Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Văn hoá


  • NGUYÊN NHÂN TẠO NÊN HÀN LƯU

    Làn sóng Hàn Quốc (còn gọi là Trào lưu Hàn Quốc) là một thuật ngữ được dịch từ tiếng Hàn là Hallyu (한류), có nghĩa là sự thịnh hành những giá trị văn hóa của Hàn Quốc ở nước ngoài. Song, thuật ngữ này không phải do người Hàn Quốc đặt ra mà do người Trung Quốc nêu ra từ những năm đầu thế kỷ 21 bởi sự hâm mộ cuồng nhiệt của đông đảo người dân Trung Quốc đối với phim truyền hình, thời trang, mỹ phẩm Hàn Quốc...

  • NHỮNG CÂU CHUYỆN VỀ ĐẠO HIẾU TRONG TAM QUỐC DI SỰ

    Vào tháng 7 âm lịch hàng năm, ở những quốc gia có sự xuất hiện của đạo Phật, nhất là những nước ở Châu Á thì các Phật tử đều được nghe giảng về đạo Hiếu nhân ngày lễ Vu Lan rằm tháng 7. Lễ Vu Lan là lễ báo hiếu tổ tiên, gần gũi nhất là báo hiếu cha mẹ, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

  • TRUYỆN NÀNG XUÂN HƯƠNG VÀ TIỂU THUYẾT ÁI TÌNH HÀN QUỐC

     

    Truyện Nàng Xuân Hương hay gọi tên nguyên văn là Xuân Hương truyện không có tác giả cụ thể, gọi là tác phẩm khuyết danh. Sở dĩ như vậy là bởi thoạt đầu chỉ gọi là Xuân Hương ca, thuộc loại hình tác phẩm Pan-sô-ry. Pan-sô-ry là những câu chuyện được thể hiện bằng lời hát, là một loại nhạc kịch âm nhạc mà người diễn xướng hát những câu chuyện theo nhịp trống, có thể gọi là kịch âm nhạc tự sự.[1] Khi Xuân Hương ca được nhiều người đón nhận và thêm bớt thì dần dần phát triển thành tiểu thuyết, gọi là Xuân Hương truyện, thuộc thể loại tiểu thuyết ái tình.



    [1] Komisook – JungMin-JungByungSul; Văn học sử Hàn Quốc từ cổ đại đến cuối thế kỷ XIX; Jeon Hye Kyung – Lý Xuân Chung dịch; Nxb ĐH Quốc gia Hà Nội; 2006, tr.264. Phần sơ lược câu chuyện Nàng Xuân Hương cũng theo bản dịch này.

  • HÀN LƯU QUA HAI BÀI NGHIÊN CỨU CỦA GIÁO SƯ HÀN QUỐC

    Bài viết dưới đây được tổng hợp dựa trên hai bài nghiên cứu của giáo sư Kim Ik Gi (trường Đại học Dong Guk) và giáo sư Im Hyun Jin (trường Đại học Seoul) tại Hội thảo quốc tế “Dòng chảy mới của tiêu dùng văn hóa đại chúng Đông Á” do Trung tâm Nghiên cứu châu Á, trường Đại học Seoul tổ chức ngày 29 tháng 3 năm 2013 vừa qua.

  • TÂN LA THÙ DỊ TRUYỆN VÀ CHOE CHI-WON (THÔI TRÍ VIỄN)*

    Văn học truyền kỳ như một dòng chảy lớn của văn học tự sự Trung đại các nước Đông Á tiếp nhận ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Hán như Hàn Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.

  • PHÂN TÍCH CỦA BÁO CHÍ NƯỚC NGOÀI VỀ HALLYU

    Đã gần 20 năm kể từ khi Hàn Quốc được biết đến như là một quốc gia châu Á nhỏ bé, không có đặc điểm gì nổi bật, ngoại trừ một số di tích văn hóa như gốm men Goryeo, chữ kim loại, kimchi và ngôn ngữ Hanguel là đại diện cho đất nước này. Vào thời điểm đó, những người Hàn Quốc thường đánh giá theo tiêu chuẩn và các tiêu chí được đặt ta bởi các nước tiên tiến và ganh tỵ với những thành công của họ.

