Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


NHỮNG CUỘC ĐỐI THOẠI NGOẠI GIAO CẤP CAO QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI HÀN QUỐC TRONG NĂM 2015

Đăng ngày:

Năm 2015 sẽ diễn ra một số cuộc đối thoại ngoại giao quan trọng giữa các nhà lãnh đạo cấp cao ở khu vực Châu Á. Đáng chú ý nhất là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Nga đã mời ông Kim Jong-un tham dự buổi khai mạc lễ kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II vào ngày 9 tháng 5/2015 diễn ra tại thủ đô Moscow. Các nguồn tin cho hay, ông Kim Jong-un dường như đã chấp nhận lời mời. Đồng thời, Nga cũng bày tỏ lời mời tới Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Vậy, nhân dịp này, liệu có triển vọng gì cho một cuộc gặp gỡ song phương giữa Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong năm 2015 hay không? Chuyến thăm Nga sẽ là cơ hội tốt nhất nhưng cũng là một khó khăn chính trị đối với bà Park mặc dù 80% người Hàn Quốc chỉ ra trong cuộc khảo sát gần đây của Viện Asan rằng một cuộc đối thoại hai miền là cần thiết.

Trong tháng 5/2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có khả năng sẽ tới thăm Mỹ. Nếu chuyến thăm này diễn ra thì Mỹ sẽ ngầm khuyến khích ông Abe phát biểu theo hướng tích cực nhân dịp kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II, điều sẽ góp phần đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn và xóa đi những khoảng cách do các vấn đề lịch sử gây ra. Hàn Quốc sẽ theo dõi chặt chẽ cuộc viếng thăm này để so sánh với cuộc viếng thăm của bà Park Geun-hye trong năm 2013 và từ đó đánh giá mức độ ủng hộ của Mỹ đối với Nhật Bản.

Một hội nghị đáng mong đợi khác là cuộc họp ba bên giữa Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Vào cuối năm 2014, bà Park Geun-hye đã đề nghị nối lại các cuộc họp thượng đỉnh ba bên. Đây sẽ là một bước tiến đáng khích lệ, đặc biệt là bởi vì cả ông Tập Cận Bình và bà Park đều không cảm thấy dễ chịu khi có một cuộc họp ba bên với ông Abe. Nếu cuộc họp này diễn ra trước khi ông Abe phát biểu trong lễ kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II thì hy vọng rằng, hai bên sẽ cố hết sức để thảo luận về những lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới, đặc biệt là một FTA ba bên Trung – Hàn – Nhật. Tuy nhiên, một cuộc thảo luận mà chỉ tập trung vào những thách thức lịch sử trong khu vực sẽ khiến cho ông Abe phát biểu mang tính niềm tin cá nhân nhiều hơn là cho sự tiến bộ của Nhật Bản cả về quan hệ đối nội lẫn đối ngoại.

Sẽ rất hấp dẫn nếu được chứng kiến Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi quay trở lại khu vực Đông Bắc Á trong năm 2015. Quan hệ tích cực của ông Modi với ông Abe thì mọi người đều đã rõ. Bà Park chỉ mới gặp ông Modi bên lề cuộc họp Hội nghị Đông Á vào tháng 11 năm ngoái khi bà mời ông sang thăm Hàn Quốc. Hàn Quốc và Ấn Độ đã và đang thực hiện tốt hơn việc tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao giữa các quan chức chính phủ và một cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo sẽ thể hiện cam kết cho nỗ lực này và nhằm cải thiện quan hệ song phương.

Quan hệ Hàn Quốc – Nga

Nga có thể có được lợi thế chiến lược trong cách tiếp cận ngoại giao gần đây của mình với Triều Tiên. Người phát ngôn của Nga khẳng định rằng, sẽ có một giấy mời tới thăm Moscow gửi tới Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un nhân dịp kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II vào ngày 9 tháng 5/2015. Cử chỉ của Nga với Triều Tiên chứng minh với nước ngoài và với công chúng Nga rằng, Nga không phải là không có bạn bè, bất chấp sự cô lập ngày càng tăng của mình. Cách tiếp cận mang tính cộng đồng này cũng có thể được dùng để báo hiệu cho Mỹ và EU biết rằng, những trừng phạt kinh tế của họ chống lại Nga sẽ kéo theo chi phí toàn cầu. Nga có thể hy vọng vào một sự hỗ trợ kinh tế từ phía Trung Quốc dưới dạng những hợp đồng năng lượng, và có thể đề nghị hỗ trợ Triều Tiên giúp cân bằng áp lực kinh tế và ngoại giao mà Triều Tiên đang phải đương đầu từ phía Tây.

Tuy nhiên, lợi ích chiến lược dài hạn của Nga sẽ trở nên tốt hơn trong mối quan hệ hợp tác với Hàn Quốc hơn là với Triều Tiên. Quan hệ mậu dịch của Nga với Hàn Quốc là quan trọng hơn nhiều so với quan hệ với Triều Tiên. Hơn nữa, như kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, quan hệ của Trung Quốc với Triều Tiên đã không mang lại mấy tốt đẹp và phải gánh chịu những tổn thất về danh tiếng trong dư luận thế giới. Về phần mình, Hàn Quốc muốn đảm bảo rằng Nga sẽ không gây trở ngại cho dự án thống nhất hòa bình bán đảo Hàn của mình.

Quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản

Năm nay là năm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Cùng với sự kiện kỷ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II, có hy vọng và hy vọng rằng hai dịp kỷ niệm này có thể là một động lực thúc đẩy quan hệ tốt hơn ở châu Á, đặc biệt là giữa Hàn Quốc và Nhật Bản. Hy vọng lớn nhất đó là cuộc họp song phương cấp cao giữa Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo. Với bài phát biểu hứa hẹn của Thủ tướng Abe trong lễ kỷ niệm kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ II, sẽ không ngạc nhiên nếu Tổng thống Park chờ đợ cho tới sau khi có đánh giá về bài phát biểu này để cân nhắc có gặp gỡ với ông Abe hay không. Có một điểm chung giữa hai bên là mỗi bên đều sẵn sàng đợi một đối tác mới. Tuy nhiên, với sự chiến thắng của đảng LDP trong cuộc bầu cử tháng 12 vừa qua thì gần như chắc chắn rằng, cả hai nhà lãnh đạo này sẽ tiếp tục nhiệm kỳ trong vòng 3 năm tới.

Ngay trước lễ Giáng sinh vừa qua, Mỹ đã làm trung gian cho một thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo ba bên với hai đồng minh của mình ở Đông Bắc Á. Theo quan điểm của Mỹ, hy vọng là thỏa thuận ba bên này sẽ thỏa mãn một số nhu cầu an ninh hiện nay chưa được đáp ứng, bởi vì thiếu một hiệp định GSOMNIA giữa Hàn Quốc và Nhật Bản cũng như là một chất xúc tác cho việc ký kết chính thức của Hàn Quốc và Nhật Bản, hoàn thiện một GSOMNIA song phương giữa hai bên với nhau.

TS. Võ Hải Thanh

Dịch từ nguồn: http://blog.keia.org/2015/01/10-issues-to-watch-for-on-the-korean-peninsula-in-2015/


Scroll To Top