Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


TÌM HIỂU CƠ QUAN LẬP PHÁP HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Trong 299 ghế trong quốc hội, 243 là do cử tri của các địa phương bầu, 56 ghế còn lại là kết quả của hệ thống đại diện theo tỷ lệ trong đó số ghế được phân bổ cho mỗi đảng chính trị mà đã đạt được từ 3% trở lên trong tổng số phiếu bầu hợp lệ hoặc từ năm ghế trở lên trong cuộc bầu cử của nhân dân địa phương. Hệ thống này nhằm để phản ánh tiếng nói của nhân dân thuộc mọi tầng lớp xã hội đồng thời nâng cao chuyên môn của cơ quan Quốc hội.

Để đủ tiêu chuẩn tham gia ứng cử, mỗi ứng cử viên cần phải có ít nhất 25 tuổi đời. Mỗi khu vực bầu cử sẽ chọn ứng cử viên ra tranh cử bằng đa số phiếu bầu.

Một đại biểu Quốc hội không phải chịu trách nhiệm ngoài Quốc hội về những ý kiến phát biểu hoặc những lá phiếu bỏ trong Quốc hội. Trong thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội, không một đại biểu nào của Quốc hội bị bắt giữ hoặc bị giam nếu không có sự đồng ý của Quốc hội trừ trường hợp phạm tội hiển nhiên.

Trong trường hợp một đại biểu Quốc hội bị giam giữ vào thời gian trước khi bắt đầu phiên họp Quốc hội, thành viên đó phải được trả tự do trong suốt thời kỳ họp theo yêu cầu của Quốc hội. Có hai loại phiên họp lập pháp gồm phiên thường kỳ và phiên đặc biệt. Phiên họp thường kỳ được tổ chức 1 lần trong năm, từ tháng 9 đến tháng 12 và phiên họp đặc biệt có thể được tổ chức theo yêu cầu của Tổng thống hoặc 1/4 hay trên 1/4 tổng số đại biểu Quốc hội. Thời gian diễn ra phiên họp thường kỳ thường giới hạn trong khoảng 100 ngày và 30 ngày cho phiên họp đặc biệt thì phải xác định rõ thời gian diễn ra phiên họp này và lý do triệu tập.

Trừ những trường hợp khác được quy định trong Hiến pháp hay luật, sự tham dự của hơn một nửa tổng số đại biểu Quốc hội và số phiếu thuận của hơn một nửa số thành viên tham dự kỳ họp Quốc hội là cần thiết để làm cho một quyết định của Quốc hội có hiệu lực. Trong trường hợp số phiếu bằng nhau, vấn đề sẽ được coi là bị Quốc hội bác bỏ. Các kỳ họp Quốc hội là công khai đối với công chúng, nhưng tỷ lệ này có thể bỏ nếu quá nửa số đại biểu có mặt đồng ý bãi bỏ hoặc khi người phát ngôn cho là không cần công khai vì lợi ích an ninh quốc gia.

Quốc hội được giao một số chức năng Hiến pháp, và chức năng quan trọng nhất là lập pháp. Những chức năng khác bao gồm quyền phê duyệt về ngân sách quốc gia, các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại, tuyên bố chiến tranh, việc cử lực lượng vũ trang ra nước ngoài hoặc việc đóng quân của lực lượng quân sự nước ngoài tại Hàn Quốc, việc thanh tra hoặc kiểm soát những vấn đề đặc biệt về đối nội và sự buộc tội.

Một kiến nghị buộc tội phải được một phần ba số đại biểu Quốc hội đưa ra. Để phê chuẩn một kiến nghị buộc tội cần phải có đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua. Một kiến nghị buộc tội Tổng thống phải được đa số đại biểu Quốc hội đưa ra, và được hai phần ba hoặc hơn hai phần ba tổng số đại biểu bỏ phiếu thuận thông qua. Khi một kiến nghị được Quốc hội thông qua, vụ việc sẽ được gửi lên Toà án Hiến pháp để xét xử.

Quốc hội bầu một phát ngôn viên và hai trợ lý phát ngôn làm việc với nhiệm kỳ hai năm. Người phát ngôn chủ trì các phiên họp toàn thể và đại diện cho cơ quan lập pháp này trong việc giám sát công tác quản lý. Hai trợ lý phát ngôn viên hỗ trợ cho phát ngôn viên và thay thế phát ngôn viên khi ông vắng mặt.

Quốc hội bao gồm 16 Uỷ ban thường trực với các chức danh sau: uỷ ban chỉ đạo, Uỷ ban Lập pháp và Tư pháp; uỷ ban Chính sách quốc gia; Uỷ ban tài chính và Kinh tế; Uỷ ban Thống nhất, Uỷ ban hành chính tự trị; Uỷ ban giáo dục, uỷ ban Khoa học, Công nghệ, Thông tin và Viễn thông; Uỷ ban văn hoá và Du lịch, Uỷ ban nông nghiệp, Uỷ ban Lâm nghiệp, Uỷ ban Hàng Hải và Thuỷ sản; Uỷ ban Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng; Uỷ ban Y tế và Phúc lợi xã hội; Uỷ ban Môi trường và Lao động; Uỷ ban Xây dựng và Vận tải; uỷ ban Tình báo;

Chủ tịch của các uỷ ban thường trực này được bầu trong số các thành viên của các uỷ ban thường trực sẽ do Quốc hội quy định.

Chủ tịch của các uỷ ban thường trực có quyền quản lý hoạt động của uỷ ban, duy trì trật tự và đại diện cho uỷ ban. Các dự thảo luật và các kiến nghị được chuyển đến cho các uỷ ban thường trực xem xét. Các uỷ ban là các diễn đàn chủ yếu để hoà giải những khác biệt giữa đảng cầm quyền và đảng đối lập.

Theo luật Quốc hội hiện hành, mỗi tổ chức chính trị bao gồm từ 20 đại biểu Quốc hội trở lên có thể thành lập một nhóm đàm phán, hoạt động với tư cách một đơn vị của các nhóm đàm phán giữa các đảng trong Quốc hội.

Các đại biểu Quốc hội không theo đảng phái nào có thể tổ chức một nhóm đàm phán riêng rẽ nếu số đại biểu này từ 20 trở lên. Các nhóm đàm phán này chỉ định người đứng đầu nhóm đại biểu phụ trách tổ chức, những người này chịu trách nhiệm đàm phán với các nhóm khác.

Những người đứng đầu các nhóm đại biểu thảo luận thời gian các phiên họp Quốc hội và chương trình nghị sự cho các phiên họp toàn thể và các phiên họp của uỷ ban.

Hồng Liên và nhóm web

Nguồn: Các tài liệu lưu tại TVTTNCHQ

Scroll To Top