Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TIẾP BIẾN VĂN HÓA Ở VIỆT NAM VÀ HÀN QUỐC: NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG

Đăng ngày:

Từ cơ sở nhận thức đó, chữ Hán và Nho học ở Việt Nam, Hàn Quốc dần khẳng định vị trí của mình với việc dựng Văn Miếu năm 1070, lập Quốc Tử Giám năm 1076 vào triều Lý (Việt Nam) và vào năm 958 triều đại Koryo (Hàn Quốc). Đến thế kỷ XV, Nho giáo Việt Nam và Hàn Quốc phát triển thịnh vượng, song hành cùng Nho giáo Trung Quốc.

Văn hóa Nho giáo để lại dấu ấn đậm trong lịch sử văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc. Nho giáo có tính chất tôn giáo (như thờ cúng tổ tiên; tế lễ ở Văn Miếu, Tông Miếu và Đàn Nam giao...) nhưng mặt chính của nó là quản lý xã hội, được coi là một học thuyết chính trị – xã hội. Nó qui định rất nghiêm ngặt các hành vi văn hóa – xã hội như quan, hôn, tang, tế, các tập tục, lễ hội, các nghi thức xã hội... Bởi thế, trong suốt thời gian dài hàng thế kỷ (tuy có lúc thăng lúc trầm), văn hóa Nho giáo Việt Nam và Hàn Quốc đã tạo ra một diện mạo mới cho văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc. Đó là một tiếp biến văn hóa tích cực. Diện mạo mới đó là nêu cao chữ “Nhân Nghĩa” và “Lễ”, mà “Nhân Nghĩa” ở đây “cốt để yên dân” (Việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân – Nguyễn Trãi). Văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc biết tiếp biến văn hóa ngoại lai, tăng sức mạnh cho dân tộc để giữ vững chủ quyền đất nước chứ không xâm lược ai. Điều này khác hẳn với một số dị tộc tiếp thu văn hóa Trung Hoa rồi cai trị Trung Quốc, rốt cuộc lại bị văn hóa Trung Hoa đồng hóa.

II. Tiếp biến văn hóa nhưng Việt Nam và Hàn Quốc trước sau vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.

Đề cập tới vấn đề giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, chúng tôi rất tán đồng với ý kiến của nhà nghiên cứu văn hóa, Giáo sư Phan Ngọc cho rằng phải giữ được phần ổn định trong văn hóa, giữ được trọng tâm, thăng bằng trước những sự biến đổi muôn màu muôn vẻ trong quá trình tiếp biến văn hóa. Giáo sư Phan Ngọc nêu một ví dụ rất thú vị là: “Một người làm xiếc trên dây, anh ta có thể làm mọi động tác kỳ quặc đến đâu cũng được, nhưng với một điều kiện là trọng tâm của anh ta phải rơi đúng vào sợi dây. Nếu trọng tâm của anh ta rời khỏi sợi dây, lập tức anh ta sẽ ngã xuống”.1

Trong quá trình giao lưu, tiếp biến với các nền văn hóa khác, từ văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa thời cổ trung đại đến văn hóa Pháp, Nhật, Mỹ và thế giới thời cận hiện đại, hai nền văn hóa là Việt Nam và Hàn Quốc vẫn luôn giữ được trọng tâm, giữ vững được bản sắc văn hóa dân tộc.

