Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478

Văn hoá


  • HYANG KA ( HƯƠNG CA ) TRONG TAM QUỐC DI SỰ ( PHẦN 9 )

    Bài Hương ca thứ mười hai xuất hiện trong câu chuyện về Huệ tinh ca (Bài ca sao chổi) của nhà sư Yung Cheon ( Dung Thiên ), Thời Chân Bình Vương.

    Truyện kể rằng:

    Có ba Hoa lang là Đệ ngũ Cư Liệt lang, Đệ lục Thực Xứ lang (còn gọi là Đột Xứ lang) và Đệ thất Bảo Đồng lang muốn đi chơi núi Kim Cương (còn gọi là núi Phong Nhạc) thì thấy sao chổi phạm vào Tâm Đại tinh.[1]



    [1] Tâm Đại tinh là tên một vì sao có vị trí trung tâm trong nhị thập bát tú.

  • HYANGKA ( HƯƠNG CA ) TRONG TAM QUỐC DI SỰ ( PHẦN 8 )

    Bài Hương ca thứ mười và mười một xuất hiện trong câu chuyện về Đâu suất ca [1]của nhà sư Wol Meong ( Nguyệt Minh ).

    Truyện kể rằng:

    Ngày mùng 1 tháng 4 năm Canh Tý (năm 760), tức năm thứ 19 đời vua Cảnh Đức, có hai mặt trời cùng xuất hiện suốt cả mười ngày mà không lặn.



    [1] Đâu suất ca: Bài ca cầu Phật. (ND)

  • HYANGKA ( HƯƠNG CA ) TRONG TAM QUỐC DI SỰ ( PHẦN 7 )

    Bài Hương ca thứ chín xuất hiện trong câu chuyện về Kwang Deok ( Quảng Đức) và Yeom Jang ( Nghiêm Trang ).

    Truyện kể rằng:

    Vào thời Văn Vũ Vương, có hai tăng lữ Quảng Đức và Nghiêm Trang là bạn thân thiết với nhau, họ ngày đêm ước hẹn với nhau rằng: “Ai về Tây phương trước thì phải cho nhau biết”. Sau đó, Quảng Đức ẩn cư ở phía Tây làng Phấn Hoàng, (có người cho rằng là chùa Hoàng Long, Tây Khứ phòng, chưa biết sai đúng thế nào), làm nghề khâu giày dép và mang theo vợ con đến cùng sinh sống.

  • HYANG KA (HƯƠNG CA) TRONG “TAM QUỐC DI SỰ” (Phần 6)

    Bài Hương ca thứ 7  trong cuốn “Tam quốc di sự” thuộc câu chuyện “Đức Phật đại bi nghìn tay chùa Bun Hwang (Phấn Hoàng) làm sáng mắt cho đứa trẻ mù”.

    Nội dung câu chuyện như sau:

    Có đứa trẻ tên là Hy Minh, con của một bà mẹ sống ở huyện Hán Kỳ, thời Cảnh Đức Vương, lên 5 tuổi thì bỗng dưng bị mù. Một hôm, bà mẹ ôm con tìm đến bức vẽ Thiên Thủ Đại Bi[1] ở bức tường phía Bắc, là tả điện bên trái chùa Phấn Hoàng.



    [1] Hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt giải thoát nỗi thống khổ của chúng sinh, đưa tất cả ước nguyện thành hiện thực.

  • HYANG CA (HƯƠNG CA) TRONG "TAM QUỐC DI SỰ" (Phần 5)

    Bài Hương ca thứ sáu thuộc câu chuyện Vũ Vương

    Truyện kể rằng:

    Moo Wang[1] (Vũ Vương), vị vua thứ 30 của Bách Tế có tên là Jang (Chương). Mẫu thân của nhà vua dựng nhà bên bờ ao phía Nam kinh thành sống một mình và qua lại với rồng trong ao sinh ra Chương. Hồi nhỏ, ông có tên là Seo Dong (Thự Đồng)[2], tính tình khí khái, hằng ngày đào khoai lang bán để kiếm sống nên người trong nước gọi bằng cái tên đó.



    [1] ) Có thuyết cho rằng Moo Wang (Vũ Vương) này không phải là Vũ vương thứ 30. TS. Lee Byoung Dong cho rằng do viết mà không biết từ đồng nghĩa dị tả của Moo Nyoung (Vũ Ninh) nên cho đó là Vũ Ninh vương thứ 25. Mặt khác, Tam quốc sử ký, Bách Tế bản ký đều chép tên cúng cơm của Vũ vương là Jang (Chương), là con trai của Pháp vương, lên ngôi khi Pháp vương băng hà.

    [2] ) Nghĩa là chú bé bán khoai. Bách Tế vương thuở nhỏ nhà rất nghèo, hàng ngày phải đi bán khoai lang kiếm sống nên mọi người gọi là Thự Đồng.

  • NHỮNG NGƯỜI HÀNH NGHỀ TRONG TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN HÀN QUỐC

    Khi nói đến tín ngưỡng dân gian ở Hàn Quốc, ngưởi ta thường nghĩ đến một loại tín ngưỡng rất độc đáo của người dân xứ sở này là Shaman giáo. Shaman giáo ở Hàn Quốc là một loại tín ngưỡng bản địa được coi là hiện diện trong đời sống văn hóa tâm linh của người Hàn từ thời tiền sử.

  • HYANG KA (HƯƠNG CA) TRONG “TAM QUỐC DI SỰ” (Phần 4)

    Bài Hương ca thứ năm thuộc câu chuyện “Xử Dung lang và Vọng Hải tự”.

     

    Truyện kể rằng:

    Vào đời Heon Kang Dae Wang (Hiến Khang Đại Vương), đời thứ 49, từ kinh thành cho đến cửa Đông Hải, nhà cửa mọc lên san sát, mái chạm vào nhau, đến một túp lều tranh cũng không có.

  • HYANG KA (HƯƠNG CA) TRONG “TAM QUỐC DI SỰ” (Phần 3)

    Bài Hương ca thứ ba và thứ tư thuộc câu chuyện “Cảnh Đức vương, Trung Đàm sư, Biểu Huấn đại đức”.

    Câu chuyện như sau:

    Vào ngày mùng 3 tháng 3, Kyeong Deok Wang (Cảnh Đức Vương) ngự trên lầu Kui Jeong Mun (Quy Chính Môn) nói với tả hữu:

  • HYANG KA (HƯƠNG CA) TRONG “TAM QUỐC DI SỰ” (Phần 2)

    Bài Hương ca thứ hai xuất hiện trong câu chuyện “Thủy Lộ phu nhân”.

     

    Truyện kể rằng:

    Vào thời Thánh Đức Vương, Sun Jeong Kong (Thuần Trinh công) được bổ nhiệm làm Thái thú ở Kang Reung (Giang Lăng) Myeong Ju (Minh Châu) ngày nay. Trên đường đi, ông nghỉ chân ở bờ biển để ăn trưa.



     

  • HYANG KA (HƯƠNG CA) TRONG “TAM QUỐC DI SỰ” (Phần 1)

    Hyang ka (Hương ca) là những bài hát dân gian thời Shilla (Hàn Quốc). Hương ca được ghi chép bằng chữ hương trát (향찰), tức hệ thống văn tự mượn chữ Hán ghi lại âm thanh và theo thứ tự ngôn ngữ của tiếng Hàn.





Scroll To Top