Văn hoá
HAI BÀI THƠ VỀ NÚI KIM CƯƠNG CỦA KIM SAT KAT
Kim Sat Kat (1807 - 1863) tên thật là Kim Byung Yeon (Bính Uyên), tên tự là Tính Thâm, hiệu là Lan Cao. Ngoài ra, ông còn có các biệt hiệu là Nhi Minh, với ý nghĩa bất bình với xã hội thối nát mà lên tiếng, nói lên tiếng nói của bản thân mình, của những người dân nghèo muốn có sự thay đổi cuộc sống và Kim Lạp, bởi suốt cuộc hành trình ngao du khắp đất nước, ông luôn đội chiếc nón lá.
HEO GYUN (HỨA QUÂN) VÀ TÁC PHẨM NỔI TIẾNG HỒNG CÁT ĐỒNG TRUYỆN (Phần 2)
Qua nội dung câu chuyện, ta nhận rõ mấy điểm nổi bật sau:
Một là, phản ánh mâu thuẫn sâu sắc trong gia đình Tể tướng họ Hồng, sự phân biệt thê và thiếp, đích và thứ, con vợ cả với con vợ thứ. Mâu thuẫn sâu sắc này mang tính đặc trưng và phổ biến trong tầng lớp Yangban Choseon. Dẫu vẫn biết sự phân biệt vợ đích và vợ thứ, con vợ cả với con vợ thứ là “mẫu số chung” của chế độ phong kiến mang đậm tư tưởng Nho giáo ở Đông Á thời kỳ trung đại nhưng sự phân biệt tới mức kỳ thị, vùi dập thì có lẽ chỉ có ở xã hội phong kiến Choseon đương thời. Chính sự phân biệt mang tính cực đoan đó đã dẫn tới những xung đột, thậm chí phản kháng quyết liệt như đã xảy ra đối với nhân vật Cát Đồng.
HEO GYUN (HỨA QUÂN) VÀ TÁC PHẨM NỔI TIẾNG HỒNG CÁT ĐỒNG TRUYỆN (Phần 1)
Hứa Quân sinh năm 1569, mất năm 1618. Ông xuất thân trong một gia đình quan lại, dòng dõi Yangban thời Choseon. Với trí thông minh trời cho lại được học hành cẩn thận, ông chuyên tâm vào đèn sách và thi cử. Năm 25 tuổi, thi đỗ tiến sĩ rồi ra làm quan, từng được cử theo đoàn sang sứ Trung Quốc, làm quan tới chức cao nhất là Phán thư, Tham tán Bộ Hình.
ĐIỆU MÚA CỔ CHEO YONG (XỬ DUNG) ĐẶC SẮC CỦA HÀN QUỐC
Điệu múa Xử Dung được bắt đầu từ thời Hyeon Kang wang (Hiến Khang Vương) nước Shilla. Thần nhân sinh ra ở biển khơi, xuất hiện sớm nhất ở Kae Yun Po (Khai Vân Phố)[1] rồi mới vào Wangdo (Vương đô).[2] Thần nhân được làm người, trông kỳ vĩ, dị thường và thích ca hát, nhảy múa. Câu thơ của Ikjae (Ích Trai)[3]: “Ca hát dưới đêm trăng với khuôn mặt đỏ và hàm răng cứng như vỏ trai; Nhảy múa trong gió xuân với ống tay áo màu tía và đôi cánh chim diều hâu” là nói về chuyện này.
PHONG TỤC TẬP QUÁN XƯA NAY Ở HÀN QUỐC
Có nhiều phong tục không giống trước đây. Theo tích xưa, sau khi khai tiệc, âm nhạc được tấu lên, trước tiên, người ta trao Jeon Du[1] (triền đầu) rồi gọi kỹ nữ. Cũng có quy định về các loại đồ ăn, thức uống. Về âm nhạc, khi các khúc ca như Jin Jak (Chân Thược), Man Ki (Mạn Cơ), Ja Ha Dong (Tử Hà Động), Huing Sal Mun (Hoành Sát Môn) được tấu lên, rượu sẽ được rót từng chút một, trao cho nhau, uống theo vòng tròn, vừa uống rượu vừa ngâm nga ca hát. Bữa tiệc sẽ không dừng lại cho đến khi không khí trở nên sôi nổi, ồn ào và mọi người đều được say sưa.
CÁC NHÀ THƯ PHÁP NỔI TIẾNG CÁC THỜI ĐẠI Ở HÀN QUỐC
Có thể nói rằng, nước ta có rất nhiều người viết chữ đẹp, song không mấy người được coi là mô phạm. Kim Saeng (Kim Sinh)[1] viết đẹp, chữ nhỏ và mảnh, mặc dù vậy, tất cả đều tinh xảo . Haeng Chon (Hạnh Thôn) có bút thế là đối thủ ngang hàng với người cùng thời là Tử Ngang[2], nhưng hành thư và thảo thư tung hoành thực sự còn có nét khiêm nhường so với Tử Ngang.
ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG HÀN QUỐC VỚI NỀN ÂM NHẠC VÀ GIỚI TRẺ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Phần 2)
Có thể nói, điện ảnh có vai trò không nhỏ trong việc gây dựng sự yêu thích nhạc Hàn trong giới trẻ Việt. Ban đầu là những bộ phim có những bài hát nền cho phim hay, tiếp theo là những diễn viên đóng phim chuyển sang biểu diễn ca nhạc. Lúc này, nhạc Hàn vẫn dựa vào điện ảnh, chưa thực sự có một vị trí nhất định trong lòng người hâm mộ Hàn lưu.
ÂM NHẠC ĐẠI CHÚNG HÀN QUỐC VỚI NỀN ÂM NHẠC VÀ GIỚI TRẺ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Phân 1)
Trước những năm 90, thanh niên chỉ có thể nghe những bài hát cách mạng, những bài ca ngợi Đảng, đất nước do các nhạc sĩ Việt Nam sáng tác hoặc các bài hát nhạc vàng do các nhạc sĩ và ca sĩ Việt Nam sống tại hải ngoại sáng tác và trình bày.
SEONG HYEN (THÀNH HIỆN: 1439-1504): CUỘC ĐỜI VÀ TÁC PHẨM
Seong Hyen tên tự là Khánh Thúc; hiệu Dung Trai, Hư Bạch Đường, Phù Hưu Tử, Cúc Ô; thuỵ hiệu là Văn Tải, quê ở Chang Nyeong, là con trai thứ 3 của Yom Cho, từng giữ chức Tri trung khu phủ sự.
ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI VĂN HÓA GIA ĐÌNH HÀN QUỐC HIỆN ĐẠI (Phần 3)
1.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Đối với văn hóa gia đình, ảnh hưởng tiêu cực dễ nhận biết nhất và từng bị phê phán rất nhiều, đó là tính gia trưởng.