Nếu so sánh đôi chút, chỉ cần xem xét trong lịch sử văn hóa phương Đông này thôi, không ít nền văn hóa trong quá trình tiếp biến với văn hóa Trung Hoa đã mất hẳn diện mạo, mất hẳn văn hóa của mình, tức là nền văn hóa đó đã bị Hoa hóa về văn hóa và biến mất, điển hình là Mãn Thanh. Nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam và Hàn Quốc trải qua mấy nghìn năm chịu ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Trung Hoa nên được coi là “Tiểu Trung Hoa”. Đánh giá như vậy cũng có nghĩa là nói tới sức ảnh hưởng mạnh của văn hóa Trung Hoa sang hai vùng văn hóa này nhưng chưa có một ý kiến nào khẳng định văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc bị Hoa hóa. Ở khía cạnh khác, điều đó chứng tỏ Việt Nam và Hàn Quốc trong quá trình tiếp biến văn hóa Trung Hoa có nhiều điểm giống nhau. Đồng thời, cũng khẳng định bản lĩnh văn hóa vững vàng, “giữ được trọng tâm” của văn hóa Việt Nam, Hàn Quốc.

Giữ vững trọng tâm, tiếp biến văn hóa là để bổ sung những yếu tố mới, tiến bộ và hiện đại vào nền văn hóa truyền thống, làm phong phú hơn, hiện đại hơn nền văn hóa dân tộc trong điều kiện lịch sử mới có thể coi là đặc điểm chung của văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc. Điều này thể hiện rất rõ nét ở thời cận hiện đại. Khoảng 80 năm thực dân Pháp cai trị Việt Nam,


1 Phan Ngọc; Bản sắc văn hóa Việt Nam; Nxb Văn học, tr.114.

36 năm Nhật Bản thống trị Hàn Quốc là khoảng thời gian không dài so với lịch sử, nhưng có thể nói, đây là giai đoạn tiếp biến văn hóa diễn ra rất mạnh, rất nhanh và mang tính đột biến. Tiếp xúc văn hóa Việt – Pháp và Hàn – Nhật có thể coi như một loại chất xúc tác rất mạnh tạo ra một sự phát triển mới. Những con đường lớn, các tuyến đường sắt được mở; các nhà máy, xí nghiệp được xây dựng (đặc biệt là nhà máy xí nghiệp phục vụ cho công nghiệp khai khoáng và chế biến); các khu đô thị nhỏ mọc lên, đèn điện và nước máy khử trùng xuất hiện; các cửa hàng buôn bán mọc lên rất nhiều ở các đô thị; các trường đại học, cao đẳng theo chế độ học tập, thi cử kiểu phương Tây đã được xây dựng ở các thành phố lớn, ngoại ngữ xâm nhập rất mạnh. Thêm vào đó, các chính sách quy hoạch đất đai, xây dựng đồn điền (điển hình là hàng nghìn đồn điền cao su ở Việt Nam), khảo sát ruộng đất, xây dựng chế độ hành chính mới, chính sách thuế, chế độ cảnh sát, xây dựng hệ thống thủy lợi có máy bơm nước.... đã mở đầu cho sự chuyển hóa mang tính cận hiện đại. Nhìn từ góc độ của một dân tộc bị xâm lược thì đây chẳng qua là bọn thực dân, đế quốc tạo ra một cơ sở kinh tế và văn hóa nhằm tăng cường sự tiện lợi cho việc thống trị và khai thác thuộc địa. Nhìn từ góc độ tiếp biến văn hóa thì chính nó đã khiến cho diện mạo văn hóa của Việt Nam và Hàn Quốc có sự biến đổi.

Bước sang thời hiện đại, sau năm 1954, lịch sử đã chứng kiến sự xâm nhập mạnh và ồ ạt của hàng hóa, đồ dùng sinh hoạt Mỹ, vật phẩm văn hóa và súng đạn, bạo lực kiểu Mỹ vào miền Nam Việt Nam và Hàn Quốc. Sự bảo trợ của Mỹ đã khiến cho nhiều người sùng bái Mỹ, văn hóa Mỹ. Một lần nữa, bản lĩnh văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc lại được thử thách. Trải qua mấy chục năm thôi, những cái gì không phù hợp với bản sắc văn hóa của hai nước Việt, Hàn đã bị loại bỏ. Văn hóa Việt Nam và Hàn Quốc chỉ tiếp nhận


Trước << | Trang thứ 2/4 | >> Sau
Scroll To Top