ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC QUA GÓC NHÌN CỦA CHUYÊN GIA HÀN QUỐC (Phần 2)
Đăng ngày:
* Các thành quả chính gần đây của việc điều chỉnh cơ cấu theo từng khu vực:
- Thành quả chủ yếu gần đây của việc điều chỉnh cơ cấu tại tỉnh Quảng Đông:
Bảng 1: Thành quả gần đây của việc điều chỉnh cơ cấu tại tỉnh Quảng Đông
Phương pháp
Mở rộng phương pháp phát triển hợp lực của nền kinh tế địa phương bằng chính sách “Song chuyển di” để chuyển dịch ngành công nghiệp và nguồn nhân lực sang khu vực khác
Phương thức phát triển thúc đẩy kết hợp giữa ngành công nghiệp truyền thống được ưu tiên với ngành công nghiệp tiên tiến và ngành sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao.
Thành quả
Nâng cấp ngành công nghiệp
- Bắt đầu hình thành hệ thống các ngành sản xuất tiên tiến như ngành sản xuất trang thiết bị, xe ô tô, ngành CN hóa dầu v.v.. và ngành sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao như: máy tính, đồ điện tử, trang thiết bị dùng cho văn phòng, thiết bị truyền thông, dược phẩm v.v…
- Năm 2012, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp tiên tiến của tỉnh Quảng Đông là 1052 tỷ 964 triệu ND tệ và đã tăng trưởng bình quân 12,4% trong vòng 5 năm, giá trị gia tăng của sản phẩm kỹ thuật cao là 512 tỷ 651 triệu ND tệ và đã tăng trưởng bình quân 13,9% trong vòng 5 năm.
Duy trì tăng trưởng nhanh của các ngành công nghiệp truyền thống được ưu tiên
- Năm 2012, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp truyền thống được ưu tiên của tỉnh Quảng Đông là 558 tỷ 273 triệu ND tệ và tăng đến mức 9,7%, mức độ gia tăng của ngành này cao hơn 1,3%p so với ngành công nghiệp có quy mô sản xuất dư thừa (oversized industry).
Hình thành động lực tăng trưởng kinh tế mới
- 8 ngành công nghiệp lớn mới nổi mang tính chiến lược* nổi lên như trọng điểm tăng trưởng kinh tế mới.
- Đặc biệt, sự phát triển của ngành công nghệ sinh học, ngành sản xuất nguồn quang bán dẫn, ngành điện tử thông tin cao cấp mô hình mới, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng đáng ghi nhận, đồng thời, giá trị gia tăng của 8 ngành công nghiệp chiến lược mới nổi này lần lượt chiếm 43,3 %, 19,5%, 15,6% và 11,6%.
Chú thích: *8 ngành công nghiệp lớn mới nổi mang tính chiến lược là các ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu mới, năng lượng mới, ngành bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng, ngành sản xuất trang thiết bị cao cấp, ngành công nghệ sinh học, ngành sản xuất nguồn quang bán dẫn, ngành sản xuất xe ô tô sử dụng năng lượng mới, ngành điện tử thông tin cao cấp mô hình mới.
- Thành quả chủ yếu của việc điều chỉnh cơ cấu tại tỉnh Triết Giang:
Bảng 2: Thành quả gần đây của việc điều chỉnh cơ cấu tại tỉnh Triết Giang
Phương pháp
Tập trung vào nhiệm vụ cải tổ kỹ thuật một cách hiện đại, nâng cao chất lượng và hiệu ích của việc phát triển ngành công nghiệp
Hỗ trợ việc nâng cao năng lực cải cách một cách tự chủ của doanh nghiệp, thúc đẩy việc phát triển công nghiệp theo hướng “ chủ động cải cách, tăng trưởng từ bên trong”
Thúc đẩy việc nâng cấp toàn bộ ngành sản xuất với trọng tâm là tối ưu hóa cơ cấu công nghiệp của ngành sản xuất trang thiết bị
Thúc đẩy chính sách “Đằng long hoán điểu”*(chuyển đổi) để tạo ra năng lực phát triển bền vững của ngành công nghiệp một cách vững chãi.
