KẾ HOẠCH CHÍNH SÁCH KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA HÀN QUỐC TRONG NĂM 2017
Đăng ngày:
1. Bức tranh chung Nền kinh tế Hàn Quốc sẽ phải đối phó với đà phục hồi yếu do bất ổn gia tăng ở cả trong nước lẫn ngoài nước, làm suy giảm nhu cầu trong nước và các vấn đề về cơ cấu. Khả năng là những người dân bình thường sẽ bị ảnh hưởng nếu đà suy yếu của nền kinh tế tiếp tục diễn ra. - Các nhân tố gây bất ổn đến từ bên ngoài đó là: Các đợt tăng lãi suất tiếp theo của Mỹ (dự kiến tăng 3 đợt nữa trong năm 2017), chính sách thương mại của Mỹ thay đổi dưới chính quyền mới, những lo lắng về Brexit và nợ của các doanh nghiệp lớn ở Trung Quốc, vấn đề hạt nhân Triều Tiên; - Các bất ổn từ bên trong nội bộ đó là: Nhu cầu trong nước chậm lại trong bối cảnh tiêu dùng và đầu tư xây dựng suy giảm (thường là những yếu tố bù đắp cho sự trì trệ của xuất khẩu); Những lo lắng về suy giảm thị trường việc làm và thu nhập bấp bênh của tầng lớp dân chúng có thu nhập thấp; Nợ hộ gia đình tăng cao; Những lo lắng về đà tăng trưởng suy yếu do các ngành công nghiệp lớn mất tính cạnh tranh và tỷ lệ sinh tiếp tục ở mức thấp; Bất ổn về chính trị nội bộ sau vụ luận tội Tổng thống. Các chính sách kinh tế năm 2017 của Hàn Quốc là ưu tiên quản lý thành công các rủi ro phát sinh từ những điều không chắc chắn này và đảm bảo rằng tầng lớp lao động làm thuê sẽ không bị ảnh hưởng đồng thời tập trung vào tái cơ cấu để phát triển tiềm năng tăng trưởng và chuẩn bị cho tương lai. 2. Các chính sách kinh tế chủ yếu của Hàn Quốc năm 2017 2.1. Duy trì đà tăng trưởng và quản lý rủi ro thành công Dành hơn 20 nghìn tỷ won chi tiêu để thúc đẩy kinh tế - Chi tiêu tài khóa mở rộng: Hơn 13 nghìn tỷ won chi tiêu sẽ được bơm ra vào quý đầu tiên của năm, lớn nhất từ trước đến nay, để tránh sự suy giảm và hỗ trợ tạo việc làm; - Phân bổ 187 nghìn tỷ won tài trợ chính sách, tăng 8 nghìn tỷ won so với năm 2016, thông qua các tổ chức tài chính nhà nước, 1,25% trong số đó sẽ được chi tiêu trong quý đầu tiên. Phục hồi niềm tin kinh tế và mở rộng đầu tư vào các ngành công nghiệp sinh thái thân thiện và an toàn - Tăng tín dụng thuế doanh nghiệp để đầu tư tạo việc làm: Cung cấp thêm 2 điểm % tín dụng cho việc tạo việc làm trong năm 2017, trong đó sẽ khuyến khích ưu tiên các doanh nghiệp khởi nghiệp các dự án; - Tiến hành rà soát Đạo luật chống tham nhũng trong toàn bộ chính phủ, tập trung vào hiệu suất và hiệu quả; - Tăng cường đầu tư vào các ngành công nghiệp sinh thái thân thiện: Ví dụ, để thúc đẩy xe điện, tăng số lượng trạm sạc xe điện lên 12.900 điểm, 110 nghìn tỷ won giá trị đầu tư, đồng thời giảm thuế 50%. - Khởi động các dự án tái phát triển cảng biển và liên doanh đầu tư 3,7 nghìn tỷ won với khu vực tư nhân trong năm 2017. Đối phó hiệu quả với chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy sự tham gia vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài - Xem xét việc nhập khẩu các nguồn tài nguyên thiên nhiên, chẳng hạn như khí đá phiến, cân bằng thương mại với Mỹ; - Tăng hỗ trợ tài chính khoảng 2,2 nghìn tỷ won để giúp thắng thầu các dự án cơ sở hạ tầng ở nước ngoài; - Cung cấp 1,7 nghìn tỷ won quĩ EDCF để hỗ trợ tham gia vào việc phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quốc gia. Duy trì tính lành mạnh bên ngoài và bảo vệ ổn định thị trường tài chính - Tăng cường các hoạt động IR ở nước ngoài: Giữ IR ở New York vào tháng Giêng được tổ chức bởi DPM; - Hạ lãi suất cho vay đối với các SME từ 2,47% xuống 2,3%, và tăng hỗ trợ tài chính SME lên 6,8 nghìn tỷ won, trong đó có tới 3 nghìn tỷ won bảo lãnh thông qua Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc và Công ty Tài chính Công nghệ Hàn Quốc. Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu bằng cách cung cấp hỗ trợ tài chính và cải tiến thủ tục - Mở rộng chương trình mua và cho thuê lại của KAMCO từ 100 tỷ won lên 500 tỷ won, trong đó KAMCO mua lại các tài sản của các công ty gặp khó khăn về tài chính và cho các công ty này thuê lại tài sản; - Lên kế hoạch giúp các khu vực bị suy giảm lấy lại sức mạnh; - Đẩy mạnh các thủ tục phá sản và xem xét ra mắt một cơ quan giải quyết các công ty bị phá sản. Đối phó thành công với vấn đề nợ hộ gia đình - Kiểm soát nợ hộ gia đình tăng dưới 10%; - Cải thiện chất lượng nợ hộ gia đình, chẳng hạn như bằng cách tăng tỷ lệ mục tiêu của khoản vay với lịch trình khấu hao cho ngân hàng cũng như các khoản vay phi ngân hàng. Linh hoạt quản lý thị trường nhà đất - Ứng phó linh hoạt với thị trường nhà đất quá nóng hoặc nguội lạnh bằng cách thực hiện các biện pháp phù hợp với từng khu vực; - Tăng nguồn cung nhà cho thuê giá rẻ, bao gồm Jeonse, với 50.000 đơn vị, nếu cần thiết, mua các đơn vị nhà ở bán trước tồn kho theo các thỏa thuận mua lại để giúp các chủ đầu tư giảm khó khăn tài chính của họ, hoặc mua các đơn vị nhà ở và cho thuê chúng ở mức giá phải chăng để ổn định thị trường nhà đất. 2.2. Hỗ trợ tầng lớp lao động Tạo công ăn việc làm - Việc làm khu vực tư nhân: Có tổng cộng 17,1 nghìn tỷ won ngân sách tạo việc làm khu vực tư nhân, tăng từ 15,8 nghìn tỷ won trong năm 2016, được thực hiện theo lộ trình ứng trước; - Việc làm khu vực công: Tăng tuyển dụng khoảng 10.000 nhân viên chính phủ và 60.000 nhân viên khu vực công; - Đối với thanh niên: Trong tổng cộng 2,6 nghìn tỷ won (2,15 tỷ USD) ngân sách việc làm thanh niên, một số lượng lớn sẽ được thực hiện trong quý đầu tiên. Tín dụng thuế doanh nghiệp cho việc tao ra các vị trí thông thường sẽ được tăng từ 5 triệu won lên 7 triệu won cho mỗi nhân viên, và từ 2 triệu won lên 3 triệu won cho các tập đoàn lớn; - Đối với phụ nữ: Đẩy mạnh tuyển dụng trở lại những người phụ nữ muốn quay chở lại làm việc cũng như thúc đẩy việc làm với giờ làm việc linh hoạt; - Tăng quyền lợi học nghề từ 1 triệu won (825 USD) mỗi tháng lên 2 triệu won, để ủng hộ những việc làm mất đi do sắp xếp lại và khuyến khích họ tìm được việc làm mới thông qua đào tạo; - Lập kế hoạch để hỗ trợ những người mất việc làm do tái cơ cấu duy trì thu nhập; - Cải thiện đảm bảo thu nhập; - Đẩy mạnh đối xử công bằng với người lao động: Tăng cường giám sát tại nơi làm việc để đảm bảo đối xử công bằng; - Sửa đổi quy định để áp đặt lệnh cấm tuyển dụng người nước ngoài trái phép, nâng trần nợ; - Người tuyển dụng lao động có thể lấy ra nếu khoản tiền này được sử dụng để trả nợ lương; - Xem lại các chương trình phúc lợi hiện nay để tăng cường hỗ trợ cho các gia đình có thu nhập thấp với 1-2 thành viên và các hộ gia đình cao tuổi: Hoàn thành các vòng đầu tiên của kế hoạch an sinh xã hội cơ bản, trong đó bao gồm kế hoạch tăng lợi ích hộ gia đình có thu nhập thấp, rà soát lại các chương trình việc làm cao tuổi để khuyến khích người cao niên có thu nhập thấp làm việc, chẳng hạn như cho điểm thêm cho những người nhận lương hưu xã hội cơ bản; - Tăng thu nhập của tầng lớp lao động bằng cách giảm bớt gánh nặng chi phí sinh hoạt cơ bản và giữ giá nhu yếu phẩm thấp; - Giải quyết vấn đề bất công bằng đối với người lao động tạm thời và các doanh nghiệp nhỏ; - Công bố một gói hỗ trợ việc làm tạm thời trong nửa cuối năm, bao gồm mở rộng tín dụng thuế doanh nghiệp để chuyển công nhân từ các vị trí tạm thời sang các vị trí cố định (từ 2 triệu won đến 5 triệu won cho mỗi trường hợp) đồng thời bao gồm các tiêu chí sửa đổi để đánh giá phân biệt đối xử tại nơi làm việc; - Tránh các hoạt động kinh doanh không lành mạnh, chẳng hạn như giao dịch qua liên kết không công bằng và quan hệ không cân bằng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền; - Bắt buộc phải lập báo cáo các giao dịch nội bộ giữa các chi nhánh ở nước ngoài, cũng như các giao dịch nội bộ cổ phiếu. 