Xã hội
HỌC SINH HÀN QUỐC ĐI DU HỌC ĐỂ NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH
Theo Bộ Giáo dục và Phát triển nguồn nhân lực, năm 2006 có khoảng 35.144 học sinh tiểu học và trung học đi du học, trong đó phần lớn là các em học sinh ở thủ đô. Cùng với sự gia tăng này, chi phí cho giáo dục ở nước ngoài cũng tăng lên mạnh mẽ. Theo ước tính, chi phí trong năm 2006 khoảng 4,57 tỷ USD, và sẽ tăng lên 10,3 tỷ USD trong 5 năm tới.
HIỆN TRẠNG THAM NHŨNG Ở HÀN QUỐC
Nền kinh tế Hàn Quốc đã phát triển ổn định dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Kim và Tổng thống Rô với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 6% hàng năm, nhưng Chính phủ Hàn Quốc phải nỗ lực rất nhiều để giúp quốc gia này khôi phục mức đã đạt được trước cuộc khủng hoảng tiền tệ.
CHÍNH SÁCH MỚI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI Ở HÀN QUỐC
Theo tin do Bộ tư pháp Hàn Quốc cung cấp, kể từ đầu năm 2008 nước này sẽ thay đổi luật nhập cư để tạo điều kiện cho người nước ngoài có thể nhập hộ khẩu thường trú. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu của chính phủ Hàn Quốc nhằm khắc phục tình trạng thiếu lao động thường xuyên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.
VẤN ĐỀ DÂN SỐ CỦA HÀN QUỐC
Mật độ dân số trên toàn lãnh thổ Hàn Quốc cao thứ ba trên thế giới sau Băng đa lét và Đài Loan (Không kể đến Hồng Kông hay Singapo).
GIA TĂNG ĐÔ THỊ HÓA Ở HÀN QUỐC
Nền văn hoá và lịch sử của Hàn Quốc có một ảnh hưởng to lớn đến phương thức phát triển kinh tế cũng như cách thức phân chia những thành quả do sự tăng trưởng đó mang lại.
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HÀN QUỐC
Hàn Quốc là nước thứ ba trên thế giới có mật độ dân số đông nhất, (tính diện tích đất đai /đầu người). Hơn thế nữa, địa hình chủ yếu của Hàn Quốc là đồi núi, chỉ có 1/5 là đất đai trồng trọt. Năm 1994, tổng diện tích đất đai toàn quốc và diện tích đất trồng trọt tính theo đầu người chỉ tương đương với 0,22 héc ta và 0,048 héc ta. Bùng nổ dân số làm cho tỷ lệ ngày càng thấp nên việc tận dụng đất đai tối ưu có một ý nghĩa sống còn đối với Hàn Quốc.
NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM PHÚC LỢI XÃ HỘI CỦA BÁN ĐẢO HÀN THỜI KỲ THUỘC ĐỊA
- Thứ nhất: bán đảo Hàn bị Nhật Bản coi là nơi cung cấp gạo chủ yếu với giá rẻ. Trong thời kỳ thuộc địa, các cơ sở hạ tầng như hệ thống thuỷ lợi, hồ chứa nước được xây dựng, nhằm gia tăng sản lượng chủ yếu dành cho các địa chủ Nhật Bản, những người vận chuyển gạo để cung cấp cho lực lượng lao động công nghiệp đang gia tăng của Nhật Bản. Theo ước tính, khoảng một nửa tổng sản lượng gạo được sản xuất ra trong thời gian từ năm 1912 đến năm 1931 được vận chuyển đến Nhật Bản(3). (3) Ho-Chin Chol, 1984, xem các trang 237-287. Trung tâm thông tin hải ngoại Hàn Quốc, 1987, xem các trang 102-106.
NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI HÀN QUỐC TĂNG
Theo Bộ Quản lý hành chính chính phủ và Nội vụ (Ministry of Government Administration and Home Affairs): Số người nước ngoài tại Hàn Quốc năm nay đã tăng 34,7% so với năm 2006. Tính đến cuối tháng 5/2007, có 722.686 người nước ngoài tại Hàn Quốc, tăng 186.059 so với 536.627 người năm 2006. Số người nước ngoài tại Hàn Quốc chiếm 1,5% trên tổng số dân 49,09 triệu người.
CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG THAM NHŨNG
Trong những năm gần đây, số lượng các quy định, quy phạm về chống tham nhũng đã tăng lên. Cơ chế đăng ký và công khai tài sản của viên chức chính phủ và việc ban hành đạo luật về hoàn trả tài sản thu lợi bất chính đã được xác lập và thực hiện năm 1993 nhằm ngăn chặn công chức có được tài sản thông qua các hình thức bất hợp pháp.
NHIỀU PHỤ NỮ HÀN QUỐC Ở ĐỘ TUỔI TRÊN 30 MUỐN KẾT HÔN VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG TRẺ TUỔI HƠN
Hiện nay, nhiều phụ nữ Hàn Quốc ở độ tuổi trên 30 muốn kết hôn với những người đàn ông trẻ tuổi hơn, bởi khi mà khả năng kinh tế của họ trở nên ổn định thì vấn đề tài chính không còn ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn bạn đời nữa.