Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH ĐA VĂN HÓA

Đăng ngày:

cho những phụ nữ nước ngoài đến làm dâu Hàn Quốc, giúp họ nhanh chóng thích nghi với cuộc sống mới ở đây. Kết thúc bài viết, tác giả Việt Linh cũng có một câu kết đẹp: “Hạnh phúc là cả một quá trình nuôi dưỡng, gìn giữ bên cạnh tình yêu, cuộc sống gia đình”.

Trên đây là những ví dụ điển hình chứng minh một chân lý muôn thuở trong đời sống con người là hướng tới tình yêu, nam có vợ, nữ lấy chồng, sinh con đẻ cái duy trì nòi giống, xây dựng một gia đình, một tế bào quan trọng của xã hội. Hơn thế nữa, trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, có vui có buồn, hạnh phúc và bất hạnh, sum họp và chia lìa thì mặt sáng, nguồn hạnh phúc vẫn là chủ đạo.

Theo Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc cho biết, Cục Chính sách của Bộ này đã tiến hành một cuộc điều tra xã hội học trên toàn quốc về cuộc sống của các gia đình đa văn hóa vào đầu năm 2012, bà Seung Ju yang, Cục trưởng Cục chính sách dẫn kết quả điều tra cho biết, trên 70% các gia đình đa văn hóa có cuộc sống ổn định và hạnh phúc, trong đó, 72,9% gia đình Hàn Quốc có vợ là người Việt Nam cũng có cuộc sống hạnh phúc. Thông tin trên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam đăng tải trên Báo điện tử của Bộ này vào ngày 12 – 4 – 2012. Ngoài ra, bà Seung Ju Yang còn khẳng định phụ nữ nước ngoài kết hôn với nam giới Hàn Quốc, trong đó có cô dâu Việt Nam, được đối xử bình đẳng và hưởng quyền lợi như những thành phần xã hội khác ở Hàn Quốc.

- Về mặt tiêu cực:

Hiện nay, xã hội Hàn Quốc là xã hội dân chủ, xã hội mở và đại chúng. Nhưng, những nét truyền thống không hoàn toàn mất đi, trong đó, có những tập tục, ý niệm xưa cũ vẫn tồn tại trong xã hội. Tuy rằng nữ giới Hàn Quốc đã có những tiến bộ vượt bậc trong cuộc đấu tranh về quyền bình đẳng giới như đã nêu ở phần trên, nhưng đa số người đàn ông Hàn Quốc thường không muốn vợ đi làm bên ngoài mà chỉ muốn họ ở nhà chăm sóc con cái, làm việc nội trợ. Trên thực tế, điều này vẫn hiện hữu trong xã hội Hàn Quốc. Phụ nữ Hàn Quốc sau khi lập gia đình (thường đã 30 tuổi trở lên) đều mong muốn có con rồi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ và dạy dỗ con cái học tiểu học, trung học… Nếu sinh liền hai con thì thời gian nghỉ đẻ, nuôi con nhỏ, dạy kèm con học lúc bé cũng không phải là ngắn. Thực tế này chỉ thực sự phù hợp với những gia đình giàu có, khá giả và những phụ nữ an phận thủ thường, tuân theo phong tục, lễ giáo xưa. Đối với các gia đình đa văn hóa, suy nghĩ của người chồng Hàn Quốc cũng giống như vậy. Nhưng, đa số đàn ông Hàn Quốc lấy vợ nước ngoài thuộc tầng lớp nghèo, phần lớn sống ở nông thôn, trình độ học vấn thấp, cách cư xử thô bạo, thô lỗ thì những tập tục phong kiến trong suy nghĩ của họ còn nặng nề hơn, cộng thêm vô vàn những khó khăn, bất đồng từ cả hai bên mà dẫn tới nhiều tiêu cực trong các gia đình này. Sự tiêu cực đó thể hiện rõ ở một số điểm sau:

