Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CUỘC GẶP THƯỢNG ĐỈNH LẦN 3 DONALD TRUMP-KIM JONG-UN

Đăng ngày:

Chiều ngày 30 tháng 6, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp thượng đỉnh lần 3 lịch sử tại làng đình chiến Bàn Môn Điếm trong Khu phi quân sự chia cắt Hàn Quốc và Triều Tiên. Những hình ảnh cho thấy Tổng thống Donald Trump đã bước qua gờ bê tông đánh dấu ranh giới liên Triều ở Khu Phi quân sự (DMZ), tiến 20 bước vào lãnh thổ Triều Tiên. Người mỉm cười bên cạnh Trump là lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Như vậy, ôngDonald Trump là vị Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đặt chân vào lãnh thổ Triều Tiên. Sau đó hai lãnh đạo trở lại giới tuyến, đi vào lãnh thổ Hàn Quốc để thảo luận riêng tại Nhà Tự do.Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc hội đàm kín kéo dài gần 1 giờ tại Khu phi quân sự giữa hai miền Triều Tiên. Điểm đáng chú ý là hai bên đã nhất trí khởi động lại các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa trong vài tuần tới[1].

Show diễn chính trị nhiều mục đích của Tổng thống Donald Trump

Đầu hội nghị Tổng thống Trump cho rằng đây là thời điểm rất đặc biệt, hội đàm của 2 người mang tính lịch sử. Khi ông nhậm chức Tổng thống, tình hình Bán đảo Triều Tiên nhiều rủi ro, nhưng việc có thể đi qua biên giới quân sự như lần này rất đáng tự hào.Đáp lại, chủ tịch Kim cho rằng nếu ông và Tổng thống Trump không có mối quan hệ tuyệt vời thì không thể có được cuộc gặp nhanh chóng như thế này chỉ trong 1 ngày[2].

Các đời Tổng thống Mỹ hầu hết đều thăm khu vực phi quân sự giữa hai miền Nam-Bắc nhưng đều khẳng định thắt chặt quan hệ đồng minh Mỹ-Hàn trước mối đe dọa từ Triều Tiên[3]. Nhưng lần này hoàn toàn khác, cuộc gặp mang mục đích tạo ấn tượng về không khí đối thoại và hài hòa quan hệ Mỹ-Triều. Có thể nói đây là sự thể hiện rõ mong muốn của Tổng thống Trump muốn gắn kết quan hệ với chủ tịch Kim Jong-un.

Phát biểu với truyền thông, Tổng thống Trump cho rằng chỉ hai năm trước đây, Triều Tiên có những hành động khiêu khích như liên tục bắn tên lửa và thử nghiệm hạt nhân, nhưng trong thời gian qua có nhiều tiến triển[4]. Trong hai năm qua, tinh hình có sự thay đổi lớn và đây là cơ sở để Tổng thống Donald Trump nói đó là thành quả của ông.

Có thể thấy Tông thống Trump có mục đích thể hiện năng lực ngoại giao bản thân ông bằng việc thực hiện ngoại giao thượng đỉnh, phương tiện truyền thông Mỹ hầu hết nhận định cuộc hội nghị thượng đỉnh lần này diễn ra bất ngờ không chuẩn bị trước và mang nhiều màu sắc show diễn chính trị.

Tổng thống Trump muốn hội đàm, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Chủ tịch Kim Jong-un nhằm kiềm chế hành động khiêu khích của nhà lãnh đạo Triều Tiên. Có quan điểm cho rằng sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai tại Hà Nội không đạt được kết quả như mong muốn, khả năng Triều Tiên sẽ quay trở lại thực hiện những hành động khiêu khích. Giả sử trong trường hợp xấu, Triều Tiên có hành động khiêu khích, đồng nghĩa với việc phủ định mọi thành quả của Tổng thống Trump và ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ hai vào mùa thu năm sau.

Mở lại tiến trình đám phán Mỹ-Triều

Sau hội đàm Mỹ-Triều lần hai tại Hà Nội, quan hệ ngoại giao Triều Tiên-Mỹđang có xu hướng khép lại. Hội đàm lần này là dấu hiệu tốt để mở lại tiến trình đàm phán Mỹ-Triều.

