VÀI NÉT VỀ CỤC DIỆN TRÊN BÁN ĐẢO HÀN
Đăng ngày:
Bán đảo Hàn hay còn gọi là bán đảo Triều Tiên, thuộc khu vực Đông Bắc Á, ba mặt giáp biển. Trên bán đảo hiện có hai quốc gia: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía Bắc và Hàn Quốc ở phía Nam. Cục diện chính trị này đã được thiết lập từ năm 1948. Hiện nay đã và đang có rất nhiều mâu thuẫn xảy ra xung quanh vấn đề thống nhất trên bán đảo. Bán đảo Hàn có một vị trí chiến lược rất quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào nếu muốn khống chế vùng Đông Bắc Á. Bán đảo Hàn giáp với Trung Quốc. Dân tộc Trung Hoa và dân tộc Hàn đã có quan hệ giao lưu văn hóa hơn 3000 năm. Hơn nữa, sự giao lưu này còn như một chiếc cầu nối văn hóa giữa Trung Quốc với Nhật Bản. Năm 1897, Hoàng đế Chosun tuyên bố thành lập “Đế quốc Đại Hàn”. Từ “Hàn” lần đầu tiên được dùng trong quốc hiệu của nước này. Năm 1945, phát xít Nhật đầu hàng, bán đảo Hàn bị chia cắt, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới phân chia. Tháng 8 năm 1948, nước “Đại Hàn Dân Quốc” được thành lập. Tháng 9 năm 1948, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ra đời. Ngày 25 tháng 6 năm 1950, chiến tranh Triều Tiên nổ ra. Ban đầu, quân đội Triều Tiên liên tiếp thắng lợi, quân đội Hàn Quốc bị đẩy lui về vùng núi Busan. Do đó, Mỹ quyết định tham chiến, đưa quân vào từ Incheon. Quân đội Triều Tiên buộc phải rút lui về bên vùng sông Áp Lục. Trước tình hình đó, Trung Quốc quyết định vào cuộc. Trải qua nhiều cuộc chiến, vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, hai bên quyết định tạm đình chiến. Năm 1992, căn cứ vào các hình ảnh thu được từ vệ tinh, Mỹ nghi ngờ Triều Tiên đang chế tạo vũ khí hạt nhân. Phía Triều Tiên bác bỏ nghi vấn này. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Hàn nổ ra. Triều Tiên cho rằng, Mỹ là mối đe dọa lớn nhất đến an ninh trong nước. Mỹ lại muốn phi hạt nhân hóa trên bán đảo. Chính điều đó làm cuộc đối đầu quân sự giữa các nước này không thể chấm dứt. Tháng 10 năm 2002, phái viên của Tổng thống Mỹ, trợ lý ngoại trưởng Kelly, sau chuyến thăm Bình Nhưỡng xác nhận kế hoạch làm giàu uranium của Triều Tiên, đồng thời cáo buộc Triều Tiên đang phát triển vũ khí hạt nhân Phía Triều Tiên cho rằng họ hoàn toàn có quyền chế tạo vũ khí hạt nhân. Tháng 12 năm 2002, Mỹ lấy lý do Triều Tiên vi phạm “Thỏa thuận khung Mỹ - Triều” ký tại Giơ-ne-vơ tháng 10 năm 1994 nên đã ngừng cung cấp dầu thô cho nước này. Để trả đũa, Triều Tiên dỡ bỏ các thiết bị giám sát của IAEA, đồng thời khởi động lại các cơ sở hạt nhân để sản xuất điện. Ngày 10 tháng 1 năm 2003, Triều Tiên rút khỏi “Hiệp định không phát triển vũ khí hạt nhân” nhưng cũng tuyên bố chỉ sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình. Năm 2002, Triều Tiên tuyên bố muốn phát triển vũ khí hạt nhân và muốn đàm phán song phương với Mỹ. Tuy nhiên, phía Mỹ cho rằng, hội đàm cần phải có mặt các nước liên quan nên đã từ chối đề nghị này.Vì vậy, để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Hàn, từ ngày 23 đến ngày 25 tháng 4 năm 2003, ba nước Trung Quốc, Mỹ, Triều Tiên đã có cuộc hội đàm 3 bên tại Bắc Kinh. Từ ngày 27 đến 29 tháng 8 cùng năm, Trung Quốc, Triều Tiên, Mỹ, Hàn Quốc, Nga và Nhật Bản đã tổ chức cuộc hội đàm 6 bên lần đầu tiên. Mục đích của hội đàm 6 bên là nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Hàn một cách hòa bình. Tuy nhiên, tiến trình hội đàm quá chậm, cho đến nay vẫn chưa thể giải quyết triệt để vấn đề này. Ngày 17 tháng 12 năm 2011, chủ tịch Kim Jong-il qua đời, con trai Kim Jong-un lên thay. Kim Jong-un tiếp tục theo đuổi “chính sách tiên quân”, muốn dùng quân sự để nâng cao vị thế trên trường quốc tế và thống nhất bán đảo. Chính phủ Hàn Quốc một mặt muốn dựa vào sự bảo hộ của Mỹ uy hiếp Triều Tiên, mặt khác cũng muốn đối thoại với Triều Tiên Đối với Mỹ: Phía Mỹ cho rằng, sự chia cắt Nam – Bắc trên bán đảo lại đem đến nhiều lợi ích hơn là thống nhất. Nếu như bán đảo thống nhất thì Mỹ sẽ không còn lý do để hiện diện quân sự trên bán đảo. Mục đích chính của Mỹ là duy trì và mở rộng ảnh hưởng của mình trên bán đảo Hàn và làm cho Triều Tiên “quy thuận” mình. Tuy nhiên, Mỹ không thể phát động một cuộc chiến tranh tại đây vì bán đảo Hàn cũng như khu vực Đông Bắc Á mang lại lợi ích kinh tế quan trọng. Theo báo cáo, kim ngạch thương mại của Mỹ với khu vực này lên đến hơn 500 tỷ USD mỗi năm. Nếu xảy ra chiến tranh, đương nhiên không tránh khỏi những thiệt hại đến lợi ích kinh tế của Mỹ. Chính vì thế, Mỹ không bao giờ từ bỏ các kênh đối thoại với Triều Tiên. Đối với Nhật Bản: Vì lý do địa - chính trị, chiến tranh trên bán đảo Hàn sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ đến an ninh của Nhật Bản mà còn về cả môi trường, người tị nạn… Trước hết Nhật Bản phải dè chừng tên lửa của Triều Tiên. Ngoài ra, Hàn Quốc có nhiều nhà máy điện hạt nhân, nếu những nhà máy này bị phá hủy hoặc bị rò rỉ do chiến tranh tàn phá, điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến Nhật Bản. Đối với việc Triều Tiên phóng tên lửa, Nhật Bản cũng đã có phương án ứng phó chứ không muốn xảy ra chiến tranh. Đối với Hàn Quốc: Trải qua mấy chục năm phát triển, thu nhập bình quân đầu người của Hàn Quốc đã vượt mức 20.000 USD, đứng vào hàng ngũ các nước phát triển. Sống trong hòa bình và thịnh vượng, Hàn Quốc đương nhiên không muốn chiến tranh. Đối với Triều Tiên: Triều Tiên vẫn tiếp tục thực hiện “Chính sách tiên quân”, phát triển tên lửa và các vũ khí chiến lược khác. Mục đích để tạo một sự răn đe chiến lược nhất định trong quân sự, tăng khả năng “mặc cả” trong các vấn đề ngoại giao. Tuy Triều Tiên không phải phát triển vũ khí để tấn công Mỹ nhưng có thể nói là để đấu tranh với Mỹ vì lợi ích an ninh của riêng mình Hiện nay, tình hình trên bán đảo Hàn vẫn căng thẳng, đặc biệt là sau các vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, các bên liên quan vẫn tích cực tìm kiếm tiếng nói chung để tránh xảy ra chiến tranh và giữ hòa bình, ổn định lâu dài trên bán đảo. Kiều Dung (tổng hợp) Nguồn: http://news.ifeng.com/world/special/chaoxianzhanzhengzhuangtai/ http://wenku.baidu.com/view/a978f54fe45c3b3567ec8b19.html