Văn hoá
HANGEUL FESTIVAL 2016 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chữ Hàn (Hangeul) được sáng chế vào năm 1443 bởi Đại đế Sejong cùng sự hỗ trợ của các học giả thời Joseon. Năm 1446, Hanggeul chính thức được ban hành, đánh dấu thời kỳ người Hàn có thể ghi lại tiếng mẹ đẻ bằng chữ viết của chính dân tộc mình, thoát khỏi sự lệ thuộc vào chữ Hán. Kể từ đó, Hangeul đã trở thành phương tiện giao tiếp, giữ gìn, truyền bá văn hóa Korea. Ngày nay, khi tiếng Hàn đã trở thành một trong 20 ngôn ngữ có nhiều người sử dụng trên phạm vi quốc tế, Hangeul đóng vai trò đưa Korea đến với thế giới, thế giới đến với Korea. Hàn Quốc đã chọn ngày 9 tháng 10 hàng năm làm ngày kỷ niệm phát minh vĩ đại của Đại đế Sejong, tôn vinh di sản văn hóa của dân tộc. Hangeul Festival đã và đang được tổ chức ở Hàn Quốc và nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, Hangeul Festival lần đầu tiên được tổ chức năm 2010.
GO JOSEON (TRIỀU TIÊN CỔ), CHOSEON WANG KEOM (TRIỀU TIÊN VƯƠNG KIỆM) VÀ TRUYỀN THUYẾT DỰNG NƯỚC TRÊN BÁN ĐẢO HÀN
Sách Ngụy thư[1] ghi rằng:
“2000 năm trước có Dan Gun Wang Keom (Đàn Quân Vương Kiệm), lập đô ở A Sa Dal (A Tư Đạt) sách Kinh[2] nói rằng, núi Vô Diệp cũng gọi là Beak Ak (Bạch Nhạc), tại đất Bạch Châu. Có người nói rằng, tại phía Đông của Ke Seong (Khai Thành), nay là Beak Ak Goong (cung Bạch Nhạc), đặt tên nước là Choseon (Triều Tiên), cùng thời với vua Cao Nghiêu (Trung Quốc).
HÀN LƯU - SỨC MẠNH CỦA VĂN HÓA HÀN QUỐC
Năm 2002, bộ phim truyền hình Bản tình ca mùa đông được xuất khẩu sang Đài Loan, tiếp đến là Hồng Kông, Singapore rồi Nhật Bản, tạo nên một “cơn sốt” phim truyền hình Hàn Quốc trên toàn châu Á. Đặc biệt, tháng 4 năm 2004 tại Nhật Bản, bộ phim đã lên sóng vào giờ vàng và luôn đạt tỷ lệ người xem bình quân lên tới 14%, riêng tỷ lệ người xem tập cuối của bộ phim đã đạt kỷ lục khi vượt quá 20%[1]. Theo kết quả phân tích của Viện Nghiên cứu kinh tế Dainichi Life Nhật Bản, hiệu ứng kinh tế mà diễn viên Bae Young Joon mang lại cho Hàn Quốc tại Nhật Bản là 230 tỷ Yên.
[1]“Làn sóng Hàn Quốc vượt ra khỏi phạm vi châu Á”, http://world.kbs.co.kr/vietnamese/archive/program/program_kpanorama.htm?no=10046042¤t_page=2
THƠ VÀ CA TRONG TRUYỆN XUÂN HƯƠNG: BẠCH PHÁT CA, XUÂN HƯƠNG CA
Tiếp theo bài Nông phu ca, quan Ngự sử Lý Mộng Long lại được nghe các bác nông dân đang cày trên cánh đồng huyện Namwon hát thêm bài Bạch phát ca nghĩa là bài ca tóc bạc, nói về ảnh hưởng của thời gian đối với tuổi trẻ và sắc đẹp. Bài ca như sau:
THƠ VÀ CA TRONG TRUYỆN XUÂN HƯƠNG: NÔNG PHU CA
Từ sau khi gặp Xuân Hương, Lý Mộng Long ngày ngày sống trong hạnh phúc của tình yêu đối lứa. Song đắng cay bắt đầu kéo đến. Cha chàng Lý được bổ nhiệm chức quan cao ở trong triều đình nên gia đình phải chuyển về kinh thành. Chàng đau xót vì phải chia tay người yêu và chia sẻ tâm tư với mẹ nhưng bị quở trách nặng nề. Mẹ chàng viện lý do là con nhà quý tộc nên không thể chấp nhận con gái của kỹ nữ. Trong niềm đau khổ tột cùng, chàng đến nhà Xuân Hương nói rõ sự tình và thề ước sẽ thi đỗ rồi quay lại tìm nàng. Xuân Hương và mẹ nàng hết sức tuyệt vọng trước sự chia ly và sự trớ trêu của thân phận. Chàng Lý dứt áo ra đi, tình yêu vẫn sâu nặng trong lòng và lời thề hẹn trở lại với ChunHyang vẫn vững như non cao. Ngày tháng trôi qua, chàng quyết chí học hành thi cử để ra làm quan.
