Lịch sử
KA RAK KUK KI (GIÁ LẠC QUỐC KÝ) (Phần 5)
Từ Thế Tổ trở xuống truyền được 9 đời con cháu, ghi chép ở phần cuối.
Bài minh như sau:[1]
KA RAK KUK KI (GIÁ LẠC QUỐC KÝ) (Phần 4)
Lại nữa, nơi đây còn có một trò chơi thể hiện lòng ngưỡng mộ Thủ Lộ Vương. Hằng năm, vào ngày 29 tháng 7, trăm họ, văn võ bá quan, binh sĩ trên khắp đất nước rủ nhau lên Seung Jeom (Thừa Chiêm) dựng lều, ăn uống, vui chơi. Họ hướng về hai phía Đông Tây và những người thợ khỏe mạnh chia thành hai bên trái phải từ Vọng sơn đảo, cưỡi ngựa dũng mãnh đua nhau chạy đến bờ sông, chạm vào mũi thuyền rồi đẩy nhau rơi xuống nước, sau đó chạy hướng về Ko Po (Cổ Phố) ở phía Bắc. Trò chơi này mô phỏng theo câu chuyện ngày xưa, Lưu Thiên can và Thần Quỷ can được nhà vua sai ra nghe ngóng tin tức Hoàng hậu rồi về bẩm báo với nhà vua.
KA RAK KUK KI (GIÁ LẠC QUỐC KÝ) (Phần 3)
Một ngày tháng 3 năm Tân Dậu (năm 661), năm đầu tiên niên hiệu Long Sóc[1], vị vua thứ 30 Beop Min Wang (Pháp Mẫn vương) nhà Tân La ra chiếu thư rằng:
KA RAK KUK KI (GIÁ LẠC QUỐC KÝ) (Phần 2)
Một hôm, nhà vua nói với quần thần:
- Cửu can là những người đứng đầu bá quan của triều đình. Chức vị và danh xưng đó chỉ xứng với bọn tiểu nhân hay nông phu, không xứng với quyền cao chức trọng của Cửu can. Ngộ nhỡ người nước ngoài nghe được họ sẽ cười chê.
KA RAK KUK KI (GIÁ LẠC QUỐC KÝ) (Phần 1)
Lời dẫn:
Giá Lạc quốc ký có nghĩa là những ghi chép về nước Giá Lạc. Theo như chú thích về tên nước Giá Lạc ở đầu đề thì Giá Lạc có những tên gọi khác như KaYa (Già Na), Kaya (Gia Na), Kara (Giala). Phần ghi chép này do một văn nhân cuối thời vua Munjong (Văn Tông) triều Koryeo (Cao Ly) biên soạn, nhà sư Nhất Nhiên chỉ rút ngắn lại trong Tam Quốc di sự cho rõ ràng , mạch lạc. Dẫu sao, so với phần ghi chép rất giản lược trong Tam Quốc sử ký thì rất tỏ tường, là tài liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu về tiểu vương quốc này thời cổ đại. Hơn nữa, ở đây có những câu chuyện thần thoại dựng nước khá tương đồng với Việt Nam, nhất là câu chuyện có mô – típ quả trứng, lại có cả một bài Minh văn với nghệ thuật văn chương rất cao. Chúng tôi biên dịch và giới thiệu đề đông đảo bạn đọc tham khảo.
NHẠC SỸ NỔI TIẾNG CỦA CÁC THỜI ĐẠI Ở HÀN QUỐC
Trong số các kỹ thuật thì âm nhạc là thứ đáng học nhất và khó. Nếu không có tố chất bẩm sinh thì không thể đón nhận nó như sở thích đích thực. Vào thời Tam Quốc, mỗi nhạc khí đều có âm luật riêng ,vì thế, trải qua nhiều thế hệ thì cũng không thể nắm bắt một cách tỷ mỷ được.
HOẠ SỸ DANH TIẾNG CỦA CÁC THỜI ĐẠI Ở HÀN QUỐC
Việc miêu tả sự biến đổi của sự vật nếu không phải do người có tài năng xuất chúng sinh ra trên cõi đời này thì không thể làm tốt được. Cho dù có thông hiểu sự biến đổi của một vật thì việc thông hiểu sự biến đổi của vạn vật lại càng khó hơn nhiều. Ở Hàn Quốc, những họa sỹ danh tiếng là rất ít. Nếu quan sát kỹ từ thời kỳ gần đây thì phương pháp vẽ (họa cách) của Gong Min Wang (Cung Mẫn Vương) là khá cao minh.
HIỀN TÀI CỦA CÁC THỜI ĐẠI Ở HÀN QUỐC
Văn chương của nước ta phát triển rực rỡ bắt đầu từ Choi Chi Won (Thôi Trí Viễn). Thôi Trí Viễn sang nhà Đường đỗ đạt thành tài, văn danh sáng chói. Ngày nay, ông vẫn được phối thờ ở Văn miếu[1]. Lúc bấy giờ, nếu ai hiểu được văn phong thì mới có thể hiểu rõ văn chương của ông.
[1] Văn miếu là nơi thờ Khổng Tử và các đệ tử của ông – những người đã cống hiến cho Nho học. Triều đại Triều Tiên đã cho xây dựng tượng ông ở bên cạnh để thị uy Seong Gyun Kwan.
DANH LAM THẮNG CẢNH CỦA THÀNH HAN YANG (HÁN DƯƠNG)
Trong thành Hán Dương, cảnh đẹp không nhiều. Trong số đó, nơi đáng để thăm quan nhất chính là Sam Cheong Dong (động[1] Tam Thanh), thứ hai là In Wang Dong (động Nhân Vương), sau đó là các địa danh như Sang Kye Dong (động Song Kê), Baek Un Dong (động Bạch Vân), Cheong Hak Dong (động Thanh Hạc).
[1] Cách gọi tên một khu, phường của Hàn Quốc. Hiện nay, cách gọi này vẫn được sử dụng – ND.
KINH ĐÔ QUA CÁC TRIỀU ĐẠI Ở HÀN QUỐC
Seoul, thành phố nằm bên bờ Sông Hàn được biết đến là thủ đô của Hàn Quốc. Đây là một thành phố cổ, từng là kinh đô của Baekje (Bách Tế:18 TCN – 660) và Triều đại Joseon (Triều Tiên:1392-1910).Tuy nhiên, trước khi Seoul được chọn làm thủ đô như ngày nay, trong lịch sử Hàn Quốc, ngay cả khi bán dảo Hàn chưa thống nhất thành một khối mà chia thành các nước nhỏ, có rất nhiều nơi được chọn là kinh đô của Hàn Quốc. Khi viết về kinh đô qua các triều đại, trong sách Dung Trai tùng thoại của Seong Hyen (Thành Hiện) có viết: