BÁN ĐẢO HÀN THỜI KỲ 1945 ĐẾN NAY
Đăng ngày:
Ngày 27/7/1953, Hiệp định đình chiến được ký kết, vĩ tuyến 38 là giới tuyến quân sự giữa hai miền.
Hậu quả chiến tranh rất nặng nề, miền Bắc khoảng 8.700 nhà máy, 20 triệu m2 nhà ở, 5000 trơờng học, 1000 bệnh viện bị phá hủy. Sau chiến tranh, CHDCND Triều Tiên đẩy mạnh phát triển khinh tế, chính trị, văn hoá xã hội. Tuy nhiên đến đầu thập kỷ 90, nền kinh tế bị khủng hoảng. Từ năm 1999-2001, kinh tế CHDCND Triều Tiên có dấu hiệu phục hồi tăng từ 1-3%/ năm. Trong khi đó, Đại Hàn Dân Quốc cũng bị thiệt hại nặng nề, có khoảng 150.000 người bị chết, 200.000 ngơời bi mất tích, 250.000 người bị thương, tài sản thiệt hại ước tinh khoảng 3 tỷ USD (thời giá năm 1953)
Cách Mạng dân chủ 4/ 1960 và sự thành lập các nền cộng hoà tại Đại Hàn Dân Quốc.
Từ năm 1948-1960, Lý Thừa Vãn liên tiếp nắm quyền tổng thống, từ năm 1956, nền chính trị của ông bị khủng hoảng, ngày 25/4/1960, trước áp lực của quần chúng và sinh viên, Lý buộc tuyên bố từ chức. Tiếp đến, chính quyền do thủ tướng Chang cũng nhanh chóng bị sụp đổ, từ năm 1962 đến năm 1979, Pắc Chung Hy, tướng 2 sao nắm quyền tổng thống.
Tháng 10/1979, khi chính quyền Pắc bị đổ, chính quyền do Chun Đô Hoan và Roh Tae Woo tiếp tục đưa Hàn Quốc phát triển. Với chính sách ngoại giao phương bắc, Hàn Quốc đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Trung quốc; năm 1988, Hàn Quốc đăng cai thế vận hội tại Olimpic lần thứ 24 tại Seoul.
Tháng 12/1992, Kim Young Sam trúng cử Tổng thống, tiếp tục đưa Hàn Quốc bước vào thời kỳ phát triển. GDP/đầu người đạt xấp xỉ 10.000 USD Mỹ năm 1995. Chính phủ Kim còn đề ra đường lối thống nhất đất nước: Độc lập, hoà bình, dân chủ. Sự thống nhất phải dựa trên 3 khía cạnh: Hoà giải, Cộng đồng Hàn và quốc gia dân tộc.
Ngày 8/12/1997, cuộc bầu cử lần thứ 15, Kim Dae Jung trúng cử nhiệm kỳ 1998-2003, tiếp tục đơa Hàn Quốc phát triển. Về việc thống nhất đất nước, chính phủ Kim đưa ra “Chính sách ánh dương” trong quan hệ với CHDCND Triều Tiên.
Ngày 19/12/2003, Rô Mu Hiên trúng cử tổng thống, tiếp tục chính sách của người tiền mhiệm, chủ trương giải quyết vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên bằng con đường hoà bình.