Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


VẬN DỤNG HAI MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở HÀN QUỐC THỜI KỲ NHỮNG NĂM 1960 - 1980

Đăng ngày:

Mô hình này trái ngược lại với trường hợp của Nhật Bản và Đài Loan. Những dao động ở Hàn Quốc trong những năm 50 chưa phải là mạnh nhất, một phần do dao động hàng năm trong nền kinh tế nông nghiệp rộng lớn này chỉ phản ánh sự biến động về sản lượng của các vụ mùa, do những điều kiện như thời tiết chi phối. Một số nước, lĩnh vực nông nghiệp dao động rất mạnh, nhưng ở Hàn Quốc,sự dao động như vậy có vẻ không nhiều bởi Hàn Quốc có khí hậu ổn định và hệ thống thuỷ lợi tốt. Cùng với sự giảm tương đối tỷ trọng nông nghiệp và sự gia tăng tương đối của ngành chế tạo, dịch vụ trong GNP thì bản chất của sự dao động đã thay đổi và có xu hướng trở nên lớn hơn,khó dự đoán hơn.

Khi quy mô của nền kinh tế Hàn Quốc còn nhỏ, nó dễ bị tác động bởi những cú sốc bên trong và bên ngoài. Thậm chí, những dự án xây dựng lớn như đường cao tốc Seoul-Pusan, Nhà máy gang thép Pohang và tổ hợp hoá dầu Ulsan có thể làm chao đảo toàn bộ nền kinh tế vào đầu những năm 1970.

Nhóm nghiên cứu dự báo về kinh tế Hàn Quốc thuộc Viện nghiên cứu phát triển Hàn Quốc đã đưa ra 9 chu kỳ kinh tế mà Hàn Quốc đã trải qua trong khoảng thời gian từ năm 1953, năm mà số liệu về thu nhập quốc dân lần đầu tiên được chuẩn bị ở Hàn Quốc, đến năm 1993. Những chu kỳ này được đo từ đáy đến đáy, tức là giữa các điểm thấp nhất của mỗi chu kỳ. Và những chu kỳ này sẽ được trình bày trong một công trình nghiên cứu khác.

Ở Hàn Quốc, điểm thấp nhất của mỗi chu kỳ kinh doanh thường đến vào tháng 3 hoặc tháng 6, điểm đáy của chu kỳ sản xuất nông nghiệp. Trước khi Hàn Quốc phát triển nền nông nghiệp, thời kỳ thiếu lương thực và thậm chí là chết đói, được biết tới như là “thời kỳ lúa mạch đang luống” cũng đến vào thời điểm này (từ này dùng để chỉ sự đấu tranh khó nhọc để sống sót giữa khoảng thời gian khi gạo của vụ mùa năm trước đã hết và lúa mỳ gieo vào mùa đông sắp đến mùa thu hoạch vào cuối mùa xuân). Tuy nhiên cùng với sự giảm liên tục tỷ trọng nông nghiệp trong GNP nên điểm đáy của chu kỳ kinh doanh của Hàn Quốc được xem như “không có thời vụ”, tức là điểm đáy đó có thể xảy ra vào bất kỳ tháng nào.

2.Tăng trưởng và lạm phát

Đâu cũng là mô hình mang tính đặc trưng của Hàn Quốc. Như chúng ta biết, từ đầu những năm 1960 đến năm 1981, Hàn Quốc có tỷ lệ lạm phát cao nhất trong các nước NICs Đông Á.

Triết lý cơ bản của Tổng thống Park Chung Hee là” ưu tiên xuất khẩu “hay xây dựng đất nước thông qua thúc đẩy xuất khẩu”. Theo quan điểm đó của Tổng thống Park thì việc đặt ra mục tiêu xuất khẩu với những tham vọng cao và sau đó vượt những mục tiêu đó được xem như là thước đo về sự thành công của các nhà kinh doanh và viên chức Nhà nước trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Dưới chính quyền của Tổng thống Park, các công ty lớn của Hàn Quốc đã được Bộ Thương mại và công nghiệp ấn định “mục tiêu xuất khẩu”, Bộ này duy trì “một phòng nắm tình hình xuất khẩu để hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động xuất khẩu của các công ty. Mục tiêu xuất khẩu được các công ty coi như là “những đơn đặt hàng ‘thực sự hay là “nhiệm vụ “được chỉ định. Nếu họ thành công trong việc thực hiện các mục tiêu xuất khẩu của họ thì họ sẽ được nhiều quyền lợi dành cho nhà xuất khẩu, bao gồm các khoản tín dụng và cho vay ưu đãi, hỗ trợ của chính quyền,thuế và các khoản lợi khác. Như vậy, các nhà xuất khẩu Hàn Quốc xem việc họ hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xuất khẩu, mà thông thường những mục tiêu này được xác định cùng với chính phủ, như là nguyên tắc cơ bản trong chiến lược kinh doanh của họ.

