Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ HIỆN ĐẠI HÓA QUÂN ĐỘI HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Trong kế hoạch xây dựng quân đội 5 năm mới (2001 - 2005) dự đoán ngân sách đầu tư là 31,44 tỷ USD, riêng năm 2001 là 13,9 tỷ USD, trong đó ngân quỹ dành cho nghiên cứu và phát triển vũ khí trang bị mới chiếm 33,9% (4,74 tỷ USD) tăng 9,4% so với năm trước. Lục quân sẽ được đầu tư 57% tổng kinh phí để phát triển vũ khí trang bị (giảm 9,7%); không quân và hải quân: 36,8% (tăng gần 9,4%). Quân đội Hàn Quốc hy vọng thông qua đầu tư để phát triển hải quân và không quân, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa ba quân chủng, nhằm xây dựng lục quân tinh nhuệ, hải quân viễn chinh và không quân chiến lược.

Một là: Lục quân lấy cơ động nhanh làm mục tiêu, nhanh chóng chuyển hoá thành lục quân tinh nhuệ.

Ngày 12 - 2 - 2001, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc công bố phương án cắt giảm quân đội trong 5 năm tới, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, xác định rõ trách nhiệm thực hiện chuyên nghiệp hoá quân đội. Trên cơ sở cơ cấu chỉ huy hiện có tiến hành sáp nhập các nghành có các chức năng tương tự hoặc trùng lặp, huỷ bỏ kế hoạch xây dựng Bộ Tư lệnh tác chiến mặt đất, cắt giảm khoảng 10 - 20% nhân viên trong các cơ quan chỉ huy, các cơ quan hành chính từ cấp Bộ Tư lệnh quân đoàn trở lên. Dự kiến trong 5 năm tới, quân đội Hàn Quốc sẽ cắt giảm khoảng 3.600 người, đồng thời tăng cường ngân sách cho nghiên cứu và phát triển vũ khí trang bị công nghệ cao. Ngoài ra, để nâng cao khả năng cơ động nhanh, Hàn Quốc sẽ tiến hành xây dựng Bộ Tư lệnh vận tải đường không quốc gia, nhằm thực hiện nhiệm vụ vẩn tải quân sự cho cả ba quân chủng. Đồng thời mở rộng biên chế cho lực lượng không quân, thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến không quân của lục quân. Căn cứ vào hiện trạng trang bị và yêu cầu nhiệm vụ, trung đoàn trực thăng trực thuộc sẽ được mở rộng biên chế thành "Lữ đoàn đột kích trên không" và "Lữ đoàn cơ động đường không" (lập thêm 1 tiểu đoàn trực thăng chiến đấu Apache), cấp sư đoàn sẽ được nâng lên thành quân đoàn; Thực hiện hợp nhất Bộ Tư lệnh Tập đoàn quân số 1 và số 3 của lục quân, xây dựng mới Bộ Tư lệnh tác chiến của lục quân, thực hiện cải cách cơ cấu chỉ huy, lấy Bộ Tư lệnh tập đoàn quân như hiện nay làm nòng cốt, từng bước xây dựng cơ cấu chỉ huy 3 cấp kiểu mới, gồm bộ tham mưu liên hợp, quân đoàn và sư đoàn, trong đó lấy cấp quân đoàn làm nòng cốt, nâng cao khả năng cơ động cao của lục quân.

Hai là: Không quân: lấy "tiến công từ xa" làm chính, nhanh chóng chuyển hướng thực hiện "Không quân chiến lược".

Để đảm bảo an ninh quốc gia, toàn vẹn vùng trời, vùng biển và tăng cường khả năng phòng thủ, không quân Hàn Quốc đã xác định tư tưởng chỉ đạo tác chiến "phòng thủ biển từ xa", cho nên không quân đã tập trung nâng cao khả năng tác chiến tầm xa và khả năng dự báo chiến lược, thực hiện phương châm xây dựng "Không quân chiến lược" thích ứng với yêu cầu của môi trường an ninh đa dạng hoá trong tương lai. Không quân Hàn Quốc đặc biệt chú trọng nghiên cứu phát triển các loại vũ khí chính xác, tiến công tầm xa tiên tiến, nên ngoài việc mua 20 máy bay chiến đấu F16 của Mỹ, không quân còn đề ra kế hoạch đến năm 2005 tiếp tục mua máy bay tiếp dàu trên không; và năm 2007 mua khoảng 40 máy bay chiến đấu tiên tiến nhằm tăng cường khả năng tác chiến tầm xa, tăng bán kính tác chiến của không quân từ 800 km lên tới 1200 -1800 km. Ngoài ra, để nâng cao khả năng vận tải đường không, không quân còn quyết định chi 83 triệu USD để mua 8 máy bay vận tải CN -235 của In-đô-nê-xi-a. Đồng thời đề ra kế hoạch đến năm 2010 sẽ đưa vào trang bị 184 máy bay huấn luyện KTX - 1 và KTX - 2 do Hàn Quốc tự nghiên cứu chế tạo và đưa trang bị máy bay chiến đấu kiểu mới.