THƠ VÀ CA TRONG TRUYỆN XUÂN HƯƠNG
Truyện Xuân Hương có nguồn gốc ban đầu là Xuân Hương ca, thuộc loại hình tác phẩm hát kể Pansori truyền thống của Hàn Quốc. Theo thời gian, Xuân Hương ca được người Hàn Quốc đón nhận và thêm bớt thì dần phát triển thành tiểu thuyết, gọi là Xuân Hương truyện, thuộc thể loại tiểu thuyết ái tình[1].
[1] Lý Xuân Chung (2013), Truyện nàng Xuân Hương và tiểu thuyết ái tình Hàn Quốc, http://cks.inas.gov.vn/index.php?newsid=334.
SỰ THAY ĐỔI TRONG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY (PHẦN 3)
Sự thay đổi trong văn hóa mặc: biến đổi chiều dài của chiếc váy
Tôi không biết các bạn nhìn gì khi xem nhóm nhạc nữ biểu diễn trên truyền hình nhưng những chiếc váy mà họ mặc quả thực là rất ngắn. Xem biểu diễn nhạc là phải nghe bài hát do ca sĩ đó thể hiện, thế nhưng, khán giả lại thích ngắm những đôi chân của họ hơn. Hơn nữa, sự thay đổi chiều dài của chiếc váy cũng là một câu chuyện kể dài vô tận.
HÀN LƯU Ở TRUNG QUỐC
Vào năm 1992, Hàn Quốc và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Kể từ đó trở đi, làn sóng văn hóa Hàn Quốc bắt đầu dấy lên ở Trung Quốc, chủ yếu là lĩnh vực phim truyền hình.
.Năm 1997, bộ phim Tình yêu là gì của Hàn Quốc được phát sóng trên Truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV với tư cách là phim truyền hình Hàn Quốc. Sau khi được trình chiếu, dư luận Trung Quốc sôi nổi bàn luận về những nét đặc sắc của bộ phim cũng như nghệ thuật làm phim của điện ảnh Hàn Quốc. Bộ phim thu hút được nhiều sự yêu mến của người dân với tỷ lệ người xem cao thứ hai trong lịch sử truyền hình Trung Quốc.
SỰ THAY ĐỔI TRONG VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY (PHẦN 2)
Sự thay đổi trong văn hóa uống rượu
“Sunari” 14 độ là loại rượu đang được ưa chuộng tại Hàn Quốc bởi vị ngọt của nó. Hồi học đại học, tôi đã uống rượu soju 28 độ và đến giờ nồng độ rượu đã giảm xuống một nửa. Có câu: “Rượu là món quà quý nhất mà ác quỷ tặng cho con người”. Rượu là thứ uống vào là bị say nhưng sao con người ta lại thích uống? Tôi thật sự khó hiểu! Từ thời Shilla, người ta đã chơi trò Khúc thủy lưu xương[1] tại Poseokjang (Bảo thạch đình). Cảnh tiệc rượu bồng lai được miêu tả một cách tuyệt diệu, hòa trộn giữa phong cảnh và phong tục trong bức họa Mãn nguyệt đài khế hội đồ của danh họa Kim Hong Do thời vua Yeongjo (Anh Tổ) nhà Joseon (Triều Tiên). Tùy vào từng thời kỳ mà cách thưởng thức rượu cũng khác nhau.
[1] Đây là một thú vui của quan lại và quý tộc trong ngày hội được tổ chức vào ngày thứ ba của tháng 3 âm lịch. Người ta tung chiếc chén lên cao, cho đến khi chiếc chén rơi xuống trước mặt mình phải ngâm xong một bài thơ.
HỌC VIỆN KHỔNG TỬ Ở HÀN QUỐC
Trong cuốn sách Giấc mơ Trung Quốc, tác giả Lưu Minh Phúc cho rằng: “Quốc gia hạng nhất xuất khẩu giá trị quan và văn hóa, quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động.”[1] Chính vì thế mà giới lãnh đạo Trung Quốc luôn coi trọng sức mạnh mềm, tìm cách để truyền bá văn hóa và các giá trị của Trung Quốc ra toàn thế giới cũng như góp phần củng cố thêm địa vị cường quốc của đất nước này.