Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CHÍNH SÁCH ĐỐI PHÓ VỚI TỶ LỆ SINH THẤP Ở HÀN QUỐC (Phần 1)

Đăng ngày:

I. Chính sách đối phó với tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc

A. Thay đổi trong chính sách dân số

Tại Hàn Quốc, chương trình kế hoạch hóa gia đình được biết đến như một phương tiện chính của chính sách kiểm soát dân số và đã được thông qua vào năm 1962. Chương trình này bao gồm các mục tiêu nhân khẩu học của việc giảm tốc độ tăng trưởng dân số hàng năm và tổng tỷ suất sinh, được thực hiện mạnh mẽ như một chương trình mang tính quyết định thông qua kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm liên tiếp. Sức mạnh của chương trình kế hoạch hóa gia đình được đặt trong mục tiêu hạn chế của nó, mua lại các nguồn lực và xây dựng một quy trình tổ chức đặc biệt cho các mục tiêu nhân khẩu học. Ngoài ra, cam kết các mục tiêu kế hoạch hóa gia đình sẽ dẫn đến sự phát triển của mối quan hệ rộng rãi trên các lĩnh vực khác như các phương tiện truyền thông đại chúng và các phòng khám, bệnh viện y tế tư nhân.

Kết quả của những nỗ lực của Chính phủ trong việc gia tăng các chương trình kiểm soát dân số, tỷ lệ sinh đã giảm mạnh trong những năm 1980. Năm 1988, chương trình kế hoạch hóa gia đình tại Hàn Quốc đã đạt được mục tiêu chính là giảm tỷ lệ sinh xuống dưới mức thay thế và hoàn thành việc phổ biến sử dụng biện pháp tránh thai. Kết quả là, từ cuối những năm 1980, Chính phủ đã bắt đầu thực hiện chính sách về tránh thai miễn phí thông qua các chương trình của Chính phủ hướng tới một hệ thống tự trả tiền, quản lý của khu vực tư nhân và thương mại, chẳng hạn như các chương trình bảo hiểm y tế trên toàn quốc.

Tuy nhiên, ngay khi các vấn đề được giải quyết, những thách thức mới có tính chất hoàn toàn khác lại phát sinh trong kết quả giảm tỷ suất sinh. Một số hậu quả bất lợi của suy giảm khả năng sinh sản nhanh ở Hàn Quốc, bao gồm một tỷ lệ mất cân bằng giới tính, sự gia tăng dân số già và tỷ lệ nạo phá thai cao. Để đối phó với những vấn đề mới, một điều rõ ràng rằng, Hàn Quốc sẽ phải chuyển hướng chính sách dân số một cách tốt nhất phản ánh các điều kiện kinh tế-xã hội và nhân khẩu học, chứng kiến sự thay đổi và dự báo trong tương lai gần.

Với mục đích này, Chính phủ thành lập một Ủy ban Chính sách dân số trong tháng 12/1994 để xem xét chính sách dân số bằng cách tập trung vào những thành tích trong quá khứ và triển vọng tương lai, cũng như các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan, nỗ lực tìm ra định hướng chính sách mới và các biện pháp ở thế kỷ 21. Năm 1996, Chính phủ chính thức thông qua chính sách dân số mới với sự nhấn mạnh về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

Tuy nhiên, tỷ lệ sinh tiếp tục giảm, Ủy ban về Già hóa Dân số và Xã hội tương lai (CAFS) được thành lập để chuẩn bị các chính sách và chương trình khuyến khích sinh đẻ, chuẩn bị cho cho một xã hội già hóa năm 2003. Luật cơ bản về tỷ lệ sinh thấp và xã hội già hóa đã được ban hành tháng 5 năm 2005. Trong tháng 6 năm 2006, CAFS được nâng cấp thành Ủy ban Tổng thống về Xã hội già hóa và Chính sách dân số đã ban hành Kế hoạch cơ bản đầu tiên về Tỷ lệ sinh thấp và Xã hội già hóa (2006-2010).

Bảng 1. Các biện pháp chính sách thúc đẩy môi trường thuận lợi cho việc sinh và chăm sóc trẻ em để đối phó với tỷ lệ sinh thấp: tăng cường trách nhiệm của xã hội đối với việc sinh và chăm sóc trẻ

1.1. Giảm gánh nặng kinh tế-xã hội của việc chăm sóc trẻ đối với gia đình

1) Hỗ trợ mở rộng cho chi phí trông trẻ và giáo dục mầm non

• hỗ trợ cho trông trẻ và giáo dục mầm non cho trẻ từ 0 đến 4 tuổi (trợ cấp)
• hỗ trợ miễn phí trông trẻ và giáo dục mầm non cho trẻ em 4 tuổi (miễn phí)
• hỗ trợ trông trẻ và giáo dục cho gia đình có hai con trở lên

2) Mở rộng giáo dục sau giờ học để làm giảm bớt gánh nặng kinh tế của các hộ gia đình

