Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TIẾP BIẾN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG

Đăng ngày:

có chọn lọc những nét văn hóa ưu việt mà không đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc.

III. Tiếp nhận những nét mới của văn hóa ngoại lai để tạo nên một sự đa dạng, hài hòa hơn trong một bản sắc văn hóa riêng

Suốt mấy nghìn năm, văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc đã tiếp nhận văn hóa ngoại lai đến từ Ấn Độ và Trung Hoa tưởng chừng như diện mạo văn hóa đã khá ổn định và có nhiều nét giống nhau. Song, vào thời kỳ cận hiện đại, như vừa nêu trên, văn hóa phương Tây tràn vào đã mang lại nhiều nét mới cho văn hoá Việt Nam và Hàn Quốc. Điển hình ở Việt Nam là sự đổi mới về ngôn ngữ, chữ viết, văn chương thi ca, nhạc họa, “chuyển từ một mô hình còn mang nhiều ảnh hưởng của Nho giáo và hình thức Trung Hoa sang một mô hình mới, hiện đại và Việt Nam”.2 Điển hình ở Hàn Quốc là sự hiện diện và phát triển nhanh chóng của hai tôn giáo Thiên Chúa và Tin Lành.

Ngoài những điển hình vừa nêu ra, các mặt của đời sống văn hóa về trang phục, ẩm thực, kiến trúc và đặc biệt là tư tưởng cũng có những chuyển biến sâu sắc.

Việc tạo ra một chữ viết mới theo hệ la tinh ở Việt Nam tựa như một đột phá khẩu, mở lối cho văn hóa phương Tây ào vào Việt Nam, trước tiên là tôn giáo phương Tây (Thiên Chúa và Tin Lành). Chữ viết mới đã trở thành công cụ giao tiếp tối ưu để văn hóa Việt Nam nhanh chóng tiếp thu những thành tựu của phương Tây ngoài ý muốn của người Pháp, cũng nhờ được la tinh hoá tiếng Việt mà nhiều lĩnh vực sáng tạo văn hoá từ giáo dục, y tế, khoa học, kiến trúc, nghệ thuật…đều có cơ hội phát triển, tạo nên sự đa dạng hài hoà trong văn hoá Việt Nam.

 

2 Phan Ngọc; Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, tr.447.

Ở Hàn Quốc, hai tôn giáo Thiên Chúa và Tin Lành được du nhập và phát triển nhanh chóng khó có thể tưởng tượng. Sự phát triển của hai tôn giáo này nếu chỉ dùng từ “bùng nổ” cũng khó hình dung mà anh phải trải nghiệm thực tế tới tham quan Hàn Quốc vào một dịp giáng sinh nào đó.3 Ở đây, chúng tôi chỉ nói tới một điều là một nét văn hóa mới đã hình thành ở Hàn Quốc vào dịp cuối năm đã làm phong phú thêm cho sinh hoạt văn hóa lễ hội ở Hàn Quốc. Ở Hàn Quốc hiện có rất nhiều lễ hội truyền thống,4 chủ yếu tập trung vào mùa xuân và mùa thu, nổi bật là lễ Thượng nguyên rằm tháng giêng và Lễ Thu tịch rằm tháng tám. Tuy vậy, vào mùa hè còn có một lễ hội rất lớn – lễ Phật đản của Phật giáo. Do Phật giáo hiện nay là tôn giáo lớn nhất ở Hàn Quốc nên dịp lễ này thường được tổ chức với qui mô lớn. Đây cũng là dịp để Phật giáo xứ Hàn hoằng dương Phật pháp nên Lễ hội Phật đản không chỉ dừng lại ở khuôn viên chùa chiền trong núi sâu mà lan tỏa xuống khắp các đô thị. Đúng ngày Phật đản, ở Seoul cũng như các thành phố lớn, một cuộc diễu hành với sự tham gia đông đảo của tăng ni Phật tử được tổ chức rất hoành tráng. Ngày này là ngày lễ lớn mang tính quốc gia nên toàn thể công chức được nghỉ, tạo điều kiện cho mọi người có thể tham gia lễ hội. Ngày nay, Hàn Quốc có thêm một lễ hội lớn vào mùa đông – lễ Giáng sinh. Do Thiên Chúa giáo và Tin lành ở Hàn Quốc hòa chung với dòng chảy của lịch sử giữ nước và dựng nước thời cận hiện đại nên được đặc biệt hoan nghênh ở xứ Hàn. Lễ Giáng sinh là ngày hội lớn nhất của tín đồ hai tôn giáo này. Các nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy và không khí tươi vui của ngày lễ không chỉ ở riêng trong nhà thờ và cộng đồng giáo dân mà lan rộng ra toàn xã hội. Biểu hiện cho sự lan rộng niềm vui không chỉ khuôn lại trong lĩnh vực tinh thần mà lan sang cả lĩnh vực phát triển kinh tế. Mùa Giáng sinh còn được gọi là mùa mua sắm, từ những trang thiết bị phục vụ cho lễ Nooen đến sản phẩm vật chất và văn hóa gia đình trong dịp lễ được bày bán khắp nơi với nhiều hình thức quảng cáo sôi động, hấp dẫn, tạo cho xã hội Hàn Quốc năng động hơn hẳn, tươi mới hơn lên. Từ đó, có thể thấy rằng, lễ Giáng sinh đã vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo thuần túy và có đóng góp vào việc làm mới hơn, phong phú thêm những sinh hoạt văn hóa ở Hàn Quốc.

