Kinh tế
KINH TẾ HÀN QUỐC PHỤC HỒI TRONG QUÝ I NĂM 2021
GDP quý 1 vượt mức trước khủng hoảng Covid-19
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết tổng sản phẩm quốc nội GDP của Hàn Quốc trong quý 1 tăng 1,6% so với quý trước, dẫn đầu là sự phục hồi trong xuất khẩu và nhu cầu trong nước. Tiêu dùng cá nhân tăng trở lại 1,1%, trong khi xuất khẩu và đầu tư cơ sở vật chất tăng lần lượt 1,9% và 6,6%. GDP của quốc gia này trong quý 1 vượt qua mức của quý 4 năm 2019, thời điểm ngay trước khi đại dịch bùng phát[1]. Sự phục hồi trong quý 1 năm 2021 của Hàn Quốc nhanh hơn so với triển vọng mà các tổ chức quốc tế và ngân hàng đầu tư toàn cầu đưa ra, khi GDP thực tế đã vượt mức trước khủng hoảng Covid-19.
[1]S. Korean Economy Grows 1.6% in Q1, http://world.kbs.co.kr/service/contents_view.htm?lang=e&menu_cate=business&id=&board_seq=402674&page=1&board_code=, ngày 3/5/2021.
KINH TẾ HÀN QUỐC SỤT GIẢM MẠNH TRONG QUÝ II NĂM 2020
Đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu đã khiến nền kinh tế Hàn Quốc chủ yếu dựa vào xuất khẩu bị ngưng trệ nghiêm trọng. Theo nguồn tin từ Yonhap News Agency, kinh tế Hàn Quốc trong Quý II sụt giảm với tốc độ cao hơn so với dự kiến.
HIỆP ĐỊNH HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ HÀN – MỸ VÀ HIỆU QUẢ MONG ĐỢI
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (gọi tắt là BOK) và Cục dự trữ liên bang Mỹ (viết tắt là FED) đã ký kết Hiệp định hoán đổi tiền tệ (tên tiếng Anh là Currency Swap) vào ngày 19/3/2020, với quy mô 60 tỷ USD, thời hạn tối thiểu 6 tháng và có thể gia hạn tùy vào tình hình.
HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 Ở HÀN QUỐC
Để hạn chế những tác động tiêu cực của Đại dịch Covid-19 và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc, chính phủ Hàn Quốc đã đề xuất lên quốc hội Hàn Quốc ngày 5/3/2020 khoản ngân sách bổ sung trị giá 11,7 nghìn tỷ won. Đây là khoản bổ sung ngân sách thứ tư dưới thời Tổng thống Moon Jae-in và là khoản bổ sung ngân sách lớn nhất trong 7 năm qua. Trong đó, 8,5 nghìn tỷ won sẽ được sử dụng nhằm vực dậy nền kinh tế và 3,2 nghìn tỷ won[1] để bù đắp thâm hụt ngân sách. Cụ thể, khoản chi tiêu ngân sách trên hướng tới bốn mục tiêu chính như sau:
NHỮNG ẢNH HƯỞNG TỪ ĐẠI DỊCH COVID – 19 ĐẾN NỀN KINH TẾ HÀN QUỐC
Khi đánh giá ảnh hưởng của Đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế Hàn Quốc, hai bức tranh khác nhau thường được chỉ ra: bức tranh tươi sáng khi dịch bệnh và hậu quả của nó được khắc phục sớm; bức tranh tối màu khi dịch bệnh tiếp tục lan rộng khiến viễn cảnh kinh tế trở nên ảm đạm. Điều này không chỉ hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc mà còn gây ra những xáo trộn trong xã hội quốc gia này. Trong khoảng thời gian giữa tháng 2/2020, Hàn Quốc dường như đang ở bức tranh thứ nhất, nhưng hiện nay, nước này dường như đang bước sang bức tranh thứ hai lạc quan hơn.
TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG CAO TUỔI Ở HÀN QUỐC
Theo Luật Phúc lợi Người cao tuổi và Luật Bảo đảm đời sống sinh hoạt cơ bản quốc dân của Hàn Quốc, người cao tuổi là người từ 65 tuổi trở lên[1]. Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, tỷ lệ có việc làm của người cao tuổi là tỷ lệ phần trăm trong số người già từ 65 tuổi trở lên đang làm việc và có nguồn thu nhập[2].Vì thế, lao động cao tuổi được hiểu đơn giản là người từ 65 tuổi trở lên tham gia hoạt động kinh tế, đang có việc làm và có nguồn thu nhập.
