Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Kinh tế


  • ĐIỀU TRA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở HÀN QUỐC (Phần 1)

    Towers Watson là một công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới với mục tiêu: Giúp các tổ chức nâng cao hiệu suất thông qua quản lý nhân lực, rủi ro và tài chính hiệu quả. Với đội ngũ 14.000 nhân viên trên toàn thế giới, công ty cung cấp các giải pháp trong lĩnh vực phúc lợi người lao động, quản lý nhân tài, quản lý vốn và rủi ro, … cho các doanh nghiệp.

  • ĐỘNG ĐẤT MẠNH NHẤT TRONG LỊCH SỬ Ở HÀN QUỐC VÀ MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ

    Không giống như Nhật Bản, quốc gia láng giềng cận kề thường xuyên phải hứng chịu nhiều cuộc động đất với cường độ mạnh yếu khác nhau Hàn Quốc là đất nước xuất hiện động đất với số lượng ít hơn. Tuy nhiên gần đây, Hàn Quốc liên tiếp xuất hiện hai cuộc động đất với cường độ lớn vào ngày 12/9. Vào lúc 7 giờ 44 phút cùng ngày 12/9, một trận động đất mạnh 5,1 độ Richter cũng đã xảy ra tại khu vực cách thành phố Gyeongju, tỉnh Gyeongbuk (Bắc Gyeongsang) 8 km về phía Nam Tây, sau đó, vào tối ngày 12/9, một trận động đất mạnh 5,8 độ richter đã xảy ra tại khu vực này đã làm rung chuyển cả nước, khiến người dân ở khắp nơi trên đất nước Hàn Quốc đều có thể cảm nhận được chấn động, gây ra tâm lý lo ngại cho người dân. Đây là trận động đất có cường độ mạnh nhất từng xảy ra trên bán đảo Hàn Quốc sau trận động đất 5,3 độ richter ở Uiju, tỉnh Bắc Hamgyong, Triều Tiên vào năm 1980.

  • SƠ LƯỢC VỀ HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC

    Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1992) đến nay, lĩnh vực kinh tế được đánh giá là lĩnh vực “phát triển nhanh nhất, năng động nhất và hiệu quả nhất”[1] trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Sự hợp tác về kinh tế giữa hai nước chủ yếu tập trung ở các khía cạnh: viện trợ phát triển, đầu tư trực tiếp và thương mại.



    [1] Trần Quang Minh (2012), 20 năm quan hệ Việt Nam – Hàn Quốc: Những dấu ấn đáng ghi nhận, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (số 12).

  • ANH RỜI KHỎI EU (BREXIT) - MỘT SỐ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC VÀ BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ CỦA CHÍNH PHỦ

    1. Một số tác động đối với nền kinh tế Hàn Quốc

    Vào ngày quyết định 24/6/2016, kết quả bỏ phiếu cho thấy một sự chia rẽ 52-48% của việc quyết định rời khỏi EU của người dân Anh, và sự lựa chọn này của người dân Anh đã khiến thị trường chứng khoán trên toàn thế giới chao đảo, khiến bảng Anh và các đồng tiền chính khác rơi tự do và Hàn Quốc cũng không phải là một ngoại lệ. Chỉ số KOSPI chuẩn của Hàn Quốc bị giảm 3,09%, mức giảm hàng ngày mạnh nhất trong hơn bốn năm qua, và kết thúc tại 1.925.24 điểm, trong khi chỉ số KOSDAQ thứ cấp giảm 4,76% xuống còn 647,6 điểm. Trước đó trong ngày, các nhà điều hành đã phải tạm ngưng giao dịch của sàn KOSDAQ khi thị trường bị đột ngột giảm mạnh bất thường.

  • TÌNH HÌNH THỰC HIỆN BÁO CÁO KINH DOANH BỀN VỮNG CỦA DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC

    Kinh doanh bền vững đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. Ở Hàn Quốc, từ năm 2003 trở đi, khái niệm này mới được xã hội và các doanh nghiệp nhận thức đầy đủ và phát triển sâu rộng.

  • SO SÁNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG MỚI CỦA HÀN QUỐC VÀ TRUNG QUỐC

    Chính phủ Hàn Quốc và Trung Quốc đã công bố kế hoạch trong năm 2008 và 2010 nhằm thúc đẩy các ngành công nghiệp mới nổi. Theo chiến lược “Tầm nhìn và chiến lược phát triển các động lực tăng trưởng mới” vào năm 2008 và tháng 1/2009, Hàn Quốc đã đề xuất 17 ngành công nghiệp như là những động lực tăng trưởng trong tương lai của đất nước (xem bảng).

  • HÀN QUỐC VÀ TRUNG QUỐC CHÍNH THỨC KÝ KẾT HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO SONG PHƯƠNG (FTA)

    1. Tiến trình đàm phán ký kết

    Hàn Quốc và Trung Quốc bắt đầu xem xét đến khả năng tiến hành một hiệp định thương mại tự do song phương vào năm 2004 và bắt đầu thực hiện một nghiên cứu khả thi chung vào năm 2005-2006, nhưng chỉ dưới hình thức là một nghiên cứu chung của khối tư nhân. Đến cuối 2006 mới chính thức thực hiện một nghiên cứu khả thi chung giữa hai chính phủ bao gồm các quan chức, các nhà nghiên cứu và các doanh nhân. Vòng đàm phán đầu tiên diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 3/2007.

  • ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC QUA GÓC NHÌN CỦA CHUYÊN GIA HÀN QUỐC (Phần 3)

    Thứ tư là hiện tượng giải trừ công nghiệp (phi công nghiệp hoá). Khi so sánh với quá trình công nghiệp hoá của các nước tiên tiến, hiện tượng giải trừ công nghiệp của ngành sản xuất Trung Quốc có xu hướng diễn ra nhanh và mạnh mẽ. Trong bối cảnh nền sản xuất truyền thống của một số khu vực liên tục suy giảm và việc đào tạo để phục hồi ngành sản xuất còn nhiều thiếu sót, các công ty đã từng kinh doanh trong lĩnh vực này chuyển hướng kinh doanh chính sang các ngành như bất động sản, đầu tư tín dụng v.v... Chính vì nguyên nhân đó, ngành sản xuất của các khu vực này đã di chuyển sang khu vực Trung Tây của cả nước hoặc các quốc gia đông Nam Á như Việt Nam, khiến quy mô của ngành công nghiệp thu nhỏ lại.





Scroll To Top