QUAN NIỆM MỚI VỀ NHO GIÁO Ở HÀN QUỐC
Đăng ngày:
Một điểm nữa là tư tưỏng Nho giáo mới đặc biệt coi trọng giáo dục, các mối quan hệ cá nhân và quan hệ gia đình. Nó cũng nhấn mạnh đến tự trau dồi, tự hoàn thiện, tự rèn luyện về tinh thần và tâm lý. Điều này giải thích tại sao giáo dục trở thành một trong những vấn đề kinh tế -xã hội quan trọng nhất ở Hàn Quốc. Một điều thường thấy ở Hàn Quốc là cha mẹ sẵn sàng hy sinh cuộc sống riêng cuả mình cho việc học hành của con cái. Điều này cũng giải thích tại sao cả nhân dân và chính phủ Hàn Quốc đều sẵn sàng sử dụng nguồn tài chính lớn để phát triển nguồn nhân lực. Theo ước tính của Kim Rayung Sook thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc thì tổng chi phí cho giáo dục năm 1984 của Hàn Quốc là khoảng 13,3% GNP bao gồm cả chi tiêu tư nhân (6,9%) và chi tiêu công cộng (6,4%). Con số này lớn hơn cả Nhật Bản là 5,7% năm 1982, Mỹ là 6,7% vào năm 1981 và của Singapo là 4,4%. Chi tiêu công cộng của Hàn Quốc dành riêng cho giáo dục còn cao hơn nhiều cho so với mặt bằng chung của thế giới.
Thêm nữa là, tư tưởng Nho giáo mới đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của gia đình. Gia đình là đơn vị cơ bản trong chi tiêu, phân phối thu nhập và phúc lợi xã hội ở Hàn Quốc. Một đặc tính của chế độ gia đình Hàn Quốc, đặc biệt là chế độ gia đình truyền thống mở rộng, là những nhu cầu của gia đình luôn được ưu tiên hơn những nhu cầu của cá nhân.
Liên quan đến những chức năng văn hoá –xã hội, một nhóm phụ hệ được xác định là cùng chung một tổ tiên, cùng có vai trò quan trọng. Thật vậy, quan hệ gia đình ở Hàn Quốc không phân biệt một ranh giới rõ ràng giữa các thành viên của gia đình mở rộng với các thành viên của một thị tộc lớn. Các thành viên của thị tộc luôn giúp đỡ lẫn nhau và như một kết quả hiển nhiên, nhiều công ty Hàn Quốc tuyển nhân viên có quan hệ họ hàng xa với giới chủ và được quản lý như một gia đình. Như vậy, sự ràng buộc huyết thống và chế độ nghĩa vụ đối với nhau trong gia đình mang lại sức mạnh mang tính cơ cấu cho các công ty và đồng thời cũng giúp làm giảm thiểu nguy cơ xung đột giữa nghĩa vụ đối với gia đình và nghĩa vụ đối với công ty (một điều có thể xảy ra đối với những người lãnh đạo công ty khiến cho hoạt động kinh doanh của những người không bị ràng buộc bởi quan hệ huyết thống gặp nhiều khó khăn).
Tư tưởng Khổng giáo mới cũng nhấn mạnh đến quan hệ hài hoà giữa các cá nhân và đưa ra tầm quan trọng to lớn của sự hoà thuận, sự hợp tác, sự nhân nhượng và sự thống nhất xã hội giữa các thành viên trong một tổ chức. Ngược lại ở phương Tây luôn nhấn mạnh đến” sự cạnh tranh” giữa các thành viên trong một tổ chức. Và có thể coi đây là yếu tố quyết định những đặc tính phân biệt động lực mang tính cơ cấu ở Hàn Quốc và các nước Á Đông khác.
Nhà nhân chủng học Nhật Bản Chie Nakane đã chỉ ra trong bài viết “Logic và nụ cười: Khi người Nhật Bản gặp người Ấn Độ “của mình rằng :người Nhật Bản không có chiều hướng đối đầu trực tiếp với sự bất đồng và nụ cười được sử dụng để thể hiện sự không hài lòng trong tình huống như vậy. Mặt khác, người Ấn Độ không ngại phải đối đầu trực tiếp với sự bất đồng nếu họ cho rằng quan điểm của họ là hợp logic cho dù sự va chạm đó chỉ trong phạm vi quan hệ giữa các cá nhân.”Nụ cười của người Nhật " và “ Logic của người Ấn Độ" tạo ra một nghịch lý. Người Hàn Quốc biểu lộ tình cảm ra ngoài rõ hơn người Nhật nhưng vẫn có nét giống người Nhật hơn người Ấn Độ khi phải đương đầu với sự bất đồng.
