Quan hệ Quốc tế
HỢP TÁC HÀN –TRUNG TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
Bệnh viêm phổi do virus corona mới đã và đang là đại dịch toàn cầu lan rộng nhất mà con người gặp phải trong vòng hơn 100 năm qua. Trong bối cảnh dịch bệnh nghiêm trọng vẫn tiếp tục diễn biến khó lường, Hàn Quốc và Trung Quốc trong hai năm qua đã thực hiện tốt công tác phòng chống và kiểm soát dịch Covid-19 không chỉ trong phạm vi nước mình mà còn hợp tác với nhau rất hiệu quả,góp phần thúc đẩy quan hệ giữa hai nước.
CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO HÀN QUỐC: XÂY DỰNG NIỀM TIN Ở ĐÔNG Á
“Niềm tin” đã trở thành một từ thông dụng cho tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và chính phủ của bà. Ngay cả trước khi nhậm chức vào tháng 2 năm 2013, tổng thống Park đã nêu ra những nguyên lý quan trọng của chiến lược xây dựng niềm tin nhằm cải thiện và duy trì ổn định quan hệ với Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản. Về cơ bản, chiến lược “trustpolitik” (chính trị niềm tin) gồm 3 lớp. Đầu tiên, Seoul xây dựng niềm tin với Bình Nhưỡng nhằm ngăn chặn nguy cơ hạt nhân và thúc đẩy hòa bình, ổn định trên bán đảo Hàn. Thứ hai, tổng thống Park cũng đề xuất “Sáng kiến hòa bình và hợp tác Đông Bắc Á” (NAPCI) để tạo sự tin tưởng và thúc đẩy hợp tác Trung – Nhật – Hàn. Cuối cùng, Hàn Quốc tăng cường quan hệ “sân sau” với các nước khác bao gồm thành viên ASEAN, Ấn Độ và châu Âu.
BÀI PHÁT BIỂU CẢM TƯỞNG CỦA HỌC VIÊN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH TÌM HIỂU VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI HÀN QUỐC DO VIỆN NGHIÊN CỨU ĐÔNG BẮC Á, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM TỔ CHỨC TẠI THỊ TRẤN SA PA – LÀO CAI
Sa Pa, ngày 22 tháng 7 năm 2015
Kính thưa ngài Park Kyong Chul, Giám đốc Văn phòng Korea Foundation tại Hà Nội!
Kính thưa TS. Trần Quang Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Bắc Á, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam!
SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC VÀ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ CỦA HÀN QUỐC
1. Sự trỗi dậy của Trung Quốc ảnh hưởng đến kinh tế Hàn Quốc
Trong “Báo cáo về triển vọng kinh tế năm 2011”, chính phủ Hàn Quốc đưa ra kết luận rằng: Sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại nhiều cơ hội cho Hàn Quốc hơn là các mối đe dọa. Chính vì thế, Hàn Quốc cần phải tận dụng lợi thế này để mang đến các cơ hội mới cho đất nước.
HÀN QUỐC TRONG QUAN HỆ VỚI ASEAN: TỪ ĐỐI TÁC ĐỐI THOẠI ĐẾN ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN (1991 - 2009) (Phần 3)
4. Hàn Quốc trong quan hệ đối tác toàn diện với ASEAN (2004-2009)
Bước sang những năm đầu của thế kỷ 21, với sự thành công của hợp tác đa phương ASEAN + 3, sự hồi phục nhanh chóng sau khủng hoảng tài chính châu Á của các nước trong khu vực khiến ASEAN nổi lên như một thể chế hợp tác thành công trong khối quốc gia đang phát triển. Mặc dù xu thế hội nhập kinh tế Đông Bắc Á đang mạnh lên nhưng về chính trị – anh ninh, khu vực này vẫn là một điểm nóng bởi sự chia cắt và không tin tưởng lẫn nhau do di sản từ thời kỳ chiến tranh lạnh. Vì thế, hợp tác với ASEAN vẫn là một hướng nhằm tìm kiếm sự ủng hộ trong các vấn đề của khu vực.
HÀN QUỐC TRONG QUAN HỆ VỚI ASEAN: TỪ ĐỐI TÁC ĐỐI THOẠI ĐẾN ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN (1991 - 2009) (Phần 2)
3. Hàn Quốc trong quan hệ đối thoại với ASEAN (1991-2004)
3.1. Hàn Quốc trong quan hệ với ASEAN giai đoạn 1991 - 1997
Đầu những năm 90, tình hình quan hệ quốc tế thế giới xoay chuyển theo hướng hòa dịu. Sau chiến tranh lạnh, thế giới bước vào giai đoạn hỗn loạn, khi mà các quốc gia sẽ trở thành người quyết định cuối cùng cho vận mệnh của mình. Tình trạng hỗn loạn hay tình trạng vô chính phủ[1] làm cho các nước vừa và nhỏ có thể rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan về an ninh, nhưng đồng thời cũng tạo cho họ cơ hội để họ chủ động hơn trong quan hệ quốc tế. Trên thực tế, với sự biến đổi của tình hình thế giới và khu vực theo hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại sau một thời gian dài căng thẳng bởi cục diện chiến tranh lạnh, hầu hết các nước đều tập trung vào phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân hơn là chạy đua quân sự. Cũng trong xu thế này, chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành nhiều điều chỉnh trong chính sách đối với khu vực Đông Á cũng như đối với ASEAN.
HÀN QUỐC TRONG QUAN HỆ VỚI ASEAN: TỪ ĐỐI TÁC ĐỐI THOẠI ĐẾN ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN (1991 - 2009) (Phần 1)
1. Dẫn nhập
Trong những năm gần đây, cùng với sự nổi lên của xu thế liên kết khu vực và ảnh hưởng ngày càng lớn của ASEAN[1] với tư cách là một tổ chức khu vực thành công nhất trong khối các nước đang phát triển (박광섭, 2002)[2], ASEAN và khu vực Đông Á đã trở thành đối tượng được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và thế giới quan tâm. Kết quả là ngày càng xuất hiện nhiều các nghiên cứu về các vấn đề khác nhau của khu vực Đông Á nói chung và ASEAN nói riêng. Trong đó, rất nhiều các công trình nghiên cứu đã được triển khai theo hướng tập trung vào các vấn đề đương đại như cộng đồng Đông Á, hợp tác đa phương ASEAN + 3, các vấn đề tranh chấp lãnh thổ hay vai trò và tác động của các nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ... đối với các vấn đề của khu vực, ASEAN và thế giới.
[1] Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) được thành lập ngày 8. 8. 1967 với năm thành viên sáng lập là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines. Hiệp hội được xác định là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á để đối phó với các phong trào chống đối trong nước và những tác động tiêu cực từ bên ngoài nhằm duy trì sự ổn định chính trị – an ninh làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế – xã hội [Nguyễn Trần Quế, 2003: 20].
[2] ASEAN được đánh giá là ví dụ thành công nhất trong hợp tác khu vực với việc điều hòa, kiểm soát các mâu thuẫn cũng như khác biệt nội khối một cách hòa bình, thực hiện hợp tác khu vực và cùng phát triển kinh tế. Xem 박광섭 (2002), 한국 對아세안 외교에 관한 연구, 논문집 (사회과학편) 제 21집, p 221.
NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI NGOẠI GIAO CẤP CAO QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI HÀN QUỐC TRONG NĂM 2015
Năm 2015 sẽ diễn ra một số cuộc đối thoại ngoại giao quan trọng giữa các nhà lãnh đạo cấp cao ở khu vực Châu Á. Đáng chú ý nhất là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Nga đã mời ông Kim Jong-un tham dự buổi khai mạc lễ kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II vào ngày 9 tháng 5/2015 diễn ra tại thủ đô Moscow.
NHỮNG TÍN HIỆU TỐT TRONG QUAN HỆ HÀN - TRUNG (Phần 2)
Cũng nằm trong khuôn khổ các cuộc đối thoại cấp cao giữa hai nước, vào chiều hôm thứ tư (tức ngày 4/2/2015) vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-gu đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn tại thủ đô Seoul. Tại cuộc gặp lần này, hai bên đã trao đổi ý kiến về tình hình an ninh trên bán đảo Hàn nói riêng và khu vực Đông Bắc Á nói chung cũng như vấn đề hạt nhân của Triều Tiên.
NHỮNG TÍN HIỆU TỐT TRONG QUAN HỆ HÀN - TRUNG (Phần 1)
Kể từ khi thiết lập quan hệ vào tháng 8 năm 1992, quan hệ Hàn – Trung đã đạt được bước phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực.Trong 21 năm kể từ năm 1992 đến năm 2013, quy mô mậu dịch thương mại giữa hai nước này đã tăng lên 36 lần từ 6,4 tỷ $ lên đến 228 tỷ 800 triệu $.