Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ MỸ - HÀN

Đăng ngày:

Theo Edward Mason,”trong suốt giai đoạn từ năm 1953 cho tới năm 1962, 95% số viện trợ nước ngoài cho Hàn Quốc chủ yếu là Mỹ, chiếm tới 8% GNP của Hàn Quốc, 77% việc tạo vốn cố định và khoảng 70% nhập khẩu. Tính đến năm 1965, hầu như tất cả các viện trợ kinh tế của Mỹ là dưới hình thức không hoàn lại”. Hàn Quốc lúc đó là nước nhận viện trợ nước ngoài lớn thứ 3 trên thế giới ,sau Việt Nam và Israel .
Khi Hàn Quốc thoát khỏi vị trí nước kém phát triển vào đầu những năm 60 và tiến tới vị trí của 1 nước mới công nghiệp hoá vào khoảng năm 1970 thì viện trợ bị giảm dần bên cạnh đó các hình thức cho vay tăng lên. Mối quan hệ giữa Hàn Quốc và Mỹ từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 80 đã chuyển thành mối quan hệ giữa kẻ đi vay và người cho vay (hay con nợ và chủ nợ).Việc Hàn Quốc vay nước ngoài nhiều từ sau những năm 60 đã khiến cho nước này thành quốc gia vay nợ lớn thứ tư thế giới . Tất nhiên, Mỹ là chủ nợ lớn nhất của Hàn Quốc. Nợ nước ngoài đạt tới mức cao nhất là 46,7 tỷ USD vào năm 1995, nhưng sau đó đã giảm nhanh chóng .
Quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ đã bước sang một giai đoạn mới từ năm 1986, khi cán cân thương mại giữa Hàn Quốc và Mỹ lần đầu tiên có sự chuyển biến tích cực. Vào năm 1988 Hàn Quốc đã trở thành một trong năm nước xuất siêu đứng đầu thế giới cùng với Nhật Bản, Đức, Đài Loan và Canađa.
Xuất siêu của Hàn Quốc với Mỹ tăng từ 4,3 tỷ đôla năm 1985 lên đến 9,6 tỷ đôla vào năm 1987 và 8,7 tỷ đôla vào năm 1988. Mỹ lúc đó là đối tác buôn bán lớn nhất và chiếm hầu hết cán cân thương mại của Hàn Quốc. Quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ kể từ năm 1986 ngày càng phụ thuộc vào cán cân thương mại và nếu xu hướng này tiếp tục thì quan hệ “con nợ” và “chủ nợ” trước đây giữa 2 nước sẽ bị đảo ngược.
Nhiều người Mỹ tin rằng embarras de richesse(sự giàu có khó khăn) của Hàn Quốc chủ yếu là do Hàn Quốc duy trì các hàng rào mậu dịch không công bằng và giá trị tiền tệ thấp. Trái lại, nhiều người Hàn Quốc lại coi sự nhập siêu lờn của Mỹ chủ yếu do tự Mỹ gây ra và cảm thấy Mỹ đang đổ lỗi cho Hàn Quốc vì những thiếu sót của họ. Nhiều người Hàn Quốc cho rằng Mỹ không nhận thấy Hàn Quốc vẫn là một nước đang phát triển với khối lượng nợ nước ngoài lớn, đang phải trải qua sự biến đổi kinh tế xã hội và dân chủ hoá chính trị nhanh chóng và khó khăn.Hởu quả là quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Mỹ càng trở nên bất hoà, đặc biệt là về việc Mỹ sử dụng 301 của đạo luật thương mại năm 1974 và cái gọi là điều khoản ‘siêu 301” của đạo luật thương mại chung để ép Hàn Quốc phải mở cửa thị trường và nâng giá tiền tệ. Tuy nhiên, người Hàn Quốc nghi ngờ rằng dù là họ có áp dụng biện pháp để tăng giá trị đồng won Hàn Quốc và tự do hoá mậu dịchthì người được lợi vẫn là Nhật Bản chứ không phải là Mỹ.Người Hàn Quốc không tin những biện pháp như vậy có thể làm giảm đáng kể sự xuất siêu của Hàn Quốc và Mỹ. Các nhà kinh doanh Hàn Quốc tranh luận rằng họ nhập khẩu từ Nhật nhiều hơn từ Mỹ bất chấp sự tăng giá của đồng yên bởi vì hàng hoá của Nhật Bản có tính cạnh tranh cao hơn hàng hoá của Mỹ. Hơn thế nữa, trong nhiều trường hợp các sản phẩm thay thế thích hợp của Mỹ lại không có.
Thực hiên: Minh Phương
Biên tập: Nhóm website
Nguồn: TVQG


Scroll To Top