Sự kết hợp hài hoà giữa các giá trị theo đó đề cao sự hợp tác và sự cạnh tranh giữa các thành viên trong một tổ chức có lẽ sẽ là yếu tố quyết định xã hội Hàn Quốc trong tương lai. Thực vậy, tư tưởng Nho giáo mới theo khuynh hướng tinh thần cộng đồng nhấn mạnh đến nghĩa vụ tự giác đốí lập với tư tưởng của Đạo tin lành theo khuynh hướng cá nhân nhấn mạnh đến quyền tự giác. Sự phát triển của những khái niệm về quyền cơ bản của con người (đặc biệt liên quan đến tài sản cá nhân, lợi ích cá nhân) hay những vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân (như những thách thức) đối với những người Hàn Quốc có khuynh hướng muốn bảo lưu những giá trị của Nho giáo. Một phần nữa là bởi vì, tư tưởng Nho giáo mới nhấn mạnh đến nghĩa vụ của một cá nhân đối với tổ chức lớn hơn chủ nghĩa cá nhân, điều mà các tổ chức của Hàn Quốc thường rất coi trọng (và đôi khi là quá mức) về lòng trung thành và lòng yêu nước.
Giống như Nho giáo truyền thống, tư tưởng Nho giáo mới nhấn mạnh đến việc theo đuổi những điều tốt nhất trong ‘thế giới này” thông qua hoạt động tích cực ngay tại trần thế. Không giống các tôn giáo "từ bỏ thế giới " như đạo Hindu hay “không chấp nhận thế giới như đạo Phật chính thống”, Khổng giáo là một tôn giáo “chấp nhận thế giới ". Ngược lại, Phật giáo truyền thống nhấn mạnh đến việc rời bỏ mọi mối ràng buộc với bạn bè, gia đình và xã hội. Đạo Hindu truyền thống đến sự hiến dâng của một ai đó đối với “thế giới này”.Cả hai tôn giáo đều chối bỏ thế giới thực tại và tin tưởng rằng sẽ làm giảm bớt tối đa những tác động qua lại hoặc mối liên quan với “vật chất”. Như vậy, họ đã phủ nhận mục tiêu của sự tiến bộ trong thế giới vật chất.
Khổng giáo nhấn mạnh việc theo đuổi hạnh phúc thông qua sự hoà hợp với thế giới này và sự thích ứng với nó thông qua việc tự trau dồi và sự đóng góp tích cực. Triết lý này được thể hiện qua lời dạy của Khổng giáo như sau :"Thậm chí một cuộc sống chỉ dựa vào rau, nước và nằm gối lên tay thì có thể đã là hạnh phúc”.
Theo bản tính tự nhiên, người Hàn Quốc thường được coi là những người luôn hướng tới tương lai và những người lạc quan. Tất nhiên người Hàn Quốc cũng có cảm giác bi quan bởi Hàn Quốc bị bao vây bởi những thế lực lớn mạnh, thường là những thế lực thù địch. Yong Un Kim, một học giả về văn hoá Hàn Quốc,khẳng định rằng tất cả các vở kịch và tiểu thuyết truyền thống của Hàn,ví như Chuyện kể về Chunhyang, đều có sự kết thúc tốt đẹp, phản ánh tinh thần lạc quan của người Hàn Quốc(1) . Chính do chủ nghĩa lạc quan này mà người Hàn Quốc về bản chất còn được biết đến như những người hưởng thụ. Nhà sử học Lee Pyung Do khẳng định rằng người Hàn Quốc từ xa xưa đã rất ưa thích ca hát và nhảy múa.
Điều đó đối lập với tư tưởng của đạo Tin lành của phương Tây nhấn mạnh đến yếu tố tinh thần và cuộc sống khổ hạnh, và có lẽ đó là một đòi hỏi người Hàn Quốc tiếp nhận khía cạnh này của các học thuyết phương Tây. Nếu như việc nhấn mạnh đến sự theo đuổi một đời sống vật chất cao nhất có thể được kết hợp với đạo Tin lành nhấn mạnh sự hết lòng vì nghề nghiệp thì có thể đã hình thành một tư tưởng mới, mà nó có thể được coi như tinh thần của các công ty tư nhân ở Hàn Quốc.
Thực hiện: Mai Phương
Biên tập: nhóm website
(1) Yong –un Kim,1985,xem trang 167