Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM PHÚC LỢI XÃ HỘI CỦA BÁN ĐẢO HÀN THỜI KỲ THUỘC ĐỊA

Đăng ngày:

- Thứ hai: Triều Tiên là một nước kinh tế thuộc địa khép kín và cũng là nguồn cung cấp các tài nguyên thiên nhiên. Các công ty gỗ của Nhật Bản có quyền rất lớn về việc khai thác gỗ. Việc chặt phá cây rừng quá mức đã làm cho đồi núi bao quanh bị trơ trọc, dẫn đến xói mòn và lụt lội. Ngư dân Nhật Bản cũng được phép khai thác nguồn thuỷ sản của Triều Tiên. Việc khai thác vàng, vonfram và các khoáng sản khác cũng được mở rộng trong thời kỳ thuộc địa, nhất là ở miền Bắc.

- Thứ ba: Triều Tiên còn được coi là nơi định cư cho số dân dư thừa của Nhật Bản. Theo Edward S. Mason và nhiều người khác, số lượng người Nhật Bản ở Triều Tiên đã tăng từ 170.000 lên 770.000 người trong khoảng thời gian từ năm 1910 đến 1945(1). Công ty phát triển phương đông đã được thành lập bởi những người lãnh đạo Nhật Bản có quan hệ chặt chẽ với tầng lớp giàu có vào năm 1908, thậm chí trước cả khi Triều Tiên trở thành thuộc địa của Nhật Bản.Trong giai đoạn đầu, Nhật Bản sử dụng công ty phát triển phương đông để nắm giữ quyền kiểm soát đất công của Triều Tiên, những vùng đất do quân đội quản lý và bât động sản của hoàng gia. Ở giai đoạn tiếp theo, các nhà tư bản Nhật Bản đã ép buộc người Triều Tiên phải bán đất của họ với giá thấp. Người Nhật Bản đã ban hành luật đăng ký, nhằm tước bỏ đất đai của những người nông dân Triều Tiên mù chữ hoặc không có học thức, buộc nhiều người phải trở thành những kẻ đi thuê mướn hoàn toàn hoặc bán thuê mướn. Đến năm 1931, 12 triệu người nông dân; 2,3 triệu nông hộ bụi rơi buộc vào tình cảnh như vậy. Người nông dân Triều Tiên không có đất đai, nhiều người có nguy cơ bị chết đói, đã di cư sang Mãn Châu, Siberia, Nhật Bản để lao động. Tính đến năm 1931, khoảng 19% dân số nông thôn đã đi di cư trong hoàn cảnh như vậy. Hậu quả của việc di cư này là hiện nay có khoảng 2 triệu người Triều Tiên sinh sống ở Trung Quốc, trong khi nửa triệu người ở các nước thuộc Liên Xô (cũ) trước kia và hơn nửa triệu người ở Nhật Bản.

Thêm vào đó, người Nhật Bản còn sử dụng nhân công với giá rẻ ở Triều Tiên để phát triển công nghiệp khai khoáng và chế tạo của Nhật Bản. Và cuối cùng, Nhật Bản đã dùng Triều Tiên làm căn cứ huấn luyện quân sự chuẩn bị cho cuộc xâm lược Mãn Châu và Trung Quốc. Nhiều Thanh niên Triều Tiên đã bị bắt đi lính khi Nhật Bản tham gia vào chiến tranh thế giới thứ hai.

Dưới chế độ thực dân Nhật Bản, người dân Triều Tiên nói chung bị ngăn cản, không được học quá tiểu học. Điều này phản ánh một tư tưởng cho rằng người dân Triều Tiên chỉ nên có một trình độ học vấn đủ để hoàn thành các công việc mà họ sẽ phải thực hiện trong hệ thống thuộc địa. Theo Yong Ha Shin, nhà xã hội học thuộc trường đại học quốc gia Seoul, trong suốt 35 năm thuộc địa chí có hai người Triều Tiên được phép trở thành giáo sư đại học. Tuy nhiên, trình độ giáo dục hiện đại chính thức của người Triều Tiên đã được nâng lên trong thời kỳ này, chủ yếu nhờ vào nỗ lực của các nhà truyền đạo Cơ Đốc nước ngoài.

