Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Văn hoá


  • ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI VĂN HÓA GIA ĐÌNH HÀN QUỐC HIỆN ĐẠI (Phần 2)

    Tết Nguyên đán thực chất mới là ngày lễ lớn nhất trong năm. Vào dịp Tết Nguyên đán, do thời tiết ở Hàn Quốc rất lạnh, thường là dưới 0oC nên quang cảnh xã hội không được nhộn nhịp, sôi động như Tết Trung thu, nhưng về mặt tín ngưỡng, tâm linh, thể hiện lòng hiếu thảo đối với tổ tiên và trực tiếp đối với người còn sống là ông bà, cha mẹ thì sâu sắc hơn cả.

  • Ý NGHĨA CỦA HÀN LƯU ĐỐI VỚI XÃ HỘI VIỆT NAM (Phần 2)

    Trước khi có làn sóng văn hóa Hàn Quốc, người Việt Nam không tường tận về văn hóa Hàn, đất nước và con người Hàn Quốc. Nhờ có làn sóng văn hóa Hàn Quốc, người Việt Nam đã biết rõ hơn về văn hóa Hàn Quốc qua các bộ phim như Nàng Dea Jang Geum, Truyền thuyết Jumong, Thần y Huh Joon.. Người Việt Nam đã biết rằng, Hàn Quốc là một đất nước cũng có những nét văn hóa tương đồng với Việt Nam.

  • ĐÔI NÉT VỀ HỌC TẬP CHỮ HÁN VÀ VĂN HỌC CHỮ HÁN THỜI CHOSEON (1392-1910) (Phần 2)

    4. Thơ chữ Hán và phong cách thơ chữ Hán ChoSeon

    Thơ chữ Hán thời kỳ đầu ChoSeon lưu hành rộng rãi thể thơ Tống. Nho sĩ đương thời thường học tập theo phong cách Tô Đông Pha (người đời Tống Trung Quốc). Tuy nhiên, phong cách thơ Tống chỉ kéo dài không quá 30 năm rồi mất đi và các nhà thơ lại chỉ nói tới phong cách thơ Đường.

  • ĐÔI NÉT VỀ HỌC TẬP CHỮ HÁN VÀ VĂN HỌC CHỮ HÁN THỜI CHOSEON (1392-1910) (Phần 1)

    1. Chế độ học tập chữ Hán và khoa cử đi vào nề nếp, Nho học độc tôn

    Đến cuối thế kỷ XIV, năm 392, triều đại Koryeo bị diệt vong, YiSeong-gye  (Lý Thành Quế) lập triều đại mới, lấy lại tên của Cổ ChoSeon, đặt quốc hiệu là ChoSeon (Triều Tiên) với ý nghĩa Buổi sớm thanh bình. Ông cũng quyết định dời đô về Hanseong (Hán thành), tức Seoul ngày nay.

  • VÀI NÉT VỀ KHOA CỬ VÀ VĂN HỌC CHỮ HÁN THỜI KORYEO

    1. Chế độ khoa cử mang tới sự thay đổi và chấn hưng học tập chữ Hán

    Chế độ khoa cử của Koryeo được bắt đầu vào năm thứ 9 đời vua Gwangjong (năm 958) nhằm đào tạo nhân tài mới làm việc cho chính quyền trung ương, hơn nữa, nhà vua muốn xây dựng vương quyền vững mạnh hơn hẳn các thế lực hào trưởng địa phương[1]. Chế độ khoa cử bình đẳng, không phân biệt đẳng cấp, thân phận sang hèn, địa phương là nhân tố mang tính quyết định thúc đẩy việc học tập chữ Hán, thúc đẩy nền văn học chữ Hán Koryeo phát triển. Ở thời kỳ đầu, hình thức thi cử là thi chế thuật (thi khả năng viết thơ văn) và thi minh kinh (thi sự hiểu biết về các sách kinh điển Nho gia), tiếp theo còn thi kiểm tra một số kỹ năng khác nhằm tuyển chọn quan lại theo các công việc. Thi chế thuật được coi trọng nhất, thi thơ, phú và văn sách, chia thành 3 cấp giáp, ất, bính khoa. Người đỗ đầu giáp khoa gọi là Trạng nguyên. Hình thức thi cử này đã tích cực thúc đẩy và nâng cao năng lực sáng tác thơ văn của nho sĩ.



    [1] Vào đầu thời Koryeo, các thế lực hào trưởng địa phương rất lớn mạnh. Vua Koryeo tìm mọi cách kết giao với các thế lực này, thậm chí, nhà vua còn cưới 20 cô gái là con hào trưởng làm vợ để kết tình giao hảo với họ.

  • HÀN LƯU VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM (Phần 2)

    Trào lưu yêu thích các sản phẩm văn hóa Hàn lưu của giới trẻ là không thể phủ nhận. Thế nhưng, tại sao giới trẻ lại thích K –pop, thích điện ảnh, thích món ăn và hàng hóa made in Korea mà không thích sản phẩm của nền văn hóa khác? Âm nhạc Việt Nam đương đại chính thống dường như bị dòng nhạc thị trường trong nước lấn át. Những sản phẩm của dòng nhạc thị trường là sản phẩm của sự đạo nhạc, của những sáng tác na ná theo kiểu nhạc Hồng Kông, Đài Loan

  • PARK JI – WON (PHÁC CHỈ NGUYÊN): CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP (Phần 2)

    2. Phác Chỉ Nguyên- Người đầu tiên đề xuất phong cách Chosun

    Thế kỷ XVIII ở Chosun chủ yếu dưới sự trị vì lâu dài của hai triều vua Yongjo (Anh Tổ: 1724 – 1776) và Jeongjo (Chính Tổ: 1776 – 1800), được coi là ổn định về mặt chính trị. Nhưng, thế kỷ này có nhiều biến động về mặt lịch sử tư tưởng, lịch sử văn hóa, văn học Chosun. Thực học trỗi dậy đã tác động mạnh về tư tưởng đối với mọi giai tầng trong xã hội, đặc biệt là tầng lớp thị dân đang phát triển mở rộng.

  • HÀN LƯU VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM (Phần 1)

    Xã hội Việt Nam từ sau năm 1986 đã có sự biến đổi mạnh mẽ. Người dân đã chuyển từ nhu cầu ăn no mặc ấm sang nhu cầu ăn ngon mặc đẹp. Thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều loại hàng hóa và rất đa dạng về chủng loại, từ hàng hóa của các nước Châu Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Nhật Bản cho đến hàng hóa của các nước phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp. Tuy nhiên, nhìn từ văn hóa tiêu dùng của giới trẻ, sau khi Hàn lưu tràn vào Việt Nam, hàng hóa Made in Korea có phần chiếm ưu thế. Một phần là do sự ảnh hưởng của văn hóa Hàn lưu, một phần là do hàng hóa của Hàn Quốc rẻ hơn đôi chút so với các nước trên mà chất lượng cũng ngang bằng.





Scroll To Top