Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


MỐI HIỂM HỌA HẠT NHÂN VỚI SỰ TỒN VONG CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Ngay sau màn trình diễn hạt nhân, Triều Tiên đã có một bài diễn văn, cảnh báo rằng họ có thể biến Seoul trở thành “biển lửa” bất cứ lúc nào. Mặc dù vậy, những người dân Hàn Quốc vẫn rất bình tĩnh và không biểu hiện bất cứ sự lo sợ nào. Hành động của Triều Tiên cũng không gây ra ảnh hưởng gì đáng kể đối với thị trường chứng khoán. Người dân Hàn Quốc đã quá quen thuộc với thái độ thù địch và những đòn đánh tâm lý của Triều Tiên trong suốt 6 thập kỷ qua.

Một vài nhà lãnh đạo phe bảo thủ cho rằng, Hàn Quốc nên phát triển vũ khí hạt nhân để chống lại Triều Tiên, nhưng với đại đa số còn lại thì cho rằng, đây không phải là mối hiểm họa lớn. Nhiều người còn bị chỉ trích rằng họ đã bị ảnh hưởng bởi phim hành động Hollywood trong khi những nhà phân tích quân sự cho rằng Bình Nhưỡng không có lý do gì để tấn công Seul, nơi mà có hàng ngàn người nước ngoài đang cư trú. Trong bối cảnh Hàn Quốc đang bị đe dọa bởi các cuộc tấn công quân sự và nguy cơ xảy ra khủng hoảng, Hàn Quốc vẫn đang tận hưởng những ngày tháng bình yên.

Liệu có thật sự không có gì đáng lo trên bán đảo Hàn? Việc xảy ra chiến tranh toàn diện là điều gần như không thể. Triều Tiên sau khi bị tàn phá trong những năm 1990 dường như đã không còn đủ sức để thực hiện một cuộc chiến tranh dài hơi. Trong khi đó, cả Mỹ và Trung Quốc đang mong muốn duy trì tình trạng hiện tại trên bán đảo này. Ngoài ra, cuộc khủng hoảng vừa qua đã chứng minh được cơ hội đáng kể cho cuộc đối thoại khi họ đạt đến một điểm quan trọng.

Tuy nhiên, một thực tế khó khăn là Kim Jong-Un, người mà Triều Tiên luôn tin rằng là người sở hữu "phẩm giá cao" đã có những tuyên bố công khai lặp đi lặp lại về sự cần thiết phải có hành động quân sự với Hàn Quốc. Sẽ là một sự thất bại khi không biến lời nói của mình thành hành động, điều đó sẽ làm giảm phẩm giá của nhà lãnh đạo tối cao này. Vì vậy, những phát biểu mạnh mẽ của ông về việc có thể tấn công vào bất cứ nơi nào vào bất cứ thời điểm nào tùy ý sẽ chứng minh ông không hề nói suông. Các cuộc tấn công an ninh mạng gần đây trên đài truyền hình địa phương và các ngân hàng có thể có thể là một điềm báo. Ngoài năm hòn đảo gần biên giới hai nước trong vùng biển Hoàng Hải còn có một loạt các mục tiêu dễ bị tấn công bởi Triều Tiên. Chuyên gia bảo mật đặc biệt lo ngại rằng, hàng chục lò phản ứng điện hạt nhân và cơ sở hạ tầng quy mô lớn rất dễ bị khủng bố.

Với sự xuất hiện của Triều Tiên như một "nhà nước hạt nhân", những nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo, bắt đầu với sự thỏa thuận được ký kết giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên vào năm 1994, hiện nay đã bị phá vỡ. Câu hỏi về Bắc Hàn thực sự là thách thức lớn nhất trong lịch sử hiện đại của dân tộc Hàn Quốc.

Cuộc khủng hoảng hạt nhân của Triều Tiên cho thấy, mấu chốt của sự tồn vong của chế độ Triều Tiên, hay còn gọi là triều đại cha truyền con nối, là việc họ không thể tách rời khỏi việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Khi đối mặt với sự thật khắc nghiệt này, tính hợp lý rõ ràng của chính sách"Ánh Dương" mà Hàn Quốc theo đuổi đã tan biến hết. Khi chế độ Kim Jong-un phát triển không ổn định, cụ thể là việc sử dụng vũ khí hạt nhân để quyết định sự sống còn của chế độ, sự căng thẳng trên bán đảo Hàn sẽ ngày một leo thang.

Tình hình sẽ tiếp tục trầm trọng thêm nếu có sự tan rã của “Lực lượng quân đội kết hợp” giữa Hàn Quốc-Mỹ, được lên kế hoạch triển khai vào năm 2015. Nguy cơ xảy ra chiến tranh ngay sau đó là rất lớn vì chưa có trường hợp nào từng xảy ra trong lịch sử khi hòa bình được đảm bảo chỉ bởi thỏa thuận hai bên mà không được chống lưng bởi sức mạnh quân đội.

"Chúng tôi chỉ đơn giản là không thể tiếp tục sống chung với mối lo ngại về vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn", Tổng thống Park Geun-hye, phát biểu về vấn đề giữa Hàn Quốc và Triều Tiên. Nhưng vấn đề là không có khả năng Kim Jong-un sẽ tự nguyện từ bỏ vũ khí hạt nhân. Đó là vì sự tồn tại của họ phụ thuộc hoàn toàn vào các vũ khí này. Vì vậy, để duy trì chế độ của mình bằng cách tích hợp nó với nhà nước và hệ thống, Kim Jong-un rất có thể sẽ tiếp tục tăng cường các mối đe dọa hạt nhân của mình đối với Hàn Quốc.

 

Dịch nguyên văn từ bài của tác giả

“Yoon Pyung – joong, chuyên gia Khoa học chính trị, trường đại học Hanshin”

Nguồn:http://www.koreafocus.or.kr/design3/politics/view.asp?volume_id=136&content_id=104616&category=A

 

Lê Minh Đông – Trung tâm Bắc Á


Scroll To Top