Ba là: Hải quân; lấy "tác chiến biển xa" làm chính, nhanh chóng thực hiện hải quân biển xa"

Hải quân Hàn Quốc cho rằng, tuyến đường giao thông và vấn đề an ninh trên biển và xung quanh bán đảo Korea (Korea Peninsula) có mối quan hệ mật thiết đối với việc phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Để đảm bảo cân bằng và duy trì thực lực quân sự trước việc các nước đang tăng cường thực lực hải quân, Hàn Quốc cần xây dựng hải quân có khả năng tác chiến độc lập biển gần, biển xa. Hiện nay, Hàn Quốc đã đề ra mục tiêu và kế hoạch phát triển hải quân thế kỷ mới "kiểu ven bờ" hiện nay thành "kiểu khu vực" trong tương lai, đồng thời bắt đầu hình thành và xây dựng "Hạm đội cơ động" chiến lược. Hạm đội này bao gồm các tầu sân bay cỡ nhỏ, tầu khu trục Aegis (KDX - 3) tầu khu trục (KDX - 2), tầu ngầm hạng nặng, tầu chi viện bảo đảm. Dự kiến đến năm 2008, hải quân Hàn Quốc sẽ đầu tư khoảng 100 tỷ won (khoảng 800 triệu USD) để nghiên cứu phát triển tâù khu trục Aegis lượng choán nước 7.000 tấn và năm 2010 sẽ bắt đầu nghiên cứu tầu sân bay. Kế hoạch KAMD (Korean air & missle defense) của Hàn Quốc bao gồm 40 hệ thống tên lửa Patriot PAC - 3, hệ thống tầu Aegis, trung tâm kiểm soát không lưu, các tên lửa phòng không có tầm bắn 150 - 250 km, sẽ được triển khai vào năm 2010. Để tránh né dư luận trong và ngoài nước, Chính phủ Hàn Quốc không chính thức tham gia kế hoạch phòng thủ tên lửa chiến trường TMD của Mỹ, chương trình KAMD về thực tế là bộ phận của TMD .

Bốn là: Nâng cao khả năng tác chiến thông tin.

Quân đội Hàn Quốc cho rằng, chiến tranh tương lai sẽ là chiến tranh thông tin, cho nên cần đẩy mạnh tốc độ ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng hệ thống tác chiến thông tin tiên tiến có khả năng vữa sục sạo, vừa tiến công tiêu diệt mục tiêu. Bộ Quốc phòng dự định sẽ thành lập "Uỷ ban Thông tin hoá Quốc phòng liên hợp", gồm các chuyên gia quân sự trên các hậu cần, quân nhu và động viên quốc phòng làm trọng điểm để đẩy mạnh công cuộc xây dựng quân đội thế kỷ mới; tiến hành thử nghiệm và đánh giá toàn diện công cuộc xây dựng quân đội thể kỷ mới; tiến hành thử nghiệm và đánh giá toàn diện hệ thống C41 (Command, control, communication, computer và Intelligence). Đồng thời đề ra kế hoạch đến năm 2006 sẽ xây dựng thành công hệ thống C41 quốc phòng liên hợp.

Năm là: Phát triển tên lửa tầm ngắn, phóng vệ tinh nhân tạo và hoàn thiện hệ thống trinh sát báo động sớm.

Mỹ và Hàn Quốc đã thoả thuận Hàn Quốc sẽ tự nghiên cứu và phát triển các loại tên lửa mang đầu đạn có trọng lượng 500 kg, tầm bắn 300 km để đưa vào trang bị năm 2006. Cuối năm 2002 Hàn Quốc đã phóng thành công tên lửa nhiên liệu lỏng tầm cao 42,7 km, dự định đến năm 2010 sẽ phóng thành công tên lửa và vệ tinh do Hàn Quốc chế tạo lên quỹ đạo tầm thấp. Đến năm 2015 Hàn Quốc sẽ là một trong số 10 nước trên thế giới tham gia chương trình thám hiểm khoảng không vũ trụ. Những thành công trên sẽ đặt cơ sở cho Hàn Quốc phát triển các tên lửa tấn công tầm xa hơn và trung bình trong tương lai .

Theo kế hoạch Hàn Quốc sẽ xây dựng và hoàn thiện cơ cấu trinh sát báo động sớm độc lập, bao gồm vệ tinh, máy bay trinh sát và ra - đa tầm xa kiểu mới cảnh giới mặt đất.

Tóm lại, Hàn Quốc đang điều chỉnh và tích cực phát triển chiến lược quốc phòng trong thế kỷ mới, tăng cường cải cách quân sự nhằm xây dựng một quân đội lấy vũ khí trong bị công nghệ cao làm chính. Trên cơ sở một nền kinh tế phát triển Hàn Quốc đang xây dựng một nền quốc phòng hiện đại đủ sức đối phó với các mối đe doạ đa phương trong tương lai và nâng cao vị thế của Hàn Quốc trong cục diện an ninh Đông Bắc Á - Tây Thái Bình Dương.

Thực hiện: Trần Bá Khoa

Biên tập và chỉnh lý: Nhóm website

Nguồn: TCNCĐBA

Scroll To Top