An ninh
HÀN QUỐC VÀ TRIỀU TIÊN ĐÌNH CHỈ THOẢ THUẬN QUÂN SỰ TOÀN DIỆN (CMA)
Tháng 9/ 2018 Thỏa thuận quân sự toàn diện (CMA) được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Triều Tiên tại Bình Nhưỡng, đây thỏa thuận đạt được trong giai đoạn ngoại giao nồng ấm ngắn ngủi giữa cựu Tổng thống Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un với nội dung kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch giữa hai bên như dừng tất cả các cuộc tập trận quân sự gần biên giới đất liền và biên giới biển của hai quốc gia
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HẠT NHÂN CỦA TRIỀU TIÊN
Quá trình phát triển hạt nhân của Triều Tiên được chuẩn bị từ những năm thập niên 1950 cho đến nay với nhiều giai đoạn thăng trầm, được đánh dấu bởi những sự kiện nổi bật. Đầu tiên, trong giai đoạn nền tảng 1953-2004, để tạo tiền đề cho việc phát triển hạt nhân, Triều Tiên và Liên Xô đã kí kết Hiệp định sử dụng hòa bình năng lượng nguyên tử vào tháng 3 năm 1953, trong thời điểm cuộc chiến tranh Nam Bắc Triều Tiên vẫn đang diễn ra. Bước sang thập niên 1960, sau khi đình chiến, Triều Tiên đã gửi các nhà vật lý hạt nhân của mình sang Viện Nghiên cứu hạt nhân Dubna – Viện nghiên cứu hạt nhân hàng đầu của Nga- để nghiên cứu, học tập. Các chuyên gia hạt nhân của Triều Tiên thời điểm này có khoảng 3 ngàn người, bao gồm khoảng 200 chuyên gia cao cấp về hạt nhân[i].
[i]Viện giáo dục thống nhất – Bộ Thống nhất Hàn Quốc, 2014, Tìm hiểu Bắc Hàn 2013 (2013 북한이해), trang 114.
HÀN QUỐC TĂNG NGÂN SÁCH QUỐC PHÒNG
Sau hàng loạt vụ thử tên lửa, hạt nhân của Triều Tiên trong năm 2016 và 2017, Hàn Quốc đã tăng ngân sách quốc phòng Hàn Quốc trong năm 2017, năm 2018 và dự kiến tăng ngân sách năm 2019. Ngân sách quốc phòng Hàn Quốc năm 2016 là 38.799,5 tỷ won (2,4% GDP), năm 2017 tăng lên 40.334,7 tỷ won và năm 2018 tăng lên 43.158,1. Tỷ trọng ngân sách quốc phòng trong ngân sách chi tiêu của chính phủ Hàn Quốc hàng năm tăng mạnh trong năm 2017 lên tới 14,7%[i]. Đây là mức tăng xấp xỉ năm 2012, sau sự cố đảo Yeonpyong bị tấn công năm 2011. Và dự toán ngân sách năm 2017 của Bộ Quốc phòng được Quốc hội Hàn Quốc lần đầu tiên thông qua mà không bị cắt giảm kể từ sau sự cố đảo Yeonpyong bị tấn công[ii]. Dự kiến năm 2019, ngân sách quốc phòng Hàn Quốc tăng lên tới 46.700 tỷ won, tăng 8,2% so với năm 2017, mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 cho tới nay, và cao hơn gấp đôi so với mức trung bình 4,4% trong khoảng 10 năm qua[iii].
[i]Cục Thống kê Hàn Quốc, Các chỉ tiêu quốc gia, 2018
[ii]Kim Woon-hyuk, 2016, Thông qua ngân sách quốc phòng năm sau 40.334,7 tỷ, xây dựng hệ thống Kill Chain và các hệ thống khác với 1.000 tỷ… để đối phó với hạt nhân phía Bắc(북핵 대응 '킬체인' 구축 등에 1조.. 내년 국방예산 40조 3347억 확정), 서울신문, 6/12/2016.
[iii]Kim Soo-han, 2018, Bộ Quốc phòng: Yêu cầu ngân sách năm sau là 46.700 tỷ won…tăng 8,2% so với năm trước(국방부, 내년예산 46조7000억원요구..전년대비 8.2% 증가), 헤럴드경제, 28/8/2018.
