Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


NHẠC SỸ NỔI TIẾNG CỦA CÁC THỜI ĐẠI Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Trong số các kỹ thuật thì âm nhạc là thứ đáng học nhất và khó. Nếu không có tố chất bẩm sinh thì không thể đón nhận nó như sở thích đích thực. Vào thời Tam Quốc, mỗi nhạc khí đều có âm luật riêng ,vì thế, trải qua nhiều thế hệ thì cũng không thể nắm bắt một cách tỷ mỷ được. Tuy nhiên, dẫu sao thì, cây đàn Hyen Keum (Huyền cầm) xuất hiện ở Shilla, cây đàn Kaya Keum (Gia da cầm) lại xuất hiện ở Kum Kwan (Kim Quan)[1]. Cây sáo (Đại cầm)[2] được làm mô phỏng theo cây tiêu của nhà Đường, song âm thanh có dương tính đậm nhất nên trở thành nền tảng của âm nhạc. Hyangpipha (Hương tỳ bà)[3] có lẽ cũng mô phỏng lại đàn tỳ bà của nhà Đường. Phương pháp so dây cũng giống với đàn Hyeon Keum. Những người học đàn thường chọn dây, so dây và cảm thấy chơi đàn này khó. Vì nếu không gẩy đúng thì sẽ không thể phát ra âm thanh. Song Tae Pyeong (Tống Thái Bình) chơi Cheonak (Điển nhạc) [4]rất giỏi, con trai của ông là Song Jeon Soo (Tống Điền Thủ) học theo phương pháp của ông nên đánh đàn rất điêu luyện. Khi còn nhỏ, tôi đã được nghe âm thanh ở nhà họ Baek, giống như việc Mago (Ma cô) [5] gãi đúng chỗ ngứa. Tôi chỉ muốn được nghe mãi mà không hề thấy nhàm chán, về giai điệu thì không ai có thể vượt qua Do Seon Gil (Đô Thiện Cát). Sau Song Jeon Soo, chỉ duy nhất có Do Seon Gil là có tiếng đàn gần với Song Tae Pyeong nhất, ngoài ra, không ai có thể đạt tới trình độ đó. Hiện nay, không ai có thể chơi giỏi nhạc cụ này.

Về đàn tỳ bà của nhà Đường thì Song Jeon Soo là người chơi giỏi nhất. Do Seon Gil đã làm rạng danh thêm tên tuổi của ông. Gần đây, những người Yeong In (Linh nhân)[6] cũng thạo nhạc cụ này rất nhiều. Những Sa Seo In (Sỹ thứ dân)[7] khi học âm nhạc đều phải học tỳ bà đầu tiên. Tuy nhiên, hiện vẫn không có người nào xuất chúng. Chỉ duy nhất, người có tên là Kim Shin Beon (Kim Thần Phiên) học được tất cả phương pháp (Chỉ pháp) của  Do Seon Gil . Người này còn có ý chí kiên định và không ngại khó khăn hơn cả Do Seon Gil. Vì thế, có lẽ ông ấy sẽ được coi là tay đàn tuyệt diệu nhất hiện tại.

Cây đàn Hyen Keum (Huyền cầm) được coi là thứ tốt nhất trong số các nhạc cụ, với tư cách như thế, nó được coi là giống như cánh cửa nhập môn (Môn hộ) khi học nhạc. Có một nhạc sỹ mù tên gọi là Yi Ban (Lý Ban) nhưng lại được vua Sejong biết đến và cho vời vào cung đình. Thêm nữa, Kim Ja Reo (Kim Tự Lệ) cũng chơi đàn Komungo khá giỏi. Khi còn nhỏ, tôi đã nghe và hâm mộ tiếng đàn của ông nhưng không thể học được bí quyết . Bây giờ, khi so sánh với âm nhạc của Yeong In thì không thể không cảm thấy xấu hổ với tác phẩm xưa (cổ thái). Những Yeong In Kim Dae Jeong (Kim Đại Đinh), Lee Ma Ji (Lý Ma Trư), Kwon Mee (Quyền Mỹ), Jang Chun (Trương Xuân) tất cả đều là người cùng thời đại. Đương thời, những người tranh luận đều nói “ Bản nhạc Gan Eom (Giản Nghiêm)[8] của Kim Dae Cheong và bản Yo Myo (Áo diệu)[9] của Lee Ma Chee đều đạt tuyệt đỉnh.” Kim Dae Jeong bị chết sớm nên ta vẫn chưa nghe tiếng tăm gì.Kwon Mee và Jang Choon tất cả đều đã từng là tay đàn siêu phàm, chỉ duy nhất có Lee Ma Ji nhận dược sự yêu mến của SaRim (2) , được nhà vua sủng ái và hai lần trở thành Cheon Ak ( Điển nhạc).

