DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC CA NGỢI MÔI TRƯỜNG THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
Đăng ngày:
Với sự phát triển năng động của nền kinh tế và nhu cầu của người tiêu dùng trong nước ngày càng tăng là lý do chính mà Hàn Quốc quyết định đầu tư ở Việt Nam, trong khi đó nhiều người cho rằng cơ hội để xuất khẩu sản phẩm sang thị trường thứ ba như Mỹ, Châu Âu và các quốc gia thành viên ASEAN cũng đóng một nhân tố quan trọng trong sự quyết định thực hiện đầu tư của họ.
Các công ty Hàn Quốc cho biết sự hấp dẫn của Việt Nam là có chính sách khuyến khích đầu tư đa dạng; có một lực lượng lao động trẻ, có giáo dục, mức chi phí thấp đặc biệt trong những ngành công nghiệp cần nhiều nhân công như may mặc, dệt và da giày. Đến nay, các công ty Hàn Quốc có 136.000 công nhân được tuyển chọn làm việc trong các ngành công nghiệp, trong đó trung bình mỗi công ty may mặc thuê 6.730 công nhân.
Năm 2006, doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư ở Việt Nam 355,35 triệu USD vào ngành dệt may, cao nhất trong số các nước và vùng lãnh thổ về lĩnh vực này. Trong số 20 nhà xuất khẩu dệt may hàng đầu Việt Nam có 6 công ty Hàn Quốc. Việt Nam đã trở thành điểm thu hút nhiều vốn đầu tư dệt may thứ hai của Hàn Quốc, sau Trung Quốc.
Trong những tháng đầu năm 2007, nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á này đã đầu tư vào Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD. Các chuyên gia hy vọng rằng, sau khi hiệp định thương mại tự do giữa Hàn Quốc và ASEAN có hiệu lực từ ngày 1/6 vừa qua thì hàng năm con số này sẽ tăng khoảng 10%; sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến và thủy sản sang Hàn Quốc. Hiệp định này cũng góp phần làm giảm thâm hụt thương mại của Việt Nam đối với Hàn Quốc, mà con số này ước khoảng 3 tỷ USD hàng năm. Hiện tại Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai quốc gia chiếm khoảng 6,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2002 đến đầu năm 2006.
Dòng vốn đầu tư của Hàn Quốc vào các nước ASEAN trong đó có Việt Nam cũng sẽ tăng đáng kể. Các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện muốn đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn là vào một số nước châu Á khác, đặc biệt là với các tập đoàn lớn như Posco, Samsung và Lottle.