2.3. Cải cách cơ cấu và chuẩn bị cho tương lai - Chuẩn bị cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư bằng cách đổi mới cơ sở hạ tầng, công nghệ và các ngành công nghiệp; - Chính phủ thành lập một Ủy ban Chiến lược Cách mạng công nghiệp thứ tư, sẽ hoạt động như một trạm kiểm soát để đối phó với những thay đổi kinh tế và xã hội do cuộc cách mạng thứ tư tạo ra; Ủy ban này sẽ do Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế kiêm Bộ trưởng Kế hoạch và tài chính đứng đầu, với sự tham gia của Bộ trưởng các bộ liên quan và các chuyên gia dân sự. Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành lộ trình nghiên cứu và phát triển các công nghệ chủ chốt trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư như trí tuệ nhân tạo, mạng internet của đồ vật (IoT), dữ liệu lớn, và điện toán đám mây cho tới tháng 4 năm sau, mở rộng hỗ trợ cho các lĩnh vực này. - Đẩy mạnh việc phân tích dữ liệu và sử dụng nó để đạt được một lợi thế cạnh tranh trong cuộc cách mạng thứ tư; - Bãi bỏ các quy định, chẳng hạn như áp dụng "quy định khu vực tự do" để phá vỡ các rào cản đối với sự đổi mới; - Điều chỉnh các chương trình hỗ trợ của chính phủ để tập trung vào các ngành công nghiệp mới, bao gồm các chương trình đầu tư và cho vay của Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc; - Đẩy mạnh cải cách cơ cấu khu vực lao động, khu vực công, khu vực tài chính và giáo dục để hỗ trợ cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư; - Giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh thấp và chuẩn bị cho quá trình lão hóa dân số; - Kiểm tra toàn bộ các dự án tài chính nhằm nâng cao tỷ lệ sinh và phản ánh các kết quả khi lập kế hoạch ngân sách kể từ năm 2018 trở đi; - Xem xét việc mở rộng các hỗ trợ đẻ nhiều con hiện nay từ các gia đình có 3 con hoặc nhiều hơn xuống mức các gia đình có từ 2 con hoặc nhiều hơn; - Ra mắt chương trình giảm thuế hôn nhân: tín dụng thuế thu nhập từ 500.000 won mỗi người; - Chuẩn bị cho quá trình lão hóa dân số: Điều chỉnh tuổi hưu trí nhà nước và tuổi nghỉ hưu và đa dạng hóa các nguồn thu nhập của người cao tuổi. 3. Một vài dự báo cho năm 2017 - Tăng trưởng: tăng trưởng dự kiến đạt 2,6%, tương tự như năm 2016, với mức tăng trưởng danh nghĩa giảm mạnh xuống 3,8%. Dự kiến tỷ lệ tăng trưởng danh nghĩa thấp là do suy giảm về thương mại trong bối cảnh giá dầu phục hồi trở lại, dẫn đến giảm phát GDP thấp (hay còn gọi là lạm phát đình đốn: stagflation). - Việc làm: Tổng cộng có 260.000 việc làm dự kiến sẽ được bổ sung vào nền kinh tế. - Lạm phát: Lạm phát giá tiêu dùng hàng năm được dự báo là 1,6%. - Cán cân tài khoản vãng lai: Thặng dư tài khoản vãng lai dự kiến sẽ giảm xuống 82 tỷ $, do xuất khẩu dự kiến tăng 2,9% và nhập khẩu tăng 7,2%. - Những bất ổn chính trị nội bộ sau vụ luận tội Tổng thống sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Hàn Quốc trong thời gian tới, vì vậy các kế hoạch cho năm 2017 cũng có thể sẽ có sự thay đổi và khó dự báo được một cách chắc chắn và sẽ phụ thuộc nhiều vào chính sách của bộ máy lãnh đạo mới của Hàn Quốc. T.S. Võ Hải Thanh Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc Nguồn: