NHỮNG VẤN ĐỀ CHỦ YẾU TRONG CHIẾN LƯỢC QUỐC PHÒNG CỦA HÀN QUỐC TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI
Đăng ngày:
Một là về đối tượng tác chiến chiến lược, chuyển từ chuẩn bị khẩn cấp tác chiến với Triều Tiên sang sẵn sàng đối phó với "các mối đe doạ tiềm ẩn xung quanh".
Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, Hàn Quốc đã nhiều lần điều chỉnh chiến lược quân sự, nhưng đối tượng tác chiến lược vẫn không thay đổi, luôn coi Triều Tiên là đối thủ chủ yếu, bán đảo Hàn (Korea Peninsula) là chiến trường chính, lấy lục quân làm chủ lực, lấy đối phó với lực lượng vũ trang của Triều Tiên là trọng điểm. Sau khi tình hình căng thẳng trên bán đảo Hàn (Korea Peninsula) giảm bớt, Hàn Quốc tuy vẫn xem Triều Tiên là mối uy hiếp chủ yếu. Đồng thời Hàn Quốc cũng cho các "mối đe doạ tiềm ẩn xung quanh" như bất đồng và đối lập lợi ích quốc gia, tranh chấp lãnh hải lãnh thổ, mâu thuẫn dân tộc trong khu vực ngày càng tăng. Về cục diện "uy hiếp đa phương", Sách trắng quốc phòng của Hàn Quốc từ năm 2000 trở đi tuy vẫn nhấn mạnh mối đe doạ quân sự từ Triều Tiên nhưng không nêu đích danh như trước đây, mà xác định cần nhanh chóng xây dựng quân đội hướng tới tương lai, thích ứng được với môi trường an ninh trong thế kỷ XXI.
Hai là về tư tưởng chiến lược, từ "phòng thủ - tiến công" chuyển sang "hạn chế chiến tranh".
Phòng thủ - tiến công là cơ sở chủ yếu trong chiến lược quân sự và "nền quốc phòng vũ trang" của Hàn Quốc thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh. Trong tình hình mới với "mối uy hiếp đa phương" quân đội Hàn Quốc không thể lấy phương thức chiến tranh để đối phó với mọi thách thức, càng không thể để xẩy ra chiến tranh qui mô lớn bất cứ lúc nào trên bán đảo Hàn (Korea Peninsula). Sách trắng quốc phòng của Hàn Quốc năm 2000 nhấn mạnh "phòng thủ toàn diện", nền an ninh của Hàn Quốc dựa trên sức mạnh tổng hợp quốc gia và thực lực quân sự hùng hậu, lấy việc răn đe chiến tranh tốt hơn phòng thủ thụ động. Trong quá trình xây dựng quân đội, Hàn Quốc lấy việc xây dựng lực lượng răn đe làm chính, thiết lập thế phòng thủ quân sự vững chắc nhằm đạt mục tiêu trọng điểm là hạn chế chiến tranh xẩy ra thời bình.
Ba là Từ thể chế "liên minh phòng thủ Mỹ - Hàn" từng bước chuyển sang "quốc phòng tự chủ".
Sau cuộc gặp cấp cao Hàn Quốc – Triều Tiên, thái độ đối kháng về quân sự giữa hai nước Triều Tiên có phần nào lắng xuống, ý thức quốc phòng tự chủ của Hàn Quốc được nâng lên. Hàn Quốc cho rằng mối uy hiếp quân sự từ phía Bắc giới tuyến quân sự chưa hoàn toàn mất đi, nhưng các mối đe doạ tiềm ẩn và những bất ổn định trong khu vực ngày càng tăng. Việc điều chỉnh thể chế phòng thủ liên hiệp Mỹ - Hàn được tiến hành từng bước trên cơ sở chú ý thích đáng khả năng bổ sung chiến lược giữa Mỹ và Hàn Quốc cũng như tính đặc thù của môi trường an ninh trên bán đảo Hàn (Korea Peninsula). Hiện nay với việc Mỹ điều chỉnh bố trí lực lượng tại Hàn Quốc; vai trò quốc phòng tự chủ của Hàn Quốc được xúc tiến nhanh hơn. Hàn Quốc đang có kế hoạch tăng mạnh ngân sách quốc phòng và xem xét lại các ưu tiên chiến lược của mình để đối phó với việc Mỹ bố trí lại lực lượng trên bán đảo Hàn (Korea Peninsula). cũng như trên lục địa Âu - Á. Cựu chuyên viên về Châu Á của Lầu Năm Góc D.Mit chell hiện là một chuyên gia cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ở Oa - sinh - tơn cho rằng "Quân Mỹ đang trở thành lực lượng viễn chinh tác chiến từ xa, chứ không cần phải đóng quân cố định tại khu vực xảy ra tác chiến. Vì thế quân đội của các nước sẽ phải gánh vác nhiệm vụ phòng thủ tại chỗ". Lầu Năm Góc muốn Hàn Quốc đảm nhiệm chủ yếu các hoạt động tác chiến trên bộ, còn Mỹ sẽ đảm nhận các hoạt động phòng thủ trên không và trên biển. Theo ông Choi Kang, một chuyên gia của Viện phân tích quốc phòng Hàn Quốc (KIDA) ở Xơ - Un cho rằng việc Mỹ bố trí lại lực lượng là một cú "sốc" đối với Hàn Quốc. Ngoài việc chuẩn bị lại lực lượng thay thế sư bộ binh số 2 Mỹ rút ra khỏi khu giới tuyến, Hàn Quốc phải giành ưu tiên cao cho việc mua sắm thiết bị vũ khí tiên tiến nhằm nâng cao khả năng thông tin và thu thập thông tin tình báo, hệ thống hoả lực và hệ thống phòng không, bởi vì cho đến lúc này Hàn Quốc vẫn dựa chủ yếu vào Mỹ trong các nhiệm vụ này. Điều đó càng cấp thiết khi thủ đô Xơ - Un nằm trong tầm hoả lực hùng hậu của CHDCND Triều Tiên ở phía bắc khu quân sự. Bộ quốc phòng Hàn Quốc đã đề nghị ngân sách quốc phòng gần 19 tỷ USD cho năm 2004, tăng hơn 285% so với hiện nay. Phần lớn ngân sách chi cho việc nâng cao khả năng tác chiến của quân đội, chủ yếu để mua sắm vũ khí công nghệ cao là 6,8 tỷ USD tăng 42% so với năm 2003. Nếu dự toán ngân sách này được quốc hội thông qua vào mùa thu tới thì ngân sách quốc phòng của Hàn Quốc chiếm 3,2% GDP so với mức 2,7% GDP hiện nay. Quân đội Hàn Quốc hiện có 690.000 quân, 2.380 xe tăng, 560 máy bay chiến đấu và 10 tầu chiến.
Thực hiện: Trần Bá Khoa
Biên tập và chỉnh sửa: Nhóm website
Nguồn: TCCNCĐBA