Thành quả
Thúc đẩy việc áp dụng một cách chủ động quá trình cải cách
- Năm 2012, số bằng sở hữu trí tuệ hợp lệ của tỉnh Triết Giang là 188.000 bằng và tăng 44,7% so với năm ngoái, đồng thời, trong số đó, số bằng phát minh là 11.000 bằng và tăng 25.4%.
- Số tiền chi cho hoạt động khoa học kỹ thuật của các doanh nghiệp có quy mô sản xuất dư thừa trong ngành công nghiệp của tỉnh Triết Giang là 6 nghìn 877 tỷ 8 trăm triệu nhân dân tệ và gia tăng thêm 13,6%, đồng thời, tỷ lệ giá trị sản xuất của sản phẩm mới đạt mức 23% và tăng thêm 1,3%p so với năm ngoái.
Thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu một cách an toàn
- Năm 2012, giá trị gia tăng của ngành công nghiệp kỹ thuật mới cao cấp và ngành công nghiệ mới nổi mang tính chiến lược trong số các ngành công nghịêp có quy mô sản xuất dư thừa ở tỉnhTriết Giang lần lượt đạt mức 252 tỷ 100 triệu nhân dân tệ và 262 tỷ 600 triệu nhân dân tệ và lần lượt tăng 9,2% và 24,1% so với năm ngoái
Tăng cường chính sách “Đằng long hoán điểu”
- Năm 2012, tỉnh này đã vượt quá mục tiêu xử lý thiết bị dư thừa công suất do Trung Quốc đưa ra về mọi mặt, đồng thời, các thiết bị lạc hậu của tất cả 104 doanh nghiệp của tỉnh Triểt Giang đều bị loại bỏ.
- Trong 1 năm, tỉnh này đã tiết kiệm đuợc 1 triệu 200 nghìn tấn than và đã vượt qua mục tiêu được đưa ra từ đầu năm.
Hiệu quả rõ ràng của việc tiết kiệm năng lượng
- Năm 2012, tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trên từng 10.000 nhân dân tệ trong GDP giảm 6% so với năn ngoái và con số này còn nhanh hơn so với tỷ lệ giảm bình quân trên toàn quốc.
- Số lượng tiêu thụ năng lượng tính trên giá trị gia tăng của ngành công nghiệp quy mô sản xuất dư thừa giảm 7.6% và 34 trong số 38 ngành công nghiệp có lượng tiêu dùng năng lượng theo đơn vị giá trị gia tăng cũng đều giảm.
Chú thích: * Đây là một chính sách có điểm giống với chính sách “ Song chuyển di”, để có thể điều chỉnh cơ cấu công nghiệp, Trung Quốc cần chuyển dịch ngành sản xuất truyền thống vốn có và nâng tầm nó lên vị trí ngành sản xuất trang thiết bị tiên tiến.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng kể, việc điều chỉnh cơ cấu ngành công nghiệp cũng tồn đọng một số vấn đề nổi trội sau đây: Thứ nhất là việc thiếu khả năng cạnh trạnh chủ lực.Trong thời gian dài, lợi thế cạnh tranh của ngành chể tạo Trung Quốc nằm ở yếu tố sản xuất đa dạng bao gồm cả nguồn lực lao động và yếu tố chi phí hợp lý, đồng thời, ngành này còn thiếu việc khai thác những ưu thế cạnh tranh mới. Kỹ thuật chủ yếu của rất nhiều ngành công nghiệp chính và công nghiệp cơ bản tạm thời không có khả năng chuyển đổi, đại đa số các ngành công nghiệp Trung Quốc vẫn không đạt được tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế và đa số ngành công nghiệp chế tạo đều thiếu tính cạnh tranh. Việc phụ thuộc quá nhiều vào kỹ thuật bên ngoài chính là nguyên nhân hạn chế quá trình nâng cấp của các doanh nghiệp, ví dụ như:kỹ thuật trong nước của Trung Quốc ở các trang thiết bị cao cấp của ngành sản xuất như các máy móc chế tác, gia công được điều khiển bằng máy tính cao cấp vẫn có khoảng cách khá lớn so với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế, điều này đã dẫn đến tình trạng các công ty nước ngoài độc chiếm trong lĩnh vực kỹ thuật trọng tâm dành cho những phụ tùng cơ bản như các vi mạch. Do thiếu các kỹ thuật quan trọng và thiếu vắng các thương hiệu chủ động bảo vệ và sở hữu trí tuệ nên ngành sản xuất Trung Quốc liên tục đứng ở vị trí thấp trong chuỗi công nghiệp toàn cầu. Ví dụ như con búp bê Barbie có giá bán trên thị trường Bắc Mỹ là 20$, trong khi đó, giá khi xuất xưởng tại cơ sở sản xuất chính ở Trung Quốc lại chỉ chiếm chưa đến 5% giá bán là 1 đô la, thêm nữa, 1 đô la này lại còn bao gồm các loại thuế, chi phí cho sản xuất và lưu thông, lợi nhuận. Hoặc vào tháng 9 năm 2012, trong số giá bán ra 700$ của điện thoại Iphone 5 của Apple thì giá trị thực tế bán ra cho các phụ tùng được cung cấp bởi các doanh nghiệp Trung Quốc không vượt quá 20$, tức là khoảng 3% của giá bán. Ngành sản xuất của Trung Quốc hiện nay đang sản xuất 30% sản phẩm của thế giới, tuy nhiên, giá trị thu được từ việc này lại chỉ chiếm 1/6 so với tổng giá trị thực trên toàn thế giới, đồng thời, giá trị gia tăng của ngành sản xuất Trung Quốc chiếm dưới 30% giá trị bình quân của thế giới.Sau khủng hoàng tài chính, trong khi giá trị gia tăng của ngành sản xuất của Nhật, Mỹ giảm đi đôi chút thì Trung Quốc vẫn duy trì tình trạng này.
Bảng 3: Bảng so sánh giá trị gia tăng của sản phẩm ngành sản xuất các nước Nhật, Đức, Trung Quốc và Mỹ
(Đơn vị: %)
Thời gian
Tiêu chí đánh giá
Trung Quốc
Mỹ
Nhật Bản
Đức
Trước khủng hoảng tín dụng
Giá trị gia tăng của sản phẩm (%)
26
49
48
37
Hiện nay
26.6
44.9
34.9
_
Theo nguồn: Các tài liệu thống kê và điều chỉnh có liên quan
Giả sử ngành sản xuất Trung Quốc có thể thông qua việc cải cách cơ cấu này mà đạt được tới mức giá trị hiện nay của các nước tiên tiến như Nhật và Mỹ v.v.. thì giá trị gia tăng của ngành công nghiệp Trung Quốc có khả năng tăng từ 30-70% giá trị.
Thứ hai là xu hướng giảm hiệu quả.Tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất gần đây giảm và kéo theo đó tỷ lệ lợi nhuận của ngành này cũng giảm theo.Theo báo cáo được phát biểu vào đầu năm 2013 của Hiệp hội Công nghiệp gang thép Hàn Quốc, doanh thu bán hàng của tổng số 80 công ty thành viên là 3544, 11 tỷ nhân dân tệ, giảm đi 4,31% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận thực tế là 1 tỷ 581 triệu nhân dân tệ đã giảm đi tới 98,22% so với cùng kỳ năm ngoái, số doanh nghiệp bị thua lỗ đã tăng từ 15 công ty lên 23 công ty. Đồng thời, báo cáo “ Điều hành kinh tế công nghiệp Trung Quốc” cũng cho thấy tình hình sụt giảm lợi ích của rất nhiều ngành công nghiệp như kim loại màu, hóa dầu, đóng tàu, điện tử, dệt may, sắt thép, công nghiệp trang thiết bị cũng đã xuất hiện.Với xu hướng suy giảm lợi ích kinh tế, 500 doanh nghiệp lớn của ngành sản xuất Trung Quốc có tổng lợi nhuận là 520 tỷ 290 triệu nhân dân tệ ( theo báo cáo của 497 doanh nghiệp) và đã giảm 17,47% so với lợi nhuận năm ngoái là 630 tỷ 450 triệu nhân dân tệ, đồng thời, lượng giảm này đã tăng thêm 3,81%p so với năm ngoái. Do các vấn đề như thiếu nhu cầu thực tế, gia tăng mâu thuẫn với các thiết bị dư thừa công suất, gia tăng chi phí đầu vào, gia tăng sức ép cạnh tranh của thị trường đã khiến cho toàn bộ lợi nhuận của ngành sản xuất liên tục giảm, đồng thời, tình hình này đã khiến cho quá trình nâng cấp và thay đổi ngành sản xuất vấp phải nhiều trở ngại và thậm chí còn đe dọa phần nào đó đến khả năng sinh tồn của ngành này.
Thứ ba là vấn đề tăng liên tục các chi phí liên quan. Tốc độ của toàn bộ quá trình nâng cấp và chuyển đổi lại chậm hơn so với tốc độ gia tăng chi phí đầu vào và điều này đã khiến cho ngành sản xuất phải đối mặt với tình huống khó khăn, đồng thời, trong số các chi phí này, ảnh hưởng của việc tăng lương là nặng nề hơn cả. Đến năm 2005, tiền lương thực tế khi chuyển đổi sang đô la đã tăng lên 350% trong năm 2011, đây chính là tốc độ tăng cao nhất trong số các quốc gia Châu Á. Theo báo cáo mới nhất gần đây của văn phòng kế toán KPMG, tiền lương tối thiểu hiện nay của Trung Quốc cao gấp 4 lần so với các nước trong khu vực Nam Á và Đông Nam Á, chính vì điều này mà việc làm của các ngành công nghiệp vốn tập trung nhiều lao động như ngành dệt và ngành công nghiệp sơ cấp đã được chỉ ra rằng đang có xu hướng di chuyển sang lĩnh vực khác. Mặt khác, xu hướng gia tăng nguồn cung cấp lap động của Trung Quốc bị chững lại và làm giảm vị trí hàng đầu của nguồn nhân lực liên tục và hợp lý, một trong những nguồn lực quan trọng của quá trình tăng trưởng cao của nền kinh tế Trung Quốc. Năm 2012, dân số phân theo lứa tuổi của Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống còn 937 triệu người, tức là giảm khoảng 3 trỉệu 500 người so với cùng kỳ năm ngoái và việc giảm dân số này đã xuất hiện sớm hơn bốn năm so với dự báo.
Giả sử các quốc gia mới nổi như Việt Nam, Ấn Độ, Malaysia, Philiphin, Mexico v.v.. quyết tâm phục hồi ngành sản xuất và tốc độ tăng trưởng của ngành sản xuất , cường độ thúc đẩy và xúc tiến của quốc gia đủ lớn, đồng thời, chính phủ của các quốc gia này tập trung cải thiện các thiết bị cơ bản và các thiết bị có khả năng tự động hoá thì nền sản xuất Trung Quốc có khả năng mất đi ưu thế hiện nay một cách nhanh chóng.
Người dịch: Nguyễn Ngọc Mai, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc
Theo nguồn:
Đánh giá mới nhất về việc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp: Thành quả và 1 số vấn đề của Viện Nghiên cứu chính sách Kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc (viết tắt là KIEP)