Hình thức thúc đẩy xuất khẩu tích cực và chính sách tăng trưởng này đòi hỏi nền kinh tế vận hành vượt xa khả năng thông thường dẫn đến sự mở rộng mang tính chất “ép buộc”về đầu tư và sản lượng. Những kế hoạch đầu tư với tham vọng lớn đã dẫn tới các khoản tài chính mang tính lạm phát của đầu tư. Nhu cầu đầu tư quá mức được tạo ra theo kiểu chính sách này cung cấp một trong những mối liên hệ giữa chiến lược tăng trưởng xuất khẩu mang tính ép buộc và lạm phát cao kéo dài cho đến năm 1982.

Hậu quả tiêu cực của lạm phát là đáng kể. Thứ nhất, có thể khằng định rằng lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến công bằng xã hội thông qua sự phân phối lại của cải giữa những người cho vay và những người đi vay. Nhiều người Hàn Quốc có xu hướng cho rằng người cho vay (đặc biệt là người tiết kiệm nhỏ) là những công dân bình thường, trong khi đó người đi vay (chủ yếu là nhà kinh doanh lớn) có xu hướng là những nhà đầu cơ giàu có. Những vụ scandal chính trị xảy ra thường xuyên có liên quan đến các khoản nợ của ngân hàng lớn đã khiến người dân Hàn Quốc tin tưởng rằng họ là những người chịu mất mát, còn các nhà kinh doanh lớn là những người hưởng lợi.

Thứ hai, tỷ lệ lạm phát cao thường xuyên vượt quá lãi suất ngân hàng do chính phủ quy định dẫn đến lãi suất thực tế âm. Điều này làm cho người Hàn Quốc mất lòng tin vào sự tín nhiệm của ngân hàng và hơn nữa là vào bản thân chính phủ.

Thứ ba, mặc dù những dự báo đã chỉ ra rằng luồng vốn rời khỏi Hàn Quốc không phải là vấn đề quan trọng,nhưng nhiều người Hàn Quốc đã chuyển tiết kiệm từ các tổ chức tài chính sang bất động sản. Đây là một trong những nguyên nhân giải thích tại sao tỷ lệ tiết kiệm ở Hàn Quốc lại khá thấp cho đến gần đây. Hơn nữa, sự can thiệp của chính phủ vào kinh doanh nhằm thúc đẩy xuất khẩu đã trở thành gánh nặng và làm cho lãi suất ngân hàng thực tế âm. Các công ty kinh doanh cũng cất giấu tiền của họ trong các bất động sản, và làm mọi cách để chuyển các khoản tiết kiệm “tránh xa” các tổ chức tài chính .

Thứ tư, lạm phát cao đã góp phần mở rộng thị trường tín dụng phi tổ chức, hay ‘thị trường chứng khoán đen”, mà ở khía cạnh nào đó đã đóng vai trò chính trong việc huy động và phân phối quỹ vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán phi tổ chức đóng vai trò quan trọng, nó hoạt động như cái “van an toàn” cho một thị trường có tổ chức, cũng như cho những khoản nợ nhỏ giữa bạn bè, họ hàng và các nhà thầu nhỏ. Nhưng trong trường hợp Hàn Quốc, thị trường chứng khoán không chính thức này đã tăng trưởng quá lớn và bất quy tắc, nó có quy mô bằng một nửa quy mô của một nửa quy mô của thị trường tín dụng có tổ chức vào những năm 60 và duy trì vai trò quan trọng cho tới cuối những năm 80.

Sự ổn định về giá cả cuối cùng cũng đạt được ở Hàn Quốc từ năm 1982. Lạm phát giảm từ hơn 20%/năm vào giữa những năm 70 còn 4,1% vào năm 1985 và còn khoảng 2,7%vào năm 1986. Sự kiểm soát lạm phát vào những năm 1980 là do cả hai yếu tố trong nước và ngoài nước.Một vài yếu tố dường như đóng vai trò quan trọng. Thứ nhất, chi phí nhập khẩu giảm do ‘ba nhân tố thấp”, đó là năng lượng và giá nguyên, vật liệu thô giảm,sự phá giá của đồng đôla Mỹ và lãi suất thấp. Thứ hai, những nỗ lực mang tính hệ thống của Chính phủ nhằm giảm khả năng lạm phát bắt đầu có được niềm tin của nhân dân, cũng như Chính phủ đã chính thức công bố dự định chuyển mục tiêu phát triển từ tăng trưởng sang ổn định.

Có thể nói rằng, trong suốt gần ba thập kỷ kể từ những năm 1960, Hàn Quốc đã áp dụng tương đối thành công hai mô hình tăng trưởng kinh tế kể trên. Điều này đã tạo cơ sở cho Hàn Quốc chuyển từ mô hình thay thế nhập khẩu sang mô hình tăng trưởng dựa trên xuất khẩu trong thời kỳ sau đó.

Nhật Minh, CKS

Nguồn: Các tư liệu lưu tại TVTTNCHQ

Scroll To Top