Tổng thống Trump trong buổi họp báo sau hội nghị đã nói vẫn duy trì trừng phạt với Triều Tiên, nhưng không muốn tiếp tục trừng phạt, ông mong muốn gỡ bỏ lệnh trừng phạt nhưng đàm phán không rõ có thể thực hiện đến bước nào[5].Dù vậy, điều này thể hiện việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt có khả năng tiến triển.

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đáp ứng ngay lời đề nghị của Tổng thống Trump trên Twitter, có lẽ ông muốn tận dụng hội nghị này nhằm có được sự nhượng bộ từ phía Mỹ như việc gỡ bỏ lệnh trừng phạt. Sau hội nghị thượng đỉnh lần 2 kết thúc không có thỏa thuận, lệnh trừng phạt không được gỡ bỏ, phía Mỹ đơn phương yêu cầu phi hạt nhân hóa, nếu Washington không thay đổi cách suy nghĩ trước, đàm phán sẽ không tiến triển.Nhưng Mỹ không thể hiện sự nhượng bộ, tình trạng này đang tiếp tục diễn ra, nên chủ tịch Kim chỉ có cách gặp gỡ Tổng thống Trump để khai thông tình thế.

Thông qua cuộc gặp lần này, Triều Tiên muốn xây dựng mối quan hệ giữa hai lãnh đạo thân thiện hơn nữa, mối quan hệ tin tưởng làm cơ sở yêu cầu sự nhượng bộ gỡ bỏ lệnh trừng phạt. Triều Tiên biện minh việc bắn tên lửa tầm ngắn vào tháng 5 là để tự vệ, không phá vỡ chủ trương thực thi biện pháp hướng tới phi hạt nhân hóa như việc Triều Tiên đã đóng cửa bãi thử nghiệm hạt nhân[6].Nếu phía Mỹ không gỡ bỏ lênh trừng phạt tương ứng, không thể loại trừ khả năng lại xuất hiện động thái quân sự, có thể sẽ có những động thái cứng rắnvà mềm dẻo.

Điều cần lưu ý là cuộc gặp đã diễn ra song việc thảo luận về phi hạt nhân hóa có tiến triển hay không là vấn đề khác. Thời gian trao đổi ngắn, không thể bàn sâu một cách thực chất về phi hạt nhân hóa. Điểmkhông thay đổi là vẫn có khoảng cách lớn trong lập trường hai bênvề cách thức phi hạt nhân hóa, gỡ bỏ trừng phạt. Lần gặp gỡ này chưa cho thấy tình hình thảo luận Mỹ-Triều tới đây có tiến triển lớn hay không.

Phan Cao Nhật Anh

[1] Trump – Kim gặp nhau ở biên giới liên Triều, cam kết tái đàm phán hạt nhân

https://vnexpress.net/the-gioi/trump-kim-gap-nhau-o-bien-gioi-lien-trieu-cam-ket-tai-dam-phan-hat-nhan-3945674-tong-thuat.html#cvar=A

[2] それはツイートから始まった“電撃”米朝会談ドキュメント

https://www3.nhk.or.jp/news/html/20190630/k10011976481000.html?utm_int=word_contents_list-items_003&word_result=%E5%8C%97%E6%9C%9D%E9%AE%AE%E6%83%85%E5%8B%A2, truy cập ngày 30/6/2019

[3]“仇敵”米朝軍事境界線で歴史的握手でも非核化は…

https://www3.nhk.or.jp/news/html/20190630/k10011976311000.html?utm_int=detail_contents_news-related_003, truy cập ngày 30/6/2019

[4]【社説】象徴的な意味合いを抜きにして考える米朝首脳会談の成果

http://www.chosunonline.com/site/data/html_dir/2019/07/01/2019070180040.html, truy cập ngày 1/7/2019

[5], [6] 米朝首脳会談3回目実現するも事態打開は不透明

https://www3.nhk.or.jp/news/html/20190701/k10011976681000.html?utm_int=news_contents_news-main_003, truy cập ngày 1/7/2019


Scroll To Top