Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Chính trị


  • NHỮNG BẤT ỔN VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO VÀ AN NINH QUỐC GIA (SAU KHI TỔNG THỐNG PARK GEUN-HYE BỊ ĐÌNH CHỈ QUYỀN LỰC TẠM THỜI)

    Cuộc khủng hoảng chính trị liên quan đến Tổng thống Park Geun-hye đang bao trùm khắp Hàn Quốc, do đó, đã đặt những sáng kiến chiến lược và thỏa thuận hợp tác giữa Hàn Quốc với một số nước lớn vào thế dang dở, chưa biết sẽ được thực thi khi nào, ra sao trong thời gian tới.

    Ông Kim Tae-woo, giáo sư Trường ĐH Dongguk, cảnh báo khoảng trống lãnh đạo mà bà Park để lại có thể khiến đất nước thêm khó khăn trong việc xử lý các thách thức đối ngoại và an ninh quốc gia.

  • NHỮNG RẠN NỨT TRONG CHÍNH GIỚI HÀN QUỐC (TRONG BỐI CẢNH QUỐC HỘI THÔNG QUA DỰ THẢO LUẬN TỘI TỔNG THỐNG)

    Sau khi Quốc hội Hàn Quốc thông qua Dự thảo luận tội Tổng thống[1] Park Geun-hye (ngày 09/12) với số phiếu áp đảo 234/56, bà Park chính thức bị đình chỉ chức vụ tạm thời và quyền lực được chuyển giao cho Thủ tướng Hwang Kyo-ahn, trong khoảng thời gian chờ Tòa án Hiến pháp ra phán quyết cuối cùng về đề xuất luận tội[2]. Như vậy, khoảng trống lãnh đạo mà bà Park để lại sẽ đe dọa “phủ bóng hơn nữa” lên chính trường Hàn Quốc, giữa lúc nội bộ chia rẽ, kinh tế trì trệ và xuất hiện nhiều thách thức đến từ bên ngoài.



    [1] Đây là lần thứ 2 trong lịch sử Hiến pháp Hàn Quốc, Quốc hội thông qua dự thảo luận tội đối với một Tổng thống đương nhiệm, sau lần đầu tiên vào năm 2004 đối với cố Tổng thống Roh Moo-hyun. Vào năm 2004, Tòa án Hiến pháp đã bác bỏ đề xuất luận tội ông Roh sau 63 ngày xem xét.

    [2] Tiến trình này có thể kéo dài 180 ngày.

  • ĐIỀU TRẦN QUỐC HỘI VỀ VỤ BÊ BỐI CHOI SOON-SIL VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI CHÍNH TRỊ HÀN QUỐC

    1. Các phiên điều trần về vụ bê bối của tổng thống và một số kết quả bước đầu

    Ngày 5/12/2016 vừa qua, quốc hội Hàn Quốc bắt đầu khởi động các phiên điều trần nhằm vào nhiều lãnh đạo các tập đoàn lớn có liên quan đến  vụ bê bối bà Choi Soon-sil như Phó Chủ tịch tập đoàn điện tử Samsung Lee Jae-yong, Chủ tịch tập đoàn SK Chey Tae-won, Chủ tịch tập đoàn Hanwha Kim Seung-youn, Chủ tịch tập đoàn Lotte Shin Dong-bin, Chủ tịch tập đoàn ô tô Hyundai Chung Mong-koo, Chủ tịch tập đoàn Hanjin Cho Yang-ho v.v… và mời họ tham dự phiên điều trần đầu tiên với tư cách nhân chứng.

  • BÀI PHÁT BIỂU LẦN THỨ 3 CỦA TỔNG THỐNG PARK GEUN-HYE LIÊN QUAN ĐẾN VỤ BÊ BỐI CHOI SOON-SIL

    Ngày 29/11 vừa qua, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã có bài phát biểu lần thứ 3 trước toàn dân, liên quan tới vụ bê bối Choi Soon-sil. Bà Park cho biết sẽ để Quốc hội quyết định việc bà phải rút lui hay rút ngắn nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Toàn văn bài phát biểu như sau.

     

  • TỶ LỆ ỦNG HỘ ĐỐI VỚI TỔNG THỐNG PARK GEUN-HYE XUỐNG MỨC THẤP NHẤT TRONG LỊCH SỬ

    1. Theo Cơ quan khảo sát dư luận Research View

    Theo kết quả thăm dò thường kỳ vào cuối tháng 10/2016 vừa qua, tỷ lệ cử tri ủng hộ bà Park đã giảm xuống còn 10%. Cụ thể, khi được yêu cầu “Đánh giá về công tác điều hành quốc gia của Tổng thống Park”, chỉ có 10,4% cử tri đánh giá tốt, còn con số đánh giá không tốt chiếm đa số là 81,2%. Trong đó, xu hướng nam giới ủng hộ bà Park thấp hơn nữ giới và người trẻ thấp hơn người lớn tuổi.