HIỆP ĐỊNH ĐẢM BẢO THÔNG TIN QUÂN SỰ CHUNG HÀN – NHẬT (Phần 2)
3. Tiến trình xúc tiến ký kết GSOMIA Hàn-Nhật
Tháng 12/2015, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đạt được thỏa thuận về việc giải quyết vấn đề phụ nữ Hàn Quốc bị ép làm “nô lệ tình dục” cho lính Nhật trong thế chiến II, điều này đã loại bỏ một trở ngại lớn để 2 nước tiến tới tăng cường hợp tác an ninh song phương và ba bên.
HIỆP ĐỊNH ĐẢM BẢO THÔNG TIN QUÂN SỰ CHUNG HÀN – NHẬT (Phần 1)
Vào 10h sáng, ngày 23/11/2016, Hàn Quốc và Nhật Bản đã tiến hành ký kết Hiệp định đảm bảo thông tin quân sự chung (GSOMIA) Hàn - Nhật tại trụ sở Bộ Quốc phòng Hàn Quốc (quận Yongsan, Seoul) nhằm tiến tới trao đổi các thông tin quân sự bí mật trong thời gian tới. (GSOMIA là một hiệp định nhằm chia sẻ các bí mật quân sự giữa các quốc gia, quy định về cách thức cung cấp thông tin và phương pháp chống rò rỉ thông tin.)
TRUNG QUỐC VÀ CÔNG VIÊN HÒA BÌNH THẾ GIỚI TRONG KHU VỰC PHI QUÂN SỰ CỦA HÀN QUỐC
Trung Quốc ủng hộ cho Dự án Công viên Hòa bình trong khu phi quân sự nói chung nhưng lại không muốn can thiệp sâu vào vấn đề này.
VÀI NÉT VỀ CỤC DIỆN TRÊN BÁN ĐẢO HÀN
Bán đảo Hàn hay còn gọi là bán đảo Triều Tiên, thuộc khu vực Đông Bắc Á, ba mặt giáp biển. Trên bán đảo hiện có hai quốc gia: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc và Hàn Quốc ở phía Nam. Cục diện chính trị này đã được thiết lập từ năm 1948. Hiện nay đã và đang có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra xung quanh vấn đề thống nhất trên bán đảo.
60% ĐẾN 70% NGƯỜI HÀN QUỐC COI TRUNG QUỐC LÀ MỖI UY HIẾP VỀ QUÂN SỰ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Kết quả cuộc khảo sát được công bố gần đây vào ngày 24/6 vừa qua của Viện Nghiên cứu chính sách Châu Á cho hay, trong số 10 người Hàn Quốc thì có 6 đến 7 người cảm thấy mối đe dọa của Trung Quốc do sự bành trướng lớn về mặt quân sự và tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này.
MỐI HIỂM HỌA HẠT NHÂN VỚI SỰ TỒN VONG CỦA HÀN QUỐC
Ngay sau màn trình diễn hạt nhân, Triều Tiên đã có một bài diễn văn, cảnh báo rằng họ có thể biến Seoul trở thành “biển lửa” bất cứ lúc nào. Mặc dù vậy, những người dân Hàn Quốc vẫn rất bình tĩnh và không biểu hiện bất cứ sự lo sợ nào. Hành động của Triều Tiên cũng không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể đối với thị trường chứng khoán. Người dân Hàn Quốc đã quá quen thuộc với thái độ thù địch và những đòn đánh tâm lý của Triều Tiên trong suốt 6 thập kỷ qua.
HÀN QUỐC VÀ HOA KỲ SỚM NỐI LẠI ĐÀM PHÁN VỀ VIỆC SỬA ĐỔI HIỆP ƯỚC HẠT NHÂN
Một nguồn tin ngoại giao cho biết, Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã sẵn sàng nối lại những cuộc đàm phán nhạy cảm sớm nhằm sửa đổi một hiệp ước hạt nhân dân sự song phương. Theo đó, các đồng minh có thể mở lại các cuộc đàm phán vào đầu tuần này tại Washington, khi Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se có chuyến thăm nhân cuộc gặp song phương với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.