Điện thoại: (04) 62730473 | Fax: (04) 62730478


KIÊN TRÌ THEO ĐUỔI CHÍNH SÁCH HÒA BÌNH VÀ THỊNH VƯỢNG CỦA HÀN QUỐC

Đăng ngày:

Mục tiêu chủ yếu của chính sách này là đạt được hoà bình và thịnh vượng trong khu vực khi mà cả hai miền Nam và Bắc cùng nỗ lực để tìm ra một giải pháp hoà bình cho vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Theo chính sách này, chính phủ Hàn Quốc thực hiện một số biện pháp để làm sâu sắc và phát triển trao đổi, hợp tác Hàn Quốc – Triều Tiên trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, xã hội. Những biện pháp này đã tạo điều kiện cho những thay đổi ở CHĐCN Triều Tiên và đảm bảo hai miền Triều Tiên cùng hợp tác cho sự thịnh vượng chung.

Năm 2005, năm thứ 3 của Chính sách Hoà bình và Thịnh vượng, quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên đã có những kế quả cụ thể. Chỉ riêng năm đó tổng số người Nam và Bắc Triều Tiên thăm viếng lẫn nhau lên đến 88.341 người, vượt quá tổng số thăm viếng Hàn Quốc – Triều Tiên của 15 năm trước đó cộng lại (85.400). Việc gia tăng này rất có ý nghĩa vì nó đã tạo ra hướng cho miền Bắc và miền Nam hình thành một cộng đồng đơn nhất để hoà giải và hợp tác, giảm nhẹ tư tưởng đối địch thông qua tăng cường hiểu biết lẫn nhau.

Thêm vào đó cả miền Nam và miền Bắc thực hiện các biện pháp cụ thể để giảm căng thẳng về quân sự trên Bán đảo Korea (Korea Penisuala). Cả hai miền ngừng các hoạt động tuyên truyền và dỡ bỏ phương tiện tuyên truyền ở Khu vực Phi quân sự và lắp đặt đường dây nóng giữa các quan chức quân sự.

Các nỗ lực Tiến tới Giải pháp Hoà bình về Vấn đè Hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thông qua Tiến bộ trong quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên.

Từ khi nhậm chức, chính quyền Roh Moo-hyun tiếp tục tìm kiếm giải pháp cho vấn đề hạt nhân CHDCND Triều Tiên trên ban nguyên tắc: không thể chấp nhận CHDCND Triều Tiên có vũ khí hạt nhân, giải pháp hoà bình thông qua đàm phán, và vai trò tích cực của Hàn Quốc trong quá trình giải quyết.

Chính phủ Hàn Quốc đã kiến thiết tạo ra bước đột phá trong vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên thông qua đàm phán sáu bên như là một nhiệm vụ cốt yếu trong chính sách quốc phòng. Chính phủ đã quyết định theo đuổi những tiến bộ trong quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên để đảm bảo những tiến bộ này sẽ là xúc tác cho giải pháp về vấn đề hạt nhân.

Sau khi CHDCND Triều Tiên tuyên bố vào ngày 10-2-2005 rằng nước này sở hữu vũ khí hạt nhân và cố tình trì hoãn tham gia đàm phán sáu bên, chính phủ Hàn Quốc chuẩn bị "một đề nghị quan trọng" để phá vỡ sự bế tắc về vấn đề hạt nhân ở Bắc Triều Tiên một cách chủ động tại một thời điểm sớm nhất có thể. Điểm chủ yếu của lời đề nghị quan trọng này là cung cấp điện cho CHDCND Triều Tiên để đổi lại việc CHDCND Triều tiên huỷ bỏ việc theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.

Phái viên tổng thóng và sau này là Bộ trưởng Thống nhất Chung Dong-yong tổ chức đàm phán với Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng Kim Jong-il ngày 17-6-2005 và trình bày lời đề nghị này. Dựa trên kết quả của cuộc đối thoại, hai miền Triều Tiên đồng ý trong cuộc Hội đàm Cấp Bộ trưởng Hàn Quốc – Triều Tiên lần thứ 15 vào ngày 24-6-2005 về "mục tiêu cuối cùng phi quân sự hoá bán đảo Korea (Korea Peninsula)" và về việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình cho vấn đề hạt nhân thông qua đối thoại.

Cuộc Hội đàm Cấp Bộ trưởng Hàn Quốc – Triều Tiên lần thứ 16 trùng với vòng thứ 4 hội đàm sáu bên ở Bắc Kinh tháng 9-2005. Chính phủ Hàn Quốc cố gắng phát thông điệp rõ ràng cho miền Bắc và khuyến khích một câu trả lời có lợi.

Nhờ những nỗ lực này để giải quyết vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên thông qua đối thoại, vòng thứ tư của đàm phán sáu bên đã thông qua Tuyên bố chung sáu điểm vào ngày 19-9. Tuyên bố này đề cập tới việc CHDCND Triều Tiên cần phải giải trừ vũ khí hạt nhân và các nguyên tắc thực hiện. Tiếp sau tuyên bố chung là việc thông qua tuyên bố của Chủ tịch tại vòng thứ năm của cuộc đàm phán sáu bên trong tháng 11 năm 2005. Nó tái khẳng định cam kết của các nước tham gia để thực thi tuyên bố chung ngày 19 tháng 9.

Trong tương lai, chính phủ Hàn Quốc sẽ làm việc đẻ thực hiện Tuyên bố chung và tiếp tục nỗ lực để đảm bảo rằng tiến bộ trong quan hệ Hàn Quốc – Triều Tiên sẽ có ảnh hưởng tích cực tới nỗ lực ra một giải pháp hợp lệ cho vấn đề hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Thực hiện và biên tập: Minh Phương và nhóm website

Nguồn: TVQG


Scroll To Top