Người Nhật Bản chủ yếu sử dụng người Triều Tiên ở những vị trí thấp trong các tổ chức. Do đó người Triều Tiên ít có cơ hội để tích luỹ kinh nghiệm làm nhà lãnh đạo, người quản lý hay người giao dịch. Bị buộc phải giữ vai trò của người cấp dưới, trong họ đã nảy sinh ý thức bất bình của những kẻ phục tùng. Shin cho rằng đó chính là một phần chính sách thuộc địa của Nhật Bản nhằm nhồi nhét vào đầu óc người Triều Tiên ý nghĩ rằng “người Triều Tiên là những người không nơi nương tựa” và số phận đã định là bị người Nhật Bản cai trị. Hậu quả của nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay và người Triều Tiên hiện đại rất cần tinh thần của các “quan chức” hay “vị tướng” tận tụy, những nhà lãnh đạo dám hi sinh bản thân mình, những nhà doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận mạo hiếm và những người biết đổi mới.

Sự thiếu hụt trầm trọng các chính trị gia, viên chức, học giả, nhà kinh doanh và kỹ sư đủ năng lực là hệ qu7ả phố biến của các nước thuộc địa mới được giải phóng và điều này đã làm cản trở sự phát triển của một xã hội ổn định sau khi giành được độc lập. Có lẽ một trong những tác động xấu nhất của chủ nghĩa thực dân ở Triều Tiên và những nơi khác là sự chậm phát triển của tầng lớp doanh nghiệp có năng lực, tầng lớp lãnh đạo xã hội và các nhà triết học. Dưới ách cai trị của Nhật Bản, người dân Triều Tiên hầu như bị tách rời khỏi những hoạt động trên trường quốc tế. Khi Nhật Bản cố gắng mở rộng quyền kiểm soát của Hoàng đế thông qua cái gọi là “khu vực Đông Á cùng thịnh vượng vĩ đại” thì những tiếp xúc của Triều Tiên ngoài đế chế Nhật Bản thậm chí còn bị xiết chặt hơn. Dưới ách cai trị của Nhật Bản, sự tan rã của cơ cấu xã hội truyền thống cũng như việc gia tăng sự nghi ngờ và thiếu tin tưởng giữa những người ủng hộ và những người tích cực tham gia phong trào chống Nhật Bản đã khiến cho người Triều Tiên mất tin tưởng vào chính phủ và mất lòng tin lẫn nhau.

Tuy nhiên, ảnh hưởng tiêu cực khác, cho dù những giá trị văn hoá cơ bản của Triều Tiên ít biến đổi, bất chấp Nhật Bản rất cố gắng nhiều biến người dân Triều Tiên thành tầng lớp dân “Nhật Bản thứ hai”. Chẳng hạn, cả đạo Shinto và Phật thiền đều không gây được ảnh hưởng ở Triều Tiên cho dù Nhật Bản đã cố gắng truyền bá hệ tín ngưỡng này và ngăn cấm tín ngưỡng của người dân Triều Tiên cũng như của Đạo Cơ Đốc. Người dân Triều Tiên “vẫn cứ là người Triều Tiên” bất chấp mọi điều có thể xảy ra.

Bên cạnh những đặc điểm tiêu cực rõ ràng của chủ nghĩa thực dân Nhật Bản thì cũng có một vài ảnh hưởng tích cực. Giáo dục, cơ sở hạ tầng và kinh nghiệm quản lý trong các tổ chức hiện đại là những ví dụ thưòng hay được nhắc đến nhất. Hơn nữa, người Triều Tiên đã học cách kinh doanh và quản lý kinh tế của người Nhật Bản và có lẽ người Triều Tiên vẫn là người châu Á hiểu Nhật Bản nhất. Bởi vì với những gì trải qua thời kỳ thuộc địa, người Triều tiên đang ở một vị thế có thể chọn được những thể chế đa dạng của Nhật Bản.



Thực hiện: Ngọc Lan

Biên tập: nhóm website

(1) Edward S. Mason và các tác giả khác, 1980, xem trang 448.


Scroll To Top