(1). Cô dâu ngoại bỏ trốn ra ngoài. Tuy vấn đề này chưa phải là phổ biến, chưa phải nghiêm trọng như những thảm cảnh bạo hành hoặc giết chết vợ nhưng di hại cũng rất nặng nề. Các Đài truyền hình của Hàn Quốc như MBC, KBS, SBC… đều phát những chương trình liên quan đến chuyện này. Những tâm tư, nỗi khổ đau của những bà mẹ ngoại đứt ruột bỏ con ở lại nhà chồng rồi một mình ra đi hiện vẫn chưa có điều kiện bày tỏ, nhưng tâm trạng đau khổ của những ông chồng người Hàn mất vợ, những đứa con mất mẹ đã được truyền hình Hàn Quốc đưa lên sóng với hy vọng có được sự chia sẻ từ cộng đồng. Chẳng hạn như Chương trình SOS 24 của SBS đã quay cảnh ông chồng Hàn họ Park nước mắt ngắn dài kể với phóng viên: “Cô ấy bỏ tôi và đứa con chưa đầy 6 tháng đi mất rồi. Giờ đây, gia đình tôi coi như tan vỡ. Làm ơn hãy tìm vợ cho tôi”. Ở huyện Yong dong tỉnh Jungbuk, ông Kwon buồn khổ và giải sầu bằng rượu, bởi 3 năm chung sống với người vợ trẻ mà ông cưới được là thông qua trung tâm môi giới với số tiền 30.000USD, không có mâu thuẫn gì, cô ta còn sinh cho ông 2 đứa con, một đứa 3 tuổi, một đứa gần 2 tuổi, vậy mà bỗng dưng vợ ông bỏ ra đi. Hai đứa con thơ dại cũng không gặp mẹ nữa. Hoặc như ở thành phố Heanam, tỉnh Chonlanamdo, ông M cưới được cô vợ trẻ trung, song, vợ ông sang Hàn Quốc chưa được một tháng đã bỏ về Việt Nam, không thấy quay trở lại, khiến ông sầu muộn chờ đợi mà không thể liên lạc được…

(2) Tỷ lệ ly hôn trong các gia đình đa văn hóa ngày càng tăng cao. Theo số liệu thống kê của Hàn Quốc. Tỷ lệ ly hôn trong các gia đình đa văn hóa tỷ lệ thuận với số vụ kết hôn quốc tế. Năm 2007, số vụ ly hôn lên đến 8.828 vụ, tăng 40,6% so với năm 2006 (6.282 vụ). Theo số liệu của đường dây “Điện thoại khẩn cấp 1366” thì trong năm 2007, số vụ tư vấn ly hôn là 13.277 vụ, trong đó, Việt Nam chiếm tỷ lệ 42,94%. Tại tỉnh Kyongnam, số vụ ly hôn giữa các cặp vợ chồng Việt – Hàn chiếm tới 30,6%, cao thứ hai sau Trung Quốc (45%). Ngoài ra, số vụ ly hôn do kết hôn “hợp đồng”, tức kết hôn giả với mục đích kiếm việc làm ở Hàn Quốc cũng tồn tại trên thực tế.

(3). Những thảm cảnh xảy ra đối với cô dâu ngoại. Đó là bạo hành gia đình, là người chồng Hàn Quốc giết vợ người nước ngoài. Những hiện tượng ngược đãi, bạo hành phụ nữ trong gia đình đa văn hóa Hàn là một thực tế nhức nhối. Hơn thế nữa, những cô dâu ngoại bị sát hại càng khiến cho bao con người ở những nước có liên quan chịu đau khổ và công phẫn. Đây là vấn đề cấp bách nhất, nhạy cảm nhất, đau xót nhất khiến những gia đình, cá nhân có liên quan và dư luận hai nước lên án mạnh mẽ nhất, đòi hỏi phải có những cách giải quyết thấu tình đạt lý. Những vụ cô dâu Việt bị chồng Hàn Quốc sát hại như Thạch Thị Hồng Ngọc năm 2010, Hoàng Thị Nam năm 2011… là những vết nhơ không thể xóa nhòa, là những nỗi đau bắt buộc cả hai phía phải chung sức chữa trị.