• cải thiện hệ thống giáo dục sau giờ học và hỗ trợ cho các đối tượng có thu nhập thấp
• cung cấp khuyến mại giảm giá đối với đối tượng có thu nhập thấp
• mở rộng hệ thống trông trẻ tiểu học
• tích hợp hệ thống trông trẻ và giáo dục sau giờ học
• cải thiện mạng lưới giáo dục tại nhà

3) Mở rộng thuế và quyền lợi bảo hiểm xã hội cho các gia đình đông con

• sửa đổi hệ thống thuế có lợi cho gia đình đông con
• sửa đổi hệ thống đánh giá cho lệ phí bảo hiểm y tế
• giới thiệu hệ thống tín dụng trong lương hưu quốc gia

4) Cung cấp các ưu đãi khác nhau cho gia đình đông con

• hỗ trợ ổn định nhà ở cho gia đình đông con
• cung cấp ưu tiên sử dụng cơ sở trông trẻ cho các gia đình đông con

5) Hỗ trợ tăng cường cho các gia đình nhận con nuôi

• cải thiện nhận thức về nhận con nuôi
• hỗ trợ tăng cường kinh tế cho gia đình nhận con nuôi
• hỗ trợ lệ phí nhận con nuôi
• hỗ trợ miễn phí trông trẻ và giáo dục mầm non
• giới thiệu của trợ cấp nhận con nuôi

• tăng trợ cấp y tế và chi phí cho người nhận nuôi trẻ  khuyết tật

1.2. Mở rộng cơ sở hạ tầng chăm sóc trẻ với sự đa dạng và chất lượng tốt

1) Mở rộng cơ sở chăm sóc trẻ công cộng và tại nơi làm việc

• mở rộng các cơ sở chăm sóc trẻ công cộng
• thành lập và hỗ trợ cho các cơ sở chăm sóc trẻ tích hợp

• mở rộng các cơ sở chăm sóc trẻ tại nơi làm việc

2) Nâng cao chất lượng dịch vụ tại cơ sở chăm sóc trẻ tư nhân

• hỗ trợ để cải thiện các dịch vụ tại cơ sở chăm sóc trẻ em tư nhân
• thực thi cấp giấy chứng nhận đánh giá cho các cơ sở chăm sóc trẻ em

3) Mở rộng dịch vụ chăm sóc trẻ em để đáp ứng nhu cầu đa dạng

• mở rộng các dịch vụ trông trẻ ban ngày kéo dài

• mở rộng tất cả các ngày trong trường mẫu giáo

• hỗ trợ người giúp đỡ bán thời gian tại cơ sở trông trẻ

• thành lập và hỗ trợ cho các cơ sở trông trẻ trong các cơ sở văn hóa

1.3. Mở rộng hỗ trợ cho việc mang thai và sinh con

1) Xây dựng hệ thống y tế và dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em

• thành lập các trung tâm chuyên nghiệp bảo vệ sức khỏe của bà mẹ và trẻ sơ sinh
• xây dựng cơ sở cho việc quản lý hệ thống y tế cho trẻ mới sinh
• cung cấp thông tin đáng tin cậy và dịch vụ tư vấn sinh con và chăm sóc trẻ em
• hỗ trợ cho các chương trình sức khỏe sinh sản
• mở rộng tiêm chủng quốc gia là điều kiện tiên quyết
• mở rộng hỗ trợ cho chẩn đoán y tế và quản lý dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ sơ sinh
• quản lý dinh dưỡng bổ sung cho bà mẹ và trẻ sơ sinh
• mở rộng hỗ trợ cho con bú
• bảo vệ thai nhi khỏi nạn phá thai

2) Cung cấp hỗ trợ kinh tế cho các cặp vợ chồng bị vô sinh

• hỗ trợ chi phí thụ tinh ống nghiệm

3) Hỗ trợ việc chăm sóc trẻ sau sinh và trẻ mới sinh trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn

• cung cấp các dịch vụ trợ giúp bảo vệ thai sản

Nguồn: Chính phủ Hàn Quốc, Kế hoạch Cơ bản Đầu tiên cho Tỷ lê sinh thấp và Xã hội già hóa (2006-2010), 2006.

B. Chính sách đối phó với tỷ lệ sinh thấp

Kế hoạch cơ bản đầu tiên đối phó với tỷ lệ sinh thấp và xã hội già hóa (2006-2010) được thiết lập vào năm 2006 nhằm mục đích thúc đẩy môi trường ủng hộ việc nuôi dạy trẻ, thiết lập cơ sở cho việc cải thiện chất lượng cuộc sống trong xã hội theo từng độ tuổi và để đảm bảo nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế trong xã hội có tỷ lệ sinh thấp và già hóa dân số. Theo sau kế hoạch thứ nhất là kế hoạch thứ hai (2011-2015), với mục đích phục hồi ổn định của tỷ lệ sinh và củng cố hệ thống xã hội đối với xã hội già hóa. Và kế hoạch thứ ba (2016-2020), với mục đích tăng tỷ lệ sinh lên mức trung bình như các nước OECD và thích nghi thành công với xã hội già hóa.

