CÁC ĐIỂM MỐC KINH TẾ QUAN TRỌNG
Đăng ngày:
Năm 1961
Tái thiết sau chiến tranh và về cơ bản hoàn thành giai đoạn đầu của chính sách thay thế nhập khẩu
Năm 1962
Bắt đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất
Năm 1963
Nền kinh tế bước vào giai đoạn cất cánh. Các công ty dựa trên cơ sở công nghiệp hoá hướng cho xuất khẩu và bước vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế cao.
Năm 1965
Bình thường hoá quan hệ kinh tế với Nhật Bản đã tạo đà cho sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thông qua mở rộng quy mô thị trường, thu hút kỹ thuật nước ngoài, thúc đẩy đổi mới và tinh thần doanh nghiệp.
Năm 1970
Hàn Quốc trở thành nước mới công nghiệp hoá(NICs). Có thể nói, Hàn Quốc đã hoàn thành một nửa giai đoạn công nghiệp hoá vào năm 197 0
Năm 1971
Chính sách phát triển giai đoạn đầu(1963-1971)kết thúc, được coi là một chính sách thúc đẩy sản phẩm chế tạo xuất khẩu.
Năm 1972
Chính sách phát triển giai đoạn hai(1972-1975): Giai đoạn của công nghiệp nặng và công nghiệp hoá học
Năm 1977
Nền kinh tế quốc gia chuyển từ dư thừa lao động sang thiếu hụt lao động.Sự thiếu hụt lao động bắt đầu ở khu vực nông thôn vào khoảng năm 1975.Thiếu hụt lao động trên quy mô toàn quốc xảy ra vào khoảng năm 1977
Năm 1980
Bắt đầu chính sách phát triển giai đoạn ba(1980-1986), tập trung chủ yếu cho sự ổn định vĩ mô hơn là mở rộng công nghiệp
Năm 1983
Như đã chỉ ra trong Kế hoạch năm năm lần thứ năm có sửa đổi, từ năm 1984 -1986, chính sách kinh tế chuyển từ ưu tiên tăng trưởng sang tăng trưởng ổn định
Năm 1986
Nến kinh tế đồng thời đạt ba mục tiêu kinh tế là tăng trưởng cao (12,3%), giá cả ổn định (giá bán buôn giảm -2,2%), và thặng dư cán cân thanh toán tịnh (thặng dư tài khoản hiện có là 4,2 tỷ đôla Mỹ). Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia cũng tăng lên 33,6%, lần đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc vượt tỷ lệ đầu tư(29,5%). Nền kinh tế bước vào giai đoạn tự cung tự cấp.
Năm 1987
Chính sách phát triển kinh tế giai đoạn thứ tư, bắt đầu dân chủ hoá,tư nhân hoá và tự do hoá bắt đầu.
Năm 1988
Nhờ vào Thế vận hội Seoul năm1988, bắt đầu một kỷ nguyên mới trong đời sống kinh tế của Hàn Quốc. Số lượng xe ô tô tư nhân tăng lên nhanh chóng, tăng từ 1 triệu chiếc lên 8 triệu chiếc trong thời gian từ 1988 đến 1995. Chính phủ dự định xây dựng 4 thành phố mới gần Seoul và 2 triệu căn hộ, điều này đã làm tăng số người sở hữu nhà lên một cách nhanh chóng.
Năm 1995
Thu nhập đầu người vượt qua mức 10.000 đôla Mỹ và xuất khẩu vượt mức 100 tỷ đôla Mỹ. Hàn Quốc trở thành nước lớn thứ 5 về sản xuất ô tô, nước lớn thứ 2 về đóng tàu trên thế giới và là nhà sản xuất hàng đầu về chất bán dẫn. Khoảng 78% người Hàn Quốc sống ở khu vực đô thị (với quy mô hơn 50.000 dân). Hàn Quốc giống như một nước công nghiệp hơn là nước đang phát triển. Hàn Quốc cũng đã lấy lại được sức mạnh từ ‘những vấn đề do kém phát triển”
Năm 1997, 1998
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á 1997 đã ảnh hưởng tới Hàn Quốc. Đồng won mất giá, tốc độ tăng trưởng giảm sút, GDP/người giảm sút…. Nhiều người Hàn Quốc mất lòng tin vào chính sách phát triển kinh tế của chính phủ. Đây là năm mở đầu cho một thời kỳ phát triển trì trệ ở Hàn Quốc.
Năm 2000
Cuộc cải tổ cơ cấu kinh tế mà mục tiêu chính là tái cơ cấu các tập đoàn lớn “Chabol”, đồng thời chính sách tiền tệ mới với sự tư vấn của Quỹ tiền tệ quốc tế được thực thi và bắt đầu có hiệu quả tại Hàn Quốc.
Năm 2004
Nền kinh tế trở lại đà tăng trưởng nhanh. Chứng tỏ chương trình cải tổ cơ cấu kinh tế và chính sách tiền tệ mới của chính phủ đã thành công. GDP/người/năm đạt xấp xỉ 14.000 US$
Văn Hòa, CKS
Nguồn: Các tài liệu lưu tại TVTTNCHQ