Bắc Hàn (Triều Tiên)
THƯƠNG MẠI TRIỀU TIÊN – TRUNG QUỐC TRÊN ĐÀ PHỤC HỒI
Thương mại giữa Triều Tiên và Trung Quốc có lịch sử lâu dài và biến động, phản ánh sự thay đổi trong mối quan hệ chính trị và kinh tế giữa hai quốc gia. Thương mại Triều Tiên - Trung Quốc bắt đầu từ những năm 1940, khi Triều Tiên mới giành được độc lập và thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Tuy nhiên, hoạt động thương mại chỉ thực sự tăng trưởng mạnh mẽ từ những năm 1990 - khoảng thời gian Trung Quốc bắt đầu mở cửa nền kinh tế vàTriều Tiên cũng thực hiện một số cải cách kinh tế nhất định.
TỔNG THỐNG NGA PUTIN THĂM TRIỀU TIÊN
Nga và Triều Tiên ngày càng tăng cường quan hệ song phương trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều biến động phức tạp, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên tiếp tục rơi vào vòng xoáy leo thang căng thẳng, khó lường; cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine chưa có hồi kết; đặc biệt thời gian gần đây Triều Tiên luôn bị cáo buộc là đã cung cấp vũ khí cho Nga để hỗ trợ cuộc chiến ở Ukraine nhằm đổi lấy thực phẩm, nhiên liệu và công nghệ. Tuy nhiên, cả hai nước đều phủ nhận việc trao đổi này.
TÍN HIỆU KHỞI SẮC TRONG QUAN HỆ LIÊN TRIỀU
Mới đây, Hàn Quốc và Triều Tiên đã đồng ý cải thiện quan hệ song phương, bắt đầu bằng việc khôi phục các đường dây liên lạc liên Triều. Liệu sau khi nối lại đường dây nóng, quan hệ liên Triều có phục hồi sau những ngày tháng bế tắc kéo dài hay không? Mặc dù câu trả lời còn ở phía sau, nhưng có thể thấy đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa tích cực góp phần hâm nóng mối quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
THẨM THANH TRUYỆN VÀ ĐẠO HIẾU
Thẩm Thanh Truyện là một tác phẩm văn học cổ điển của Triều Tiên kể về một câu chuyện ở Dohwa – dong, Hwang joo, có một người họ Sim (Thẩm) tên là Hakgyu ( Hạc Khuê ) vốn thuộc dòng dõi quý tộc Yangban, còn lại rất ít ở trong làng. Đến đời ông Thẩm, con cháu ít dần và suy vi khánh kiệt, còn lại duy nhất một mình ông với đôi mắt mù lòa khi ông chừng độ hai mươi tuổi. Ông vốn là người có học, sống rất đôn hậu, mực thước, chính trực nên được mọi người trong làng quý trọng và đối xử tử tế với ông như một người mù đáng kính. Ông kết duyên với bà Quách được ca ngợi là hiền hậu, chăm chỉ, hết lòng với ông và làng xóm. Đôi vợ chồng sống với nhau hòa thuận, thương yêu nhau hết mực suốt hơn hai mươi năm, nhưng có điều họ lại chưa sinh được một mụn con. Nỗi khổ tâm ấy cứ day dứt đeo đẳng mãi cho tới khi họ trên bốn mươi tuổi. Thế rồi, ở hiền gặp lành, được trời Phật ban cho phúc lớn, bà Quách đã mang thai và chờ ngày sinh nở. Niềm vui ngắn chẳng tày gang, mong muốn sinh được con trai của hai vợ chồng đã không được toại nguyện, hơn nữa, vài ba ngày sau, bà Quách lâm bệnh nặng, trăng trối đôi lời với chồng, không quên đặt tên con là Cheong (Thanh).
ĐẠI SƯ HYU-JEONG (HƯU TĨNH) VÀ NÚI MYOHYANG (DIỆU HƯƠNG)
Dưới thời Joseon (1392-1910), đệ tử Phật giáo và nhân dân trên bán đảo Hàn đều ca tụng, ngưỡng mộ nhà sư Hyu-jeong, một đại sư tiêu biểu của Phật giáo bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm, đồng thời là một nhà tư tưởng lớn thể hiện rõ quan điểm tôn giáo trong những tác phẩm của mình.
