tình hình tài chính khi họ nghỉ hưu. Đa số người lao động tiếp tục công việc của họ vì lợi ích an toàn và ổn định. Điều này cho thấy rằng, người lao động Hàn Quốc không có khả năng duy trì kết nối tích cực với chủ sử dụng lao động, là nhân tố cơ bản để duy trì năng suất phù hợp.





Scroll To Top