  • VÂN ANH TRUYỆN” TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT HÀN QUỐC VỚI ĐỀ TÀI TÌNH YÊU LÃNG MẠN

    Tiểu thuyết với đề tài tình yêu là một trong số các thể tài tiểu thuyết cổ điển của Hàn Quốc. Trong các tác phẩm viết bằng chữ Hán thì đề tài tình yêu lãng mạn được thể hiện như một dòng chính trong lịch sử văn học Hàn Quốc.

    Vào cuối thời Silla (668 – 891), tác phẩm truyền kì Điều Tín xuất hiện, nội dung là câu chuyện tình đau khổ trong mộng của một nhà sư: Điều Tín yêu say đắm con gái của quan Thái thú Kim Tích, nhưng gia đình lại gả nàng cho người khác. Chàng vô cùng đau khổ, đến trước tượng Phật than thân trách phận, rồi mệt quá ngủ thiếp đi. Trong mộng, Điều Tín gặp được con gái của Kim Tích, nàng vẫy chàng đến tỏ tình, sau đó hai người cùng trở về quê hương xây dựng hạnh phúc gia đình. Họ sinh được năm con cả gái và trai, nhưng cuộc sống không sao thoát khỏi cảnh nghèo nàn, bệnh tật.

  • MỘT CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU SO SÁNH TÁC PHẨM TRUYỀN KỲ HÀN – TRUNG - VIỆT

    Luận án Tiến sĩ của tác giả Hàn Quốc Jeon Hye Kyung (Toàn Huệ Khanh) với nhan đề: Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục được bảo vệ năm 1994 [i]. Trong bối cảnh giao lưu văn hóa Việt - Hàn và giao lưu văn hóa khu vực hiện nay, Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ là một đóng góp đáng trân trọng trong việc nghiên cứu tác phẩm văn học truyền kỳ Đông Á cũng như văn học Đông Á nói chung. Dưới đây tôi xin nêu những điểm chính của công trình nghiên cứu.



    [i] Tác giả Toàn Huệ Khanh hiện là Giáo sư giảng dạy tại khoa tiếng Việt trường Đại học ngoại ngữ Hàn Quốc. Mới đây hai trong số các công trình nghiên cứu văn học so sánh của bà đã được dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Việt: (1) Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ Hàn Quốc - Trung Quốc - Việt Nam (thông qua Kim Ngao tân thoại, Tiễn đăng tân thoại, Truyền kỳ mạn lục), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. (2) Nghiên cứu so sánh truyện cổ Hàn Quốc và Việt Nam (thông qua tìm hiểu sự tích động vật). Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội 2005. Ngoài ra, sách Kim Ngao tân thoại của tác giả Kim Thời Tập (1435-1493) cũng được dịch từ tiếng Hàn sang tiếng Việt (Nxb. Đại học Quốc gia, 2004). Cả ba sách đều do Giáo sư Toàn Huệ Khanh và nhà nghiên cứu Hàn Quốc Lý Xuân Chung dịch. Nhân đây tôi xin trân trọng cảm ơn các dịch giả đã gửi tặng sách.

  • CHUSEOK- LỄ TẠ ƠN CỦA NGƯỜI HÀN QUỐC

    Chuseok thường được so sánh với Lễ tạ ơn của người Mỹ, vì đây cũng là ngày người người Hàn Quốc thể hiện sự cảm ơn đối với trời đất, tổ tiên và một vụ mùa bội thu của năm. Nhưng, Chuseok có lịch sử lâu đời hơn. Chuseok là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất của người Hàn Quốc, diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Vào ngày này, người ta thường tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cùng gia đình, người thân, hàng xóm và thưởng thức các món ăn truyền thống.

  • GEUM GANG SAN – NÚI KIM CƯƠNG

    Núi Kim Cương có một vị thế đặc biệt về mặt địa lý, có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, có vẻ đẹp quyến rũ, kỳ ảo theo từng mùa trong năm trên bán đảo Hàn. Đặc biệt, về mặt tâm linh, người Hàn coi núi này là thánh địa, là linh sơn, có một sự linh thiêng kỳ diệu, có thể cứu rỗi những sinh linh gặp nhiều nghịch cảnh trên đường đời, có thể giải thoát cho những vong hồn oan nghiệt, mang lại nhiều sự may mắn cho con người… Bởi vậy, người Hàn loan truyền nhau một câu nói nối tiếp từ đời này sang đời khác rằng: “Không ai có thể nhắm mắt xuôi tay trước khi được tới núi Kim Cương”.





Scroll To Top