LẬP TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC VÀ HÀN QUỐC CÙNG CHUNG TIẾNG NÓI VỀ PHI HẠT NHÂN CỦA TRIỀU TIÊN
.Các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Hàn Quốc đã phát một tín hiệu mạnh mẽ đối với Triều Tiên hôm thứ 5 trong tuần nói rằng, họ đồng tình phản đối việc phát triển vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
TRIỀU TIÊN CHUYỂN HƯỚNG NGOẠI GIAO, SỰ TRỢ GIÚP CỦA TRUNG QUỐC TỪ PHÍA SAU
Jane Perlez
Vào đầu tháng 10, một đoàn đại biểu cấp cao đặc biệt của Triều Tiên bất ngờ có chuyến thăm thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Trung Quốc có vai trò như thế nào trong sự kiện lần này? Sự lộ diện của Hwang Pyong-so, nhân vật được coi có vị trí chỉ đứng sau Kim Jong-un đạt được thành quả gì?
VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ HẠT NHÂN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN (Phần 2)
2. Chính sách và vai trò của Trung Quốc đối với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên
Chính sách của Trung Quốc đối với bán đảo Triều Tiên nằm trong chính sách đối ngoại chung của Trung Quốc với các nước láng giềng và khu vực. Chính sách chính là phải đảm bảo hòa bình, ổn định tại bán đảo, củng cố tăng cường quan hệ truyền thống với Triều Tiên song song với phát triển quan hệ với Hàn Quốc và đóng vai trò tích cực trong quá trình giải quyết khủng hoảng hạt nhân, tiến tới tái thống nhất bán đảo Triều Tiên một cách hòa bình, theo hướng có lợi cho Trung Quốc.
VAI TRÒ CỦA TRUNG QUỐC TRONG VẤN ĐỀ HẠT NHÂN TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN (Phần 1)
Vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là một trong những vấn đề “nóng” của khu vực Đông Bắc Á mà còn là vấn đề phức tạp nhất trong chính trị quốc tế hiện nay. Đặc biệt bước sang thế kỷ XXI, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên luôn trong tình trạng bất ổn và khủng hoảng, khiến tình hình thế giới trở nên căng thẳng. Là một cường quốc trong khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc ngày càng khẳng định sức mạnh và vị thế nước lớn của mình, đặc biệt là tầm quan trọng cũng như sự phụ thuộc mạnh mẽ của Triều Tiên đối với Bắc Kinh, khiến cho Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc, tích cực tham gia và có đóng góp quan trọng trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
NHỮNG CẢI CÁCH KINH TẾ CHỦ YẾU CỦA TRIỂU TIÊN TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY (Phần 2)
3. Những cải cách kinh tế chủ yếu của Triều Tiên trong thời gian gần đây
Cải cách tiền tệ
Trong năm 2009, Triều Tiên đã có những nỗ lực cải cách tiền tệ khi chính phủ thực hiện một cuộc đổi tiền lớn để hạn chế hoạt động của chợ đen trên khắp đất nước. Ngày 30/11/2009, Bình Nhưỡng bất ngờ thực hiện chính sách đổi tiền với tỉ giá 100 won tiền cũ đổi được 01 won tiền mới. Đây là lần đổi tiền thứ 5 ở nước này kể từ khi Chính phủ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên được thành lập vào năm 1948.[1] Chính phủ Triều đã giải thích, đó là phương án thu hồi tiền rải rác trong dân chúng, ngăn chặn lạm phát và nhằm nâng cao giá trị tiền tệ. Đa số các chuyên gia đều phân tích rằng, mục đích cải cách tiền tệ của Triều Tiên là thông qua việc giảm thiểu lượng tiền mặt mà người dân đang sở hữu trong tay để ngăn chặn lạm phát. Nhà nước thay đổi tiền mới bằng cách gạch bỏ 2 số "0" ở tờ tiền cũ (1000 won trở thành 10 won).[2] Đối với những người dân Triều Tiên chưa gửi tiền vào trong các ngân hàng quốc doanh, việc này có thể làm số tiền tiết kiệm của họ sẽ thu hẹp mất 1/100.[3]