Trong những nỗ lực phát động xây dựng môi trường thích hợp cho việc nuôi dạy trẻ, kế hoạch này cũng tăng cường trách nhiệm của xã hội đối với việc sinh và nuôi dưỡng trẻ, thúc đẩy văn hóa thân thiện gia đình và xã hội bình đẳng giới, nâng cao sức khoẻ cho thế hệ tương lai.

Thứ nhất, trách nhiệm của xã hội đối với sinh và nuôi dưỡng trẻ sẽ được tăng cường bằng các biện pháp sau đây: 1) Mở rộng hỗ trợ cho các chi phí chăm sóc và giáo dục trẻ em, mở rộng giáo dục sau giờ học để làm giảm bớt gánh nặng kinh tế hộ gia đình; 2) Cung cấp các ưu đãi khác nhau cho gia đình đông con, tăng cường hỗ trợ cho các gia đình nhận con nuôi, mở rộng các cơ sở chăm sóc trẻ công cộng và nơi làm việc, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở chăm sóc trẻ tư nhân, mở rộng các dịch vụ chăm sóc trẻ em để đáp ứng nhu cầu đa dạng; 3) Xây dựng hệ thống y tế và dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, cung cấp hỗ trợ kinh tế cho các cặp vợ chồng bị vô sinh, hỗ trợ cho việc chăm sóc sau sinh và trẻ mới sinh ở các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Bảng 2. Các biện pháp chính sách thúc đẩy môi trường thuận lợi cho việc sinh và chăm sóc trẻ để đối phó với tỷ lệ sinh thấp: Đẩy mạnh văn hóa thân thiện gia đình và bình đẳng giới

2.1. Nâng cao khả năng cân bằng giữa công việc và gia đình

1) Mở rộng hỗ trợ của chính phủ trong trợ cấp nghỉ thai sản

• hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thanh toán các khoản tài trợ
• cung cấp các khoản tài trợ khi bị sẩy thai và thai chết lưu
• giới thiệu nghỉ chăm sóc trẻ mới sinh đối với người cha

2) Đa dạng hoá nghỉ chăm sóc trẻ và sự linh hoạt trong điều kiện lao động

• phát động nghỉ chăm sóc trẻ
• giảm bớt thời gian làm việc trong giai đoạn chăm sóc trẻ
• tăng tính linh hoạt của mô hình làm việc

3) Hỗ trợ phụ nữ quay trở lại thị trường lao động sau khi sinh con

• mở rộng hỗ trợ cho phụ nữ trở lại làm việc sau khi sinh con
• hỗ trợ giới thiệu việc làm tạm thời cho người lao động sau khi sinh con
• tổ chức chương trình dành cho các bà nội trở quay trở lại thị truờng lao động
• tổ chức xây dựng hệ thống nguồn nhân lực với phụ nữ thôi làm việc

4) Hỗ trợ xây dựng văn hóa thân thiện gia đình

• phát triển các mô hình doanh nghiệp triển khai thân thiện gia đình

• hỗ trợ các doanh nghiệp thân thiện gia đình như cấp bằng công nhận cho doanh nghiệp  
• phát triển và mở rộng các chương trình giáo dục thân thiện gia đình

2.2. Xây dựng gia đình bình đẳng giới và văn hóa xã hội

1) Tăng cường giáo dục trong truờng học và ngoài xã hội và phổ cập trong đời sống

• giáo dục trong nhà truờng kết hợp ngoài xã hội và phổ cập trong đời sống

2) Tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên gia đình

• cung cấp các chương trình giáo dục và tư vấn về cuộc sống gia đình

• hỗ trợ các gia đình tham gia hoạt động giải trí và văn hóa
• xây dựng môi trường cộng đồng thân thiện gia đình

Nguồn: Chính phủ Hàn Quốc, Kế hoạch Cơ bản Đầu tiên với Tỷ lê sinh thấp và Xã hội già hóa (2006-2010), 2006.

Thứ hai, đẩy mạnh văn hóa thân thiện gia đình và bình đẳng giới thông qua các biện pháp sau đây: 1) Tăng khả năng cân bằng giữa công việc và gia đình thông qua mở rộng hỗ trợ nghỉ thai sản của chính phủ, hỗ trợ cho phụ nữ quay trở lại thị trường lao động sau khi nghỉ sinh con, đa dạng hóa nghỉ chăm sóc trẻ, linh hoạt trong điều kiện lao động, hỗ trợ xây dựng văn hóa thân thiện gia đình, 2) Xây dựng gia đình bình đẳng giới, văn hóa xã hội bằng các chương trình giáo dục ở trong nhà trường lẫn ngoài xã hội, tăng cường phổ cập và thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên gia đình thông qua hoạt động vui chơi giải trí, văn hóa và cung cấp các chương trình giáo dục cho cuộc sống gia đình.

Thứ ba, cải thiện và nâng cao sức khoẻ cho thế hệ tương lai thông qua việc cung cấp cho trẻ em và thiếu niên một môi trường an toàn, bảo đảm quyền trẻ em.

 

Vũ Thị Thu Tư lược dịch

Nguồn: The Japanese Journal of Population, Vol.7, No.1 (March2009), Low Fertility and Policy Responses in Korea của tác giả Sam-Sik Lee.

 




Scroll To Top