Tôi đã cùng với Hui Ryang (Hy Lượng), Baek In (Bá Nhân), Chimjin (Thâm Trân), Iui (Nhi Nghị), Kee Chae (Kỳ Thái), Juji (Trù Chi) đến học Maji. Mỗi ngày trôi qua, bất cứ lúc nào tôi cũng đều ghi nhớ cử chỉ của ông và thực sự quen dần với những âm thanh đó. Tiếng đàn của ông trong trẻo, giống như việc đặt đàn Komungo trên mặt sàn mà đánh thì tự mình cảm thấy hứng thú. Nếu nghe âm thanh đó, toàn bộ tinh thần của bạn sẽ phải ngạc nhiên và thảng thốt. Thật là một tác phẩm tuyệt diệu. Cho dù Lee Ma Ji đã mất nhưng riêng tiếng đàn của ông vẫn thịnh hành ở đời. Bây giờ, trong tầng lớp quý tộc, tầng lớp thứ dân cũng có người thành thạo, tất cả đều đã học cách chơi đàn còn truyền lại (di pháp) của Lee Ma Ji. Tuy nhiên, từng người một đều không có tố chất cần có của nhạc công. Cheon Ak Kim Peok (Kim Phúc) và nhạc công Jeong Ok Kyeong (Trịnh Ngọc Kinh) đánh trống giỏi nên trở thành người giỏi nhất thời bấy giờ, kỹ nữ Sang Rim Chun (Thượng Lâm Xuân) cũng gần như ngang hàng với người này.

Người tên là Hwang Kwi Jon (Hoàng Quý Tồn) chơi đàn kaya keum rất giỏi, đến nỗi không ai là không nghe tới. Thêm nữa, nghe Kim Peok San chơi đàn và thán phục thì bây giờ  đến đây và thưởng thức, bạn mới thấy tiếng đàn đó thật là chất phác. Dạo này, Sosa (Triệu Sử)[10] đã bị đuổi khỏi nhà Công hầu và đã lan truyền nét độc đáo của tiếng đàn nhạc công này. Tiếng đàn huyền bí đến nỗi không ai có thể sánh bằng. Ngay cả Lee Ma Ji cũng phải sửa lại áo khăn và công nhận bản thân mình không thể vượt qua.

Bây giờ, Jeong Beom (Trịnh Phàm) là người chơi giỏi nhất trong số các người mù, có thể lên bổng xuống trầm theo miệng của người nói. Dưới triều vua Sejong thì người có tên là Heo Oh Gye (Hứa Ngô Kế) có tiếng tăm, đồng thời cả Lee Seung Ryeon (Lý Thắng Liên), Seo Ik Seong (Từ Ích Thành) cũng đều có tiếng. Lee Seung Ryeon được vua Sejong biết đến nên được giao giữ chức Gunjik (Quân chức)[11] . Seo Ik Seong cũng đã đến Nhật và qua đời ở đó. Hiện nay, người có tên là Kim Do Chee (Kinh Đô Trí), tuổi đã quá 80 mà tiếng đàn không hề kém, còn được chọn là tài năng xuất chúng về đàn dây. Ngày xưa, người có tên là Kim Seo Jae (Kim Tiểu Tài) cũng giỏi về nhạc cụ này nhưng có lẽ đã chết ở Nhật. Sau đó rất lâu, nhạc cụ này bị thất truyền và kết thúc. Bây giờ, nhà vua đã đặt tên đàn này với ý nghĩa là phong lưu và dạy cách chơi nên đã xuất hiện người giỏi và thành thạo.

Người dịch: Nguyễn Ngọc Mai – Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc

Tài liệu tham khảo:

Seong Hyen, Dung Trai tùng thoại (용재총화); Hong Sun–sik chuyển ngữ sang tiếng Hàn hiện đại; Nxb Tri thức tạo nên tri thức, Seoul, Hàn Quốc, 2009.

 



[1] Kum Kwan : chỉ nước Karak

[2] Cây sáo: Là một trong Samchuk ( Tam trúc: Đại cầm, Trung cầm, Tiều cầm ) thuộc thể loại nhạc cụ thổi của đất nước Hàn Quốc

[3] Hyangpipha: Là một trong số Sam Hyeon ( Tam huyền): gồm đàn Keomungo, đàn  Kayageum và Hyangpipha) thuộc thể loại nhạc cụ dây của nước Hàn Quốc.

[4] Cheonak: Là một trong 6 tác phẩm Japjik ( Tạp thức ) của Chang Ak Won ( Trưởng nhạc viện ).

[5] MagoSoYang : Mago gãi đúng vào chỗ ngứa. Đây là điển tích được trích ra từ câu chuyện ngày xưa về mago vốn là tên của một tiên nữ, móng tay của cô ấy dài giống như móng chân chim nên người tên là Chae Kyeong ( Thái Kinh) đã nhìn vào nó và nghĩ rằng nếu dùng ngón tay như thế mà gãi vào chỗ ngứa thì thật là thoải mái.

[6] Yeong In : Người làm nghề về âm nhạc, ca múa.

[7] Sa Seo In: Là từ chỉ đại phu và kẻ sỹ ( Sỹ đại phu ) cùng Seo In ( Thứ dân).

[8] Gan Yeom: Nghĩa là âm thanh ngắn gọn và âm vang.

[9] Yo Myo: Đẹp và trang nhã

(2)  Sa Rim: chỉ các tiến sỹ trẻ, thi cử đỗ đạt và ra làm quan (ND)

 

[10] Sosa: Là danh xưng dùng để chỉ người vợ của Yang Min ( Lương dân ) dưới thời Koryeo, vào thời Joseon, người ta thường để giới tính ở dưới và từ này được viết với nghĩa giống bà góa.

[11] Gun Jik: Dùng để chỉ 5 chức quan của bộ binh và cơ quan đầu não. Vốn dĩ, đây là công việc có liên quan đến lĩnh vực quân sự, tuy nhiên, vào cuối thời Koryeo và đầu thời Joseon, người ta cũng đã lược bớt các việc nhàn hạ.


Scroll To Top