Như vậy, thực tiễn đời sống xã hội Hàn Quốc đã có những sự chuyển biến mạnh mẽ và sâu sắc. Cùng với sự phát triển mang tính “thần kỳ” của kinh tế Hàn Quốc, vấn đề văn hóa và xã hội cũng chuyển biến mang tính lịch sử. Văn hóa Hàn Quốc trải mấy nghìn năm mang tính đồng nhất nay đã và đang chuyển sang tính đa dạng; một dân tộc thuần chủng có nhiều đặc sắc nay chuyển sang đa dân tộc, đa sắc màu. Sự chuyển biến mang tính lịch sử này đem lại nhiều hệ quả cũng như hệ lụy cho xã hội Hàn Quốc hiện nay và mai sau. Thực tiễn xã hội đó đặt ra yêu cầu cấp bách đối với chính phủ Hàn Quốc là cần phải có những đối sách thích hợp, những biện pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh trước mắt và lâu dài. Đồng thời, đây cũng chính là cơ sở để chính phủ Hàn Quốc hoạch định chính sách ngắn hạn và dài hạn nhằm phát triển dân tộc, phát triển giống nòi và nền văn hóa đặc sắc của dân tộc Hàn.

 

II. Các chính sách và biện pháp của chính phủ Hàn Quốc cùng các đoàn thể xã hội đối với gia đình đa văn hóa

1. Xây dựng Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa

Theo sự chỉ đạo của chính phủ Hàn Quốc, các cơ quan nghiên cứu chính sách và pháp luật cùng với các bộ ngành liên quan sau một thời gian nghiên cứu, điều tra khảo sát, tham khảo ý kiến chuyên gia đã hoàn thành Bộ luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa, trình quốc hội, được thông qua và thi hành từ ngày 22 tháng 9 năm 2008. Nội dung hỗ trợ của Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa cụ thể như sau:

(1). Tăng cường hiểu biết đối với gia đình đa văn hóa

Chính phủ Hàn Quốc và đoàn thể tại địa phương ngăn ngừa sự khác biệt xã hội và định kiến đối với gia đình đa văn hóa, công nhận tính đa dạng văn hóa của thành viên gia đình đa văn hóa và phải xử lý cần thiết như giáo dục hiểu biết và quảng bá để có thể tôn trọng họ (điều 5 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”).

(2) Cung cấp thông tin cuộc sống và hỗ trợ giáo dục

Chính phủ Hàn Quốc và đoàn thể tại địa phương cung cấp thông tin cơ bản cần thiết cho cuộc sống tại Hàn Quốc của gia đình đa văn hóa và gia đình đa văn hóa có thể được hỗ trợ cần thiết để được giáo dục thích ứng xã hội, giáo dục huấn luyện nghề nghiệp (điều 6 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”).

(3) Xử lý để duy trì quan hệ gia đình bình đẳng

Chính phủ Hàn Quốc và đoàn thể tại địa phương phải xúc tiến việc thẩm vấn gia đình, giáo dục vợ chồng, giáo dục cha mẹ, giáo dục cuộc sống gia đình, để tạo quan hệ gia đình bình đẳng 2 phái một cách dân chủ trong giai đình đa văn hóa (điều 7 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”).

(4) Bảo vệ và hỗ trợ đối với người bị bạo lực gia đình

- Chính phủ Hàn Quốc và đoàn thể tại địa phương phải nỗ lực ngăn chặn bạo lực gia đình trong gia đình đa văn hóa (điều 8 khoản 1 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”).

- Hoặc phải nỗ lực để tăng cường thiết lập trung tâm tham vấn và bảo vệ cho người bị bạo lực gia đình, có phiên dịch tiếng Hàn Quốc cho người bị bạo lực gia đình (điều 8 khoản 2 “Luật hỗ trợ gia đình đa văn hóa”).

- Trường hợp chấm dứt quan hệ kết hôn do bạo lực gia đình của gia đình đa văn hóa thì cũng có thể cung cấp các dịch vụ cần thiết như thông dịch ngôn ngữ, tư vấn pháp luật và hỗ trợ hành chính trong việc nêu ý kiến và xác minh thực tế để không bị đặt vào tình thế bất lợi do việc thiếu thông

Trước << | Trang thứ 3/5 | >> Sau
Scroll To Top