Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


VẤN ĐỀ VIỆC LÀM Ở HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Năm 1960, số công nhân tham gia hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp chiếm tới 63% lực lượng lao động của cả nước. Tuy nhiên, con số này chỉ còn lại 7.9% vào năm 2005. Thay vào đó, lực lượng lao động trong các ngành dịch vụ đã tăng mạnh từ 28,3% tổng số lao động năm 1960 lên tới 73,5% vào năm 2005.

Trong nửa sau của những năm 1970, thị trường lao động Hàn Quốc đã trải qua một loạt những biến động lớn. Hàn Quốc nổi lên như một quốc gia có khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu với các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt và giày dép. Trong những năm 1970 và 1980 chính phủ tập trung vào nguồn cung ứng lao động và đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Việc chú trọng tới nguồn lao động có tay nghề và bổ sung các dịch vụ tìm kiếm việc làm cho các công nhân có tay nghề thấp là những chính sách để giảm nhẹ thiếu hụt lao động gây ra bởi quá trình công nghiệp hoá. Tuy nhiên, từ nửa cuối những năm 80, việc chú trọng vào phát triển số lượng gây ra bất bình đẳng trong các tầng lớp và vùng miền đã trở nên bất cập. Vì vậy việc chú trọng trong chính sách đã chuyển sang phát triển phúc lợi và cường tính bình đẳng và điều này đã dẫn đến việc ra đời Đạo luật Lương tối thiểu (1986), Đạo luật Tuyển dụng công bằng (1987) và Đạo luật Xúc tiến việc làm và tái hoà nhập ngành nghề cho người tàn tật (1990) cũng như các biện pháp khác.

Đầu những năm 1990, nhằm giải quyết có hệ thống các vấn đề thất nghiệp do sự trì trệ trong kinh tế, chính phủ đã thông qua một số bộ luật lớn bao gồm Đạo luật Bảo hiểm việc làm (1993), Đạo luật Chính sách tuyển dụng cơ bản (1995) và Đạo luật Xúc tiến Đào tạo ngành nghề (1997), đã tạo nên nền tảng cho các chính sách về lao động.

Trong khủng hoảng tài chính gây ra bởi thiếu hụt ngoại hối trong năm 1997, các khó khăn về tuyển dụng trầm trọng thêm với tỷ lệ thất nghiệp nhất thời tăng vọt tới 8%. Đáp lại, Uỷ ban ba bên, thành lập năm 1998, bao gồm đại diện của liên đoàn lao động, chủ lao động và chính phủ, đã hợp tác để đưa ra một Thoả hiệp xã hội để vượt qua khủng hoảng kinh tế ở Hàn Quốc. Bằng cách này, cả ba bên đều có thể chung sức để vượt qua khủng hoảng. Cùng với việc thực hiện các đối sách chống lại thật nghiệp tăng cao, chính phủ đã mở rộng cơ sở hạ tầng làm việc bằng cách xây dựng nhiều trung tâm xúc tiến việc làm hơn. Vào tháng 10/1999, chính phủ cũng đã tăng cường mạng lưới an sinh xã hội để đối mặt với nạn thất nghiệp bằng cách tăng bồi thường bảo hiểm lao động cho tất cả mọi lao động bao gồm công nhân thời vụ và làm việc theo ca.

Để đối phó với môi trường việc làm thay đổi nhanh chóng trong thời kỳ tăng trưởng chậm chạp chính phủ đã tích cực theo đuổi các chính sách nhằm tạo thêm việc làm cũng như giảm nhẹ nạn thất nghiệp kể từ khi Chính phủ có nhân dân tham dự của tổng thống Roh Moo - hyun ra mắt. Bên cạnh củng cổ mạnh mẽ các ngành đầu tàu tăng trưởng, chính phủ cố gắng tạo ra những cải thiện mang tính thể chế bằng cách nới lỏng các luật lệ để tạo ra nhiều việc làm dịch vụ xã hội hơn. Bằng cách giảm giờ làm và tạo nên một hệ thống trợ cấp mới dành cho việc xây dựng một hệ thống làm việc theo ca, chính phủ đã tăng cường nỗ lực để tạo nhiều việc làm hơn thông qua chia sẻ công việc.

Có rất nhiều các nỗ lực khác nhau để cải thiện các dịch vụ hỗ trợ việc làm. Ví dụ các dịch vụ nhắm tới các nhóm dễ bị tổn thương cụ thể, như chương trình YES dành cho giới trẻ. Chương trình Khởi động lại (Restart) dành cho người vô gia cư, v.v... Các kế hoạch hành động cá nhân (IAPs) dành cho những người nhận phúc lợi thất nghiệp đã được mở rộng cho cả giới trẻ và những người có tuổi như là những biện pháp để khuyến khích họ tìm công việc tích cực hơn.

Như vậy, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho việc phát triển năng lực suốt đời, chính phủ đã dần dần mở rộng đầu tư và đào tạo nghề nghiệp nhằm đáp ứng xu hướng sinh sản thấp và lực lượng lao động ngày càng già, rất nhiều biện pháp đã được thực hiện để tăng tỷ lệ việc làm cho phụ nữ. Chúng bao gồm những biện pháp như chống phân biệt đối xử trong tuyển dụng và hỗ trợ hài hoà cuộc sống gia đình và công việc cũng như giải quyết vấn đề về nghỉ tạm thời do mang thai và sinh con. Có rất nhiều các biện pháp khác nhau đã được thực hiện để mở rộng và bình ổn hoá việc làm cho người lớn tuổi như là nới rộng độ tuổi về hưu, cải cách hệ thống tiền lương và giảm phân biệt đối xử với người có tuổi.

Thực hiện: Trần Duyên và nhóm Web

Nguồn: Các tài liệu lưu tại TV TTNCHQ

Scroll To Top