Ngoài những điểm lớn vừa nêu, những nét mới trong thời trang, ẩm thực, kiến trúc vẫn hiện hữu và tiếp tục phát huy ở cả Hàn Quốc và Việt Nam (ở Hàn Quốc đậm đặc hơn Việt Nam). Ở Việt Nam, rõ nét nhất là chiếc áo dài xuất hiện, một sự đổi mới của chiếc áo truyền thống Việt Nam; uống cà phê, bia hơi trở thành một nét mới trong văn hóa ẩm thực Việt Nam...

Tiếp nhận văn hóa ngoại lai, tạo lập bản sắc văn hóa mới rồi lan tỏa cũng là một điểm rất đáng lưu ý trong sự phát triển văn hóa ở Việt Nam và Hàn Quốc hiện nay. Điều này, tới thời điểm hiện tại, văn hóa Hàn Quốc thể hiện tốt hơn nhiều so với văn hóa Việt Nam. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hàn lưu) đang tỏa ra cả khu vực Đông Á, trong đó, Việt Nam là một điểm sáng.

3 Xem thêm Tôn giáo Hàn Quốc và Việt Nam: Nghiên cứu so sánh, Hà Nội 2007, Ngô Xuân Bình – Phạm Hồng Thái chủ biên.

4 Các tư liệu viết về văn hóa Hàn Quốc ở Việt Nam đều ghi Hàn Quốc có tới 500 lễ hội (?)

IV. Sự khoan dung của văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc

Việt Nam là nơi có địa – chính trị đặc biệt, ở giữa ngã ba đường Đông Nam châu Á, nơi giao lưu giữa nhiều nền văn hóa ở Đông Á. Hàn Quốc cũng tương tự, cũng có địa – chính trị đặc biệt, là trung tâm Đông Bắc Á, cũng là nơi hội tụ nhiều nền văn hóa. Thêm vào đó, Việt Nam và Hàn Quốc đều có bờ biển dài. Yếu tố biển đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao lưu văn hóa Đông Tây. Dẫu chưa nói đến yếu tố nô dịch, đồng hóa văn hóa thì ở Việt Nam và Hàn Quốc đã có hiện tượng giao lưu, hội tụ giữa các nền văn


Trước << | Trang thứ 3/4 | >> Sau
Scroll To Top