Lịch sử
VẤN ĐỀ LỊCH SỬ NHẬT – TRUNG – HÀN NGÀY CÀNG ĐƯỢC CHÍNH TRỊ HÓA
Hàn Quốc: Quan điểm của Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye về “Nhận thức đúng đắn lịch sử”
Theo tin tức của truyền thông Hàn Quốc, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye trong cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ B. Obama đã phát biểu: “Để khu vực Đông Bắc Á thực sự hòa bình, Nhật Bản cần phải có nhận thức sâu sắc về lịch sử”. Đồng thời, tại phiên họp chung của cả Thượng viện và Hạ viện thuộc Quốc hội Mỹ, Tổng thống Park đã có bài phát biểu, trong đó chỉ ra: “Sự phụ thuộc giữa các nền kinh tế Đông Bắc Á không ngừng được nâng cao, nhưng sự đối lập trong vấn đề lịch sử lại ngày càng gia tăng. Nếu thiếu nhận thức sâu sắc về lịch sử thì sẽ không có tương lai”.
[1] Shiraishi Takashi là Hiệu trưởng Đại học học viện nghiên cứu chính sách, Tổng biên tập của trang điện tử Nippon.com, là Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế Châu Á thuộc tổ chức phát triển ngoại thương Nhật Bản (JETRO). Ông sinh năm 1950. Năm 1974, ông bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế thuộc Đại học Tokyo. Năm 1977, Takashi hoàn thành luận án tiến sĩ tại Đại học Cornell (Mỹ). Takashi đã từng đảm nhiệm vị trí Giảng viên chuyên ngành nghiên cứu Châu Á thuộc khoa Lịch sử của Đại học Cornell, Giảng viên trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á của Đại học Kyoto. Từ năm 2005, ông đảm nhiệm vị trí giảng dạy tại Đại học học viện nghiên cứu chính sách. Từ tháng 1/2009 đến tháng 1/2013, Takashi là thành viên hội nghị khoa học kỹ thuật tổng hợp của nội các chính phủ. Một số tác phẩm tiêu biểu của Takashi: “Cường quốc biển – Suy nghĩ về trường hợp của Châu Á” (năm 2000), “Cường quốc và những hạn chế: Mỹ - Đông Á – Nhật Bản” (năm 2004)…
CHÂN DUNG BA VỊ NỮ VƯƠNG CỦA HÀN QUỐC TRONG LỊCH SỬ (Phần 2)
2. JIN DEOK YEO WANG (CHÂN ĐỨC NỮ VƯƠNG)
Chân Đức vương (?-654), là vị vua thứ 28 của Tân La và là vị nữ vương thứ 2, sau Thiện Đức vương, họ Kim, tên là Seung Man (Thắng Mạn). Bà là con gái của Kuk Ban Kil Mun Wang (Quốc Phạn Cát Văn vương), em trai Chân Bình vương và phu nhân Wol Myoung (Nguyệt Minh). Bà lên ngôi năm 647, sau khi Thiện Đức vương qua đời trong lúc dẹp loạn Bi Dam (Bì Đàm).
CHÂN DUNG BA VỊ NỮ VƯƠNG CỦA HÀN QUỐC TRONG LỊCH SỬ (Phần 1)
Ngày 25/2/2013 vừa qua, bà Park Geun -hye đã đọc lời tuyên thệ nhậm chức trước toàn thể nhân dân Hàn Quốc và chính thức trở thành tổng thống thứ 18 của Hàn Quốc. Báo chí hết lời ca ngợi, bà không chỉ là nữ tổng thống đầu tiên mà còn là một nữ nguyên thủ quốc gia đầu tiên của một quốc gia trong khu vực Đông Bắc Á.
KHÁI QUÁT THỜI KỲ BA VƯƠNG QUỐC
Khoảng thế kỷ II TCN, WiMan (Vệ Mãn) mở rộng thế lực ở phía Tây, lật đổ thế lực cũ và lập ra triều đại mới là WiManJoseon. Sau khi WiMan dựng triều đại mới thì hàng loạt các tiểu vương quốc thuộc vùng Manju và phía Nam bán đảo được dựng nên như Buyeo, Goguryeo, Okjeo, Dongye, SamHan.
CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ SỰ PHÂN CHIA BÁN ĐẢO HÀN THỜI CẬN HIỆN ĐẠI
1. Các phong trào yêu nước
Trước khi Nhật Bản chính thức đặt ách cai trị trên bán đảo Hàn thì đã có hàng loạt phong trào yêu nước phản đối sự can thiệp của đế quốc nước ngoài như Nga, Pháp, Mỹ, đặc biệt, sự phản đối Nhật Bản diễn ra quyết liệt nhất.
SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN BÁN ĐẢO HÀN
1. Go Chosun (Triều Tiên cổ) – quốc gia cổ đại đầu tiên trên bán đảo Hàn
Go Chosun (Triều Tiên cổ) là quốc gia cổ đại đầu tiên của dân tộc Hàn, được hình thành dựa trên nền tảng văn hóa thời kỳ đồ đồng. Triều Tiên cổ trải qua những thay đổi về mặt chính trị và văn hóa từ Dangun Chosun (Đàn Quân Triều Tiên) đến Kija Chosun (Cơ Tử Triều Tiên) và cuối cùng là Wiman Chosun (Vệ Mãn Triều Tiên).
SEON DEOK YEO WANG (THIỆN ĐỨC NỮ VƯƠNG) VÀ BA ĐIỀU TIÊN ĐOÁN
Deok Man (Đức Mạn, ? ~ 08/01/647 âm lịch) đời thứ 27 có tên thụy là Seon Deok Yeo Dae Wang (Thiện Đức Nữ Đại Vương), họ Kim, con gái của Chân Bình Vương. Bà lên ngôi vào năm Nhâm Thìn, năm thứ 6 niên hiệu Trinh Quán (tức năm 632), trị vì đất nước trong 16 năm.
Bà chính là vị nữ vương đầu tiên trong lịch sử Hàn Quốc. Lúc sinh thời, bà đã tiên đoán được ba việc.
ĐIỂM GẶP GỠ THÚ VỊ GIỮA TRẦN BÌNH TRỌNG VÀ PARK JE SANG
Những ai thích thú tìm hiểu lịch sử của Việt Nam và Hàn Quốc sẽ dễ dàng nhận ra nét tương đồng thú vị trong những câu chuyện kể về cuộc đời của Park Je Sang (363 - 418) - một trung thần nổi tiếng thời Shilla (Hàn Quốc) và Trần Bình Trọng (1259 - 1285) - một danh tướng thời Trần (Việt Nam). Qua những câu chuyện này, ta có thể phần nào thấy được những nét tương đồng trong lịch sử, văn hóa giữa hai dân tộc Việt - Hàn nói chung và những nét tương đồng về mặt tâm tư, tình cảm của người dân hai nước nói riêng.
CÁC ĐIỀM BÁO VỀ SỰ DIỆT VONG CỦA VƯƠNG QUỐC BAEK JE (BÁCH TẾ)
Chúng ta có thể tìm thấy các lời tiên tri cũng như điềm báo về sự kết thúc của thế giới trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại và Hàn Quốc cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Một trong những ví dụ điển hình cho nhận định đó là sự diệt vong của vương quốc Bách Tế (năm 18 TCN- năm 660).
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ DIỆT VONG CỦA NƯỚC GOJOSUN (TRIỀU TIÊN CỔ)
Nước Gojosun (Triều Tiên cổ) trải qua những thay đổi về mặt chính trị từ Dangun Chosun đến Kija Chosun và cuối cùng là Wiman Chosun. Cùng với sự thay đổi về mặt chính trị là sự thay đổi về mặt văn hóa từ thời kỳ đồ đồng sang thời kỳ đồ sắt. Do thiếu các sử liệu nên muốn xác định lãnh thổ Triều Tiên cổ, ta cần phải sử dụng các tư liệu khảo cổ học, bao gồm những di vật, di tích tiêu biểu cho văn hóa thời kỳ đồ đồng của Triều Tiên cổ, như: kiếm đồng hình đàn tỳ bà, đồ gốm vùng Misongri, các ngôi mộ đá... Trong đó, đặc trưng nhất là cây kiếm có lưỡi và cán được đúc theo hình đàn tỳ bà. Loại kiếm này bắt nguồn từ bán đảo Hàn, sau đó, xuất hiện chủ yếu ở Yodong (Liêu Đông) và Yoseo (Liêu Tây). Khu vực phân bố của kiếm đồng hình đàn tỳ bà và các ngôi mộ đá giúp chúng ta phần nào ước đoán được phạm vi thế lực của Triều Tiên cổ.