Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Kinh tế


  • NHỮNG BIẾN ĐỔI MỚI NHẤT TRONG HOẠT ĐỘNG NHÂN SỰ CỦA HÀN QUỐC 2013 (Phần 2)

    Hài lòng công việc của lao động Hàn Quốc giảm mạnh

    Trong điều tra hàng năm về lao động toàn cầu của Towers-Waston tháng 7/2012 cho thấy, lao động Hàn Quốc thuộc nhóm ít cam kết với công việc nhất ở châu Á. Tỷ lệ lao động cam kết cao với công việc chỉ đạt 17% trong khi hơn 40% lao động thể hiện không cam kết với công việc, cao hơn 27% của các nước châu Á.

  • BÁO CÁO VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG HÀN QUỐC QUÝ 1/2014

    Mới đây, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc (Bộ trưởng: Yoon Sang-Jick) và Trung tâm Năng suất Hàn Quốc (Chủ tịch: Jin Hong) đã cùng nhau phân tích chỉ số năng suất lao động của tất cả các ngành công nghiệp quý 1/2014. Kết quả cho thấy, chỉ số năng suất lao động của tất cả các ngành công nghiệp của Hàn Quốc trong quý 1/2014 là 99,0 (năm 2010: 100), tăng so với cùng kỳ là 1,1% và đạt mức tăng trưởng đều trong quý thứ ba liên tiếp.

  • SỰ CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA HÀN QUỐC DỰA TRÊN CÁC GIÁ TRỊ NHO GIÁO (Phần 4)

    IV. Kết luận

    Quản lý nhân sự Hàn Quốc hiện tại đang đứng ở một bước ngoặt. Kinh tế Hàn Quốc đang đối mặt với siêu cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Để tồn tại, các công ty phải nâng cao khả năng cạnh tranh của họ. Ngoài ra, họ phải giải quyết vấn đề quản lý nhân sự dựa trên thâm niên gây cản trở khả năng cạnh tranh của họ. Vì vậy, trong khi xem xét phương pháp quản lý nhân sự dựa trên hiệu suất kiểu Mỹ, các công ty Hàn Quốc phải tìm kiếm cách quản lý nhân sự của Hàn Quốc dựa trên thực tiễn của mình.

  • SỰ CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA HÀN QUỐC DỰA TRÊN CÁC GIÁ TRỊ NHO GIÁO (Phần 3)

    III. Sự chuyển đổi quản lý nhân sự Hàn Quốc

    1. Toàn cầu hóa và khủng hoảng tài chính châu Á

    Để vượt qua cuộc khủng hoảng tiền tệ về ngoại hối và khủng hoảng tài chính vào cuối năm 1997, với sự hỗ trợ cho vay cứu trợ của IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), Hàn Quốc đã thực hiện trọng tài cơ cấu tích cực trong chương trình của IMF trong giai đoạn này. Thời kỳ này là một thời điểm quan trọng cho bước tiến mới.

  • SỰ CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA HÀN QUỐC DỰA TRÊN CÁC GIÁ TRỊ NHO GIÁO (Phần 2)

    II. Các đặc điểm của hoạt động quản lý nhân sự truyền thống của Hàn Quốc

    Chúng ta đã tìm được ba đặc điểm của hoạt động quản lý nhân sự là cơ sở của các công ty Hàn Quốc như là một cộng đồng doanh nghiệp. Chúng là thuộc tính cơ cấu của hoạt động quản lý nhân sự — tương tác dọc dựa trên tư tưởng hòa hợp với lãnh đạo gia trưởng và hai hoạt động chức năng — tuyển dụng dài hạn và sự khắt khe trong việc sa thải nhân viên, tiền lương và thăng tiến dựa trên thâm niên.

  • SỰ CHUYỂN ĐỔI QUẢN LÝ NHÂN SỰ CỦA HÀN QUỐC DỰA TRÊN CÁC GIÁ TRỊ NHO GIÁO (Phần 1)

    I. Các giá trị gia đình trong Nho giáo và kinh doanh

    1. Các giá trị gia đình trong Nho giáo

    1.1. Bối cảnh

    Trong suốt gần 600 năm trong quá khứ, Nho giáo là hệ tư tưởng chính trị chính thống của triều đại Joseon, triều đại đã cai trị Hàn Quốc từ năm 1392 đến năm 1910. Nho giáo là một hệ tư tưởng hữu ích để duy trì một xã hội ổn định. Nho giáo thâm nhập sâu vào xã hội Hàn quốc và trở nên lớn mạnh. Nó ăn sâu vào tâm trí, tư tưởng và phong tục của người Hàn Quốc. Trong thời đại Joseon, học tập Nho giáo là cách duy nhất để trở thành quan lại triều đình và thăng quan tiến chức. Vì vậy, việc hiểu biết về Nho giáo truyền thống không chỉ là chuẩn mực quy định trật tự xã hội và các tổ chức mà còn là phương tiện thực tế để một người thành công trong cuộc sống.

  • CÁC VẤN ĐỀ TRONG LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC Ở HÀN QUỐC (Phần 2)

    2. Môi trường làm việc khắc nghiệt

    Mặc dù người Hàn Quốc có số giờ làm việc cao nhất trên thế giới nhưng thời gian làm việc nhiều không chuyển thành năng suất cao. Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), một nhân viên Hàn Quốc trung bình làm việc 2.354 giờ trong năm 2005, cao hơn 629 giờ so với trung bình của OECD là 1.725 ​​giờ.

  • CÁC VẤN ĐỀ TRONG LAO ĐỘNG VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC Ở HÀN QUỐC (Phần 1)

    I. Một thập kỷ mới

    Trong hai thập kỷ qua, quan hệ lao động và quản lý nguồn nhân lực Hàn Quốc đã biến đổi để thích ứng với những thay đổi sâu sắc trong xã hội. Trong phong trào ủng hộ dân chủ năm 1987, nhà quản lý và người lao động đã tạo được những nền tảng trong việc giải quyết các vấn đề lao động. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 làm rung chuyển nền kinh tế Hàn Quốc, các doanh nghiệp nước này đã xây dựng hệ thống trả lương hợp lý, điều chỉnh việc tuyển dụng nhằm tăng sức cạnh tranh.

  • NHÂN TÀI TOÀN CẦU: TỪ “THU HÚT” ĐẾN “SỬ DỤNG” (Phần 2)

    2. Xây dựng môi trường toàn cầu

    Ngay cả khi lao động nước ngoài thích nghi tốt, họ không thể phát triển mạnh nếu doanh nghiệp không có những điều chỉnh thích hợp. Giám đốc điều hành phải giữ vai trò tiên phong trong sự thay đổi này. Thực tế cho thấy thay đổi văn hóa doanh nghiệp cần được củng cố trước khi tuyển nhân lực nước ngoài. Điều này có thể liên quan tới chính sách truyền thông, cơ sở hạ tầng và hệ thống quản lý nguồn nhân lực.





Scroll To Top