ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU CÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC QUA GÓC NHÌN CỦA CHUYÊN GIA HÀN QUỐC (Phần 1)
Đăng ngày:
Kể từ sau thời kỳ '12.5 '[1], nền kinh tế Trung Quốc đã bước qua thời kỳ tăng trưởng cao gồm hai con số và bước vào thời kỳ quá độ với tốc độ tăng trưởng thấp, đồng thời 6 tháng đầu năm 2012 được coi như là thời điểm đáng khích lệ khi tốc độ tăng trưởng đạt mức 8%. Tốc độ tăng trưởng tiềm năng đã giảm và xuất hiện tình trạng “hai đáy”, hiện tượng “lạm phát thấp, tăng trưởng thấp” trong nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, các nước thu nhập trung bình sau khi đạt được tiêu chuẩn đặt ra thường có xu hướng giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đồng thời, việc điều hành nền kinh tế quốc dân Trung Quốc về mặt tổng thể khá ổn định và về cơ bản cũng chiếm vị trí trong khoảng giới hạn hợp lý của các chỉ số kinh tế chủ yếu. Trong khi cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vẫn chưa tìm được biện pháp giải quyết hiệu quả và gây cản trở cho khả năng tăng trưởng của các quốc gia thuộc khu vực đồng tiền chung Châu Âu thì tất cả chỉ số phát triển chính của nền kinh tế Mỹ vẫn đạt mục tiêu kỳ vọng, tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Đồng thời, tính bền vững của việc phát triển phát triển kinh tế vẫn còn thấp cũng như cơ sở phục hồi kinh tế toàn cầu còn yếu kém. Các nền kinh tế lớn mới nổi chính, bao gồm Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng giảm đáng kể trong năm 2012 so với năm 2011. Điều này cho thấy khả năng tăng trưởng của nền kinh tế thế giới đang ngày càng suy yếu. Trong năm 2012, các chỉ số chính của 5 nước BRICS đều thấp hơn so với năm trước, trong khi đó, tổng tốc độ tăng trưởng của 5 nước này giảm xuống khoảng 20% trong vòng 1 năm. Điều này làm tăng các ý kiến hoài nghi của cộng động quốc tế về chất lượng tăng trưởng, nguồn gốc tạo nên động lực tăng trưởng và khả năng phát triển bền vững của các nước BRICS. Do tác động của môi trường kinh tế trong nước, việc tăng trưởng của ngành sản xuất Trung Quốc bị suy yếu, nhiều doanh nghiệp đang vấp phải tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí là tăng trưởng âm. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2013, số vốn đầu tư vào ngành công nghiệp thứ hai của Trung Quốc tăng lên mức 16% và đạt mức 9 nghìn 576 tỷ 500 triệu nhân dân tệ. Trong đó, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư ngành sản xuất đạt mức 17.1% và cả hai chỉ số ghi nhận tốc độ tăng trưởng từ sau năm 2003 được ghi nhận đạt mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Từ sau năm 2010, kế hoạch bốn nghìn tỷ nhân dân tệ là tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp chủ yếu đã được cải thiện đạt mức 27% (cuối năm 2011). Đồng thời, sau khi kết thúc các hiệu ứng hỗ trợ kinh tế, tốc độ tăng trưởng đầu tư vào tài sản cố định của Trung Quốc có xu hướng chậm lại. Ngành công nghiệp Trung Quốc nói chung là ổn định và liên tục phát triển nhanh, đồng thời với tỷ lệ đóng góp cho nền kinh tế quốc dân vượt quá 45%. Trong thời kỳ “12.5”, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của chuỗi giá trị gia tăng ngành công nghiệp nước này đạt mức 11,3%. Nhờ vào việc tích lũy đầu tư lớn và dài hạn, Trung Quốc đã chiếm vị trí thứ nhất tại 7 ngành công nghiệp lớn trong số 22 ngành công nghiệp lớn phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời, chiếm vị trị số 1 thế giới về năng lực sản xuất của 220 ngành hàng trong số 500 ngành sản phẩm công nghiệp chủ yếu của thế giới. Thông qua nỗ lực trong một thời gian dài, một phần sản phẩm công nghệ cao có giá trị gia tăng của Trung Quốc dần dần tạo nên một lợi thế cạnh tranh mới. Kể từ khi khủng hoảng tài chính năm 2008 cho đến trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu vào năm 2011, ngành sản xuất Trung Quốc cần phải không ngừng nỗ lực để tăng trưởng bền vững, điều chỉnh cơ cấu, xúc tiến việc chuyển đổi, kết quả của việc này là đã giảm thiểu tác động bất lợi tới nền kinh tế toàn cầu đang đi xuống và làm giảm nhu cầu tiêu dùng hàng Trung Quốc ở nước ngoài, đồng thời, việc này cũng giúp Trung Quốc thu đuợc thành tựu không nhỏ trong việc điều chỉnh cơ cấu ngành sản xuất. Chính phủ liên tục đầu tư vào ngành sản xuất công nghệ tiên tiến, kỹ thuật khoa học cao cấp và những sản phẩm có hiệu quả năng suất cao và đưa ra những chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu mới. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp chiến lