VÀI NÉT VỀ SỰ CHIẾM ĐÓNG CỦA NHẬT BẢN Ở BÁN ĐẢO HÀN TRONG QUÁ KHỨ
Đăng ngày:
Theo quan điểm này, nhà nước Khổng giáo của triều đại Choson có thể tiếp tục duy trì hệ thống xã hội truyền thống đó nếu các thế lực bên ngoài theo kiểu phương Tây không xuất hiện. Nhà nước Choson bị cai trị bởi các vị vua và các quan chức tri thức ưu tú thông hiểu đạo Khổng, song lại là những người hoàn toàn không đủ khả năng để thực hiện những cải cách kinh tế, xã hội mà đất nước yêu cầu để tồn tại trước những đe doạ từ các thế lực bên ngoài.
Hơn nữa, những người đứng đầu triều đại Choson gần như bị tách ly hoàn toàn với các ý tưởng từ bên ngoài và gần như hoàn toàn thiếu tầm nhìn ra thế giới. Tất cả những gì mà các vị vua và những người đứng đầu triều đại Choson biết về phương Tây đèu được học qua những người Triều Tiên đã từng tới Trung Quốc. Tình trạng này vẫn không thay đổi thậm chí trong một thời gian là thuộc địa của Nhật Bản. Tất cả những gì người Triều Tiên biết được về phương Tây trong khoảng thời gian đó chính là qua những người Nhật Bản và thường đã được người Nhật Bản chọn lựa chính. Sự thiếu một tầm nhìn rộng ra thế giới đã góp phần trực tiếp dẫn đến mất nước vào tay Nhật Bản vào năm 1910, đến sự chia cắt đất nước thành hai miền Nam Bắc sau khi được giải phóng vào năm 1945 và cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950.
Triều Tiên đã bị tụt hậu xa so với những hàng xóm mạnh nhất của họ là Trung Quốc, Nhật Bản và Nga, những quốc gia đã bắt đầu cải cách về kinh tế và chính trị cần thiết để tồn tại trong thế giới hiện đại. Do đó, Triều Tiên dễ dàng trở thành nạn nhân của những sức mạnh đế quốc này. Nhật Bản cuối cùng đã chính thức thuộc đại hoá Triều Tiên vào năm 1910, nhưng ngay từ trước đó, Nhật Bản đã áp dụng một loạt biện pháp để bước đầu cải cách bán đảo Hàn truyền thống về cả kinh tế và xã hội. Các ví dụ tiêu biểu là: xây dựng một nhà máy điện vào năm 1998, xây dựng tuyến đường sắt Seoul-Pusan vào năm 1900; sáng lập một ngân hàng trung ương không chính thức cho bán đảo Hàn qua một chi nhánh ngân hàng Daiichi Ginko của Nhật Bản và cải cách hệ thống tiền tệ của Triều Tiên vào năm 1905; hình thành công ty phát triển phương đông vào năm 1912; mở rộng các hoạt động khai thác mỏ và sản xuất của nhiều công ty Nhật Bản.
Nhật Bản đã cai trị Triều Tiên trong 35 năm, từ năm 1910 đến năm 1945. Trong khoảng thời gian này, nền kinh tế thuộc địa bán đảo Hàn được điều hành bởi người Nhật bản và để phục vụ người Nhật Bản và người hưởng lợi từ sự mở rộng kinh tế của bán đảo Hàn chủ yếu là Nhật Bản và những người Nhật ở Triều Tiên. Mặc dù tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cùa nền kinh tế Triều Tiên trong toàn bộ thời gian thuộc địa là gần 4%/năm. Có lẽ cao hơn cả tốc độ tăng trưởng của chính nền kinh tế Nhật Bản(1), nhưng đời sống của những người dân Triều Tiên bình thường lại rất tồi. Hay nói cách khác, GDP bình quân đầu người tăng một cách rõ rệt, nhưng GNP bình quân đầu người Triều Tiên trên thực tế lại giảm.
Trong khoảng thời gian từ năm 1912 đến 1936, Li-baik Lee đã đề xuát một mức tăng trung bình về sản lượng nông nghiệp vào khoảng 1,6% mỗi năm (xem bảng 3.2). Con số này trung lặp với ước tính của Ban Sung Hwan cho cùng khoảng thời gian này. Tuy nhiên, trong thời kỳ này xuất khẩu gạo từ Triều Tiên sang Nhật Bản tiếp tục ở mức cao, dẫn đến sự suy giảm thực sự trong tiêu thụ lương thực bình quân đầu người Triều Tiên. Thực tế, đến năm 1936 hơn một nửa sản lượng nông nghiệp ở Triều Tiên được chuyên chở đến Nhật Bản. Một sự thật trớ trêu và đáng buồn của thời kỳ thuộc địa theo như nhận xét của Edward Mason là “nhiều người Triều Tiên đã phải trải chịu cảnh giảm mức sống một cách tuyệt đối chứ không phải là tương đối”(2).
Khi Nhật Bản rút lui vào năm 1945, GNP bình quân đầu người của Triều Tiên còn rất thấp, có thể so với những nước kém phát triển hiện nay. Thậm chí với sự trợ giúp mạnh mẽ của Mỹ vào trong những năm 50, GNP bình quân cũng chỉ đạt tới 80 USD vào năm 1960, thấp hơn những nước nghèo hiện nay. Sau khi được giải phóng khỏi sự thống trị của Nhật Bản thì những gì còn lại cho bán đảo Hàn chỉ là sự nghèo đói.
Thực hiện: Diệu Linh
Biên tập: nhóm website
(1) Xem Sung Hwan Ban, 1974, Sang-Chul Suh, 1978 và Edward S. Mason, 1980, xem các trang 74-82 (được viết bởi Dwight H. Perkings). Theo ước tính của Sang-Chul Suh tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của sản phẩm thực tế trong suốt giai đoạn này là 3,8%. Dwight H. Perkins ước tính tỉ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm GNP của Hàn Quốc trong thời kỳ thuộc địa là khoảng 4%. Xem Edward S. Mason và các tác giả khác, chương 2, xem các trang 74-82. Theo ước tính của Kazushi Ohkawa và Henry Rosovsky, tỉ lệ tăng trưởng GNP của Nhật Bản giữa những năm 1910-1940 là 3,6%/1 năm.
(2) Xem Edward S. Mason và các tác giả khác, 1980, xem trang 75.