[1]세명대학교산학협력단 (Trường đại học Semyung) (2012), “노인집중취업분야인권상황실태조사” (Điều tra thực trạng về nhân quyền của người cao tuổi trong lao động), 국가인권위원회(Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc), tr.8.
[2]노인취업률현황 (Hiện trạng tỷ lệ có việc làm của người cao tuổi), http://index.go.kr/potal/main/EachDtlPageDetail.do?idx_cd=1409
CHẾ ĐỘ LƯƠNG GIẢM DẦN THEO GIAI ĐOẠN Ở HÀN QUỐC
Kể từ năm 2000 khi Hàn Quốc chính thức trở thành “xã hội già hóa”, tốc độ lão hóa dân số của quốc gia này không ngừng tăng. Lão hóa dân số dẫn tới thay đổi tuổi trung bình của người lao động. Theo số liệu của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc năm 2009, tuổi trung bình của người lao động tăng từ 35,9 tuổi (1999) lên 37,5 tuổi (2006) và đạt 38,5 tuổi (2009)[1]. Bên cạnh đó, sự gia tăng lao động cao tuổi tại nhiều doanh nghiệp đang tạo ra chi phí lao động lớn hơn, gây ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc đã áp dụng chế độ lương giảm dần theo giai đoạn nhằm giảm chi phí nhân công.
[1]So-Yeong Kwon, The Age Management and Wage Peak System of Korean Firms (Hệ thống quản lý tuổi và lương cao điểm tại các doanh nghiệp Hàn Quốc), http://www.ec.oita-u.ac.jp/isf2011/pdf/proceedings-17-25.pdf, tr. 2.
NHỮNG TÍN HIỆU MỚI TRONG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM-HÀN QUỐC
Mới đây, Việt Nam đang trở thành thị trường mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, đầu tư và liên kết kinh doanh đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc nhất là khi các doanh nghiệp nước này đang rút vốn khỏi thị trường Trung Quốc sau căng thẳng giữa hai nước về các vấn đề liên quan tới hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD [1].
TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VIỆC LÀM HÀN QUỐC GẦN ĐÂY
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 11/5/2017, tỷ lệ thất nghiệp của Hàn Quốc tháng 4/2017 là 4,2%, đạt mức cao nhất trong 17 năm qua và tăng 0,3% so với cùng kỳ năm 2016. Đây là mức cao nhất sau khi đạt 4,5% trong tháng 4 của năm 2000. Tính đến tháng 4 năm 2017, số người thất nghiệp ở Hàn Quốc xấp xỉ 1,17 triệu người. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15-29 tuổi) là 11,2%, tăng 0,3% so với mức 10,9% của năm 2016. So với một thập kỷ trước, số lượng thanh niên thất nghiệp xứ sở kim chi đã tăng thêm 160.000 người. Tỷ lệ trên đã giảm nhẹ so với 12,5% (tháng 2/2016) và 12,3% (tháng 2/2017). Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp thực tế của thanh niên Hàn Quốc tháng 6/2017 đạt mức 23,4%, tăng 1,8% so với năm 2016. Đặc biệt, nhóm dân không có bất cứ hoạt động tìm việc làm nào chỉ tăng ở độ tuổi từ 20 đến 30 và trên 60 tuổi, trong khi giảm ở hầu hết các lứa tuổi khác. Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 281.000 thanh niên Hàn Quốc đang trong tình trạng “nghỉ ngơi, không tìm việc, tăng 4,1% so với năm 2016, trong đó riêng độ tuổi 20 đến 29 đã tăng 5%.
HÀN QUỐC BỔ SUNG NGÂN SÁCH KÍCH THÍCH TĂNG TRƯỞNG VÀ TẠO VIỆC LÀM
Chính phủ mới của Hàn Quốc đã công bố gói kích thích tài chính trị giá 11,2 nghìn tỉ won (10 tỷ USD) vào ngày 5/6 vừa qua nhằm tăng trợ cấp phúc lợi xã hội và tiến hành các bước để thực hiện lời hứa trong cuộc tranh cử của Tổng thống Moon Jae-in về việc tạo ra 810.000 việc làm trong khu vực công. Tuy nhiên, Đảng Dân chủ cầm quyền của Tổng thống Moon phải đối mặt với thách thức về việc thông qua dự luật ngân sách bổ sung này vì Đảng này chỉ nắm giữ 40% trong tổng số 299 ghế trong Quốc hội và cần sự hỗ trợ của hơn 30 nhà lập pháp của đảng đối lập.