Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


CHÍNH SÁCH VÀ CHƯƠNG TRÌNH CHỐNG THAM NHŨNG

Đăng ngày:

Năm 1994, Chế độ tài chính minh bạch đã được xác lập giúp đưa ra ánh sáng những nguồn quỹ chính trị sai quy định, tiền hối lộ và các nguồn quỹ đen khác có liên quan đến Nghị viện và các đảng phái chính trị.

Luật Thủ tục Hành chính, Luật về Tiết lộ thông tin của cơ quan nhà nước và Luật về Quy chế hành chính đều có quy định về đảm bảo được tiếp cận thông tin. Những đạo luật trên được xây dựng nhằm ngăn chặn tham nhũng bằng phương thức thể chế hoá chế độ hành chính công khai, minh bạch thông qua các thủ tục hợp lý và quyền huỷ bỏ những quy định hành chính không cần thiết.

Ngoài ra, trong năm 1999, Bản Kiến nghị của Nhân dân về Hệ thống Thanh tra đã được thông qua để tạo điều kiện cho sự kiểm tra và tham gia của các đoàn thể xã hội vào hoạt động của chính quyền địa phương. Cơ chế xem xét đơn từ qua mạng máy tính cũng đã được thiết lập như là một sáng kiến chống tham nhũng quan trọng trong các cơ quan hành chính, dịch vụ công và chính quyền địa phương. Dưới cơ chế này, toàn bộ thủ tục quản lý các việc dân sự, từ khi tiếp nhận đến khi xử lý cuối cùng, được công khai trên mạng internet. Cơ chế này đã thu hút sự sự quan tâm đáng kể trong nước cũng như ngoài nước kể từ khi được đưa vào triển khai tháng 4/1999.

Các Điều ước Liêm chính cũng đã được sử dụng như là một công cụ phòng chống tham nhũng trong mua sắm tài sản công. Điều ước Liêm chính của thành phố Seoul qui định các công ty nộp hồ sơ dự thầu mà có hối lộ sẽ không được giao hoặc chấp nhận dự thầu đối với các hợp đồng phục vụ mục đích công. Nếu có bất kỳ vi phạm nào đối với Điều ước thì sẽ bị áp dụng biện pháp xử phạt cấm dự thầu trong các hợp đồng phục vụ công trình công cộng trong vòng 2 năm.

Năm 1999, nhiều chuyên gia ở các trường đại học và nhân dân đã tích cực tham gia thảo luận để tìm ra các biện pháp loại trừ tham nhũng. Tiến trình đó đã hình thành nhiều ý kiến đóng góp quan trọng, sau đó Văn phòng Thủ tướng đã xây dựng và thông qua một số biện pháp cải tiến hệ thống phát hiện, cải tổ các đơn vị hành chính dễ xảy ra tham nhũng (như thuế quan, cảnh sát, xây dựng, môi trường và vệ sinh), và tiến hành chiến dịch của các cơ quan nhà nước trên toàn quốc về chống tham nhũng.

Năm 2000, Chính phủ Hàn Quốc được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đã thực hiện một loạt các biện pháp nhằm xử lý các vấn đề nhạy cảm dễ phát sinh tham nhũng mà trước đây chưa từng được giải quyết như: hệ thống các trường phổ thông, thủ tục mua sắm tài sản, chi tiêu của Chính phủ và tiếp cận thông tin.

Chiến lược chống tham nhũng của Hàn Quốc có thể được mô tả thông qua bốn thành tố, đó là: i)xây dựng nền tảng cần thiết về chống tham nhũng; ii) thực hiện cải cách hành chính và thể chế; iii) thúc đẩy nhận thức của dân chúng về tham nhũng; và iv) tăng cường biện pháp phát hiện và trừng phạt.

Thêm vào đó, từ năm 2000, các biện pháp tích cực đã và đang tiếp tục được thực hiện và hiện nay chúng bao gồm các vấn đề mới: thủ tục mua sắm minh bạch, hệ thống giáo dục trong sạch, cải cách chính quyền địa phương, xét duyệt chi tiêu của Chính phủ, các hoạt động hỗ trợ phúc lợi xã hội mới, cải tiến trong các ngành công nghiệp vừa và nhỏ, nhận trợ cấp chính phủ và mở rộng cơ hội tiếp cận thông tin của công chúng.

Theo Chương trình hành động chống tham nhũng khu vực Châu ¸ Thái Bình Dương do ADB-OECD khởi xướng và nay đã đ­ược 23 quốc gia trong khu vực thông qua, có ba trụ cột hành động đ­ược khuyến nghị. Chương trình này ghi nhận chống tham nhũng là một công việc phức tạp và đòi hỏi sự tham gia của tất cả các khu vực xã hội - Chính phủ, khu vực doanh nghiệp và xã hội công dân trong việc thúc đẩy tính liêm chính và chống tham nhũng.

Phân tích ba trụ cột của Chương trình hành động ở Hàn Quốc, ta nhận thấy cải cách trong các ch­ương trình thuộc khu vực công đã đ­ược tiến hành. Thảo luận của công chúng về tham nhũng và sự tham gia của công chúng đã đẩy mạnh tiến trình đó.

Các sáng kiến về tính liêm chính trong thực hiện dịch vụ công và các chương trình về minh bạch và tinh thần trách nhiệm cũng đang được tiến hành. Mặc dù Hàn Quốc đã bắt tay thiết lập cơ sở nền tảng chung cho các chính sách chống tham nhũng, chẳng hạn như việc công khai tài sản, trách nhiệm và sự bảo hộ của người cầm cân nảy mực, vẫn cần phải xem xét mức chi phí ban hành các quy chế và việc thi hành chúng có hiệu quả hay không.

Về khu vực doanh nghiệp, việc đẩy mạnh các hoạt động chống hối lộ và khuyến khích tính liêm chính trong hoạt động kinh doanh được coi là những phương thức còn rất kém tin cậy trong đấu tranh chống tham nhũng tại Hàn Quốc. Đối với tất cả các biện pháp được tiến hành theo phát động của Chính phủ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, văn hóa kinh doanh bẻ cong pháp luật vẫn tồn tại dai dẳng và việc thực hiện các biện pháp quản lý doanh nghiệp chưa đạt được một cách đồng đều. Chắc chắn là Nhà nước đã tiến hành những cải cách quan trọng trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp và đã thực hiện một số sáng kiến khuyến khích những tập quán kinh doanh tốt đẹp. Nhưng đối với khu vực công, Nhà nước không thể thay đổi một cách nhanh chóng mặc dù Nhà nước đã thực hiện cải cách các quy tắc, quy định quản lý ở cả hai khu vực.



Tác giả: Ngô Minh Thanh

Biên tập: Nhóm website

Scroll To Top