  • BIỂU TÌNH QUY MÔ LỚN YÊU CẦU TỔNG THỐNG PARK GEUN-HYE TỪ CHỨC

    Gần đây, Liên minh 1.500 tổ chức dân sự của Hàn Quốc mang tên “Hành động khẩn cấp yêu cầu Tổng thống Park Geun-hye từ chức” đã liên tiếp tổ chức các cuộc biểu tình quy mô lớn nhằm lên án vụ bê bối bà Choi Soon-sil và yêu cầu Tổng thống Park phải từ chức. Gần đây nhất, vào ngày 19/11, Liên mình này đã tổ chức Cuộc biểu tình thắp nến lần thứ 4. Trước đó, vào ngày 12/11, tại Quảng trường Gwanghwamun cũng diễn ra một cuộc biểu tình, cuộc biểu tình này được đánh giá là cuộc biểu tình có quy mô lớn nhất kể từ những năm 2000, vượt xa cả quy mô cuộc biểu tình thắp nến năm 2008[1], khi người dân Hàn Quốc phản đối Chính phủ nhập khẩu thịt bò từ Mỹ do lo ngại bệnh bò điên. Rất may, các cuộc biểu tình này đã kết thúc trong ôn hòa.



    [1] Khi đó, phía tổ chức biểu tình thông báo con số 700.000  người tham gia, trong khi cảnh sát ước đoán có khoảng 80.000 người tham dự.

  • VIỆC DONALD TRUMPH TRỞ THÀNH TỔNG THỐNG THỨ 45 CỦA NƯỚC MỸ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI HÀN QUÔC

    Mỹ là một trong những  đồng minh thân thiết về mặt kinh tế và quân sự vủa Hàn Quốc. Vì thế, mỗi đời tổng thống Mỹ với những chính sách khác nhau đều có những tác động tích cực hay tiêu cực đến Hàn Quốc. Vào ngày 8/11/2016 vừa qua (theo giờ địa phương), Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump, một chính trị gia ngay từ khi tranh cử tuyên bố sẽ thay đổi những hiệp định thương mại gây bất lợi cho Washington như Hiệp định mậu dịch Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA Hàn-Mỹ v.v… đã vượt qua đối thủ của đảng Dân chủ là bà Hillary Clinton và chính thức trở thành Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ đã gây tác động không nhỏ đến nền kinh tế Hàn Quốc. Cụ thể, điều này dự kiến khiến ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc, vốn chiếm tới 86% quy mô thặng dư thương mại với Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các lĩnh vực khác như máy móc, thiết bị thông tin viễn thông dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng lớn. Thậm chí, theo một số nhận định, xuất khẩu của Hàn Quốc có thể sẽ phải chịu tổn thất lên tới 3.000 tỷ won (tương đương với 2,61 tỷ USD).

  • VỤ BÊ BỐI CHOI SOON-SIL

    Hiện tại, Hàn Quốc đang diễn ra một vụ bê bối chính trị gây chấn động toàn xã hội. Vụ bê bối này liên quan đến bà Choi Soon-sil, một người được cho là có mối quan hệ cực kỳ thân cận với Tổng thống Park Geun-hye, đang bị dư luận Hàn Quốc lên án do nghi ngờ bà này đã can thiệp vào quá trình điều hành đất nước kể từ khi bà Park nhậm chức Tổng thống. Thông tin cụ thể như sau:

  • LUẬT “NGHIÊM CẤM HÀNH VI YÊU CẦU HỐI LỘ VÀ NGĂN NGỪA XUNG ĐỘT QUYỀN LỢI CỦA CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC” (CÒN GỌI LÀ “LUẬT KIM YOUNG-RAN) [Phần 2]

    1. 4. Một số tranh luận xung quanh “Luật Kim Young-ran”

    Tại Hàn Quốc, các bữa ăn xa hoa, quà tặng và quyên góp tại các tiệc sinh nhật hay đám tang đã trở nên phổ biến và được chấp nhận như là một phần của nền văn hóa và phép lịch sự trong kinh doanh. Do đó, điều luật mới này đã khuấy động một cuộc tranh luận toàn quốc.

  • LUẬT “NGHIÊM CẤM HÀNH VI YÊU CẦU HỐI LỘ VÀ NGĂN NGỪA XUNG ĐỘT QUYỀN LỢI CỦA CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC” (CÒN GỌI LÀ “LUẬT KIM YOUNG-RAN) [Phần 1]

    Vào dịp Tết Trung thu Chuseok hay Tết Nguyên đán Seollal, người Hàn Quốc thường có truyền thống tặng quà (phổ biến là thịt bò, trái cây, hải sản, …) cho đối tác hay người quen. Tuy nhiên, năm nay, mọi hoạt động tặng quà, thậm chí là liên hoan, mời nhau đi ăn nhà hàng cũng trở thành vấn đề vô cùng nhạy cảm, bởi vì, từ ngày 28/09/2016, Luật “Nghiêm cấm hành vi yêu cầu hối lộ và ngăn ngừa xung đột quyền lợi của công chức Nhà nước” (còn gọi là “Luật Kim Young-ran”) đã chính thức có hiệu lực tại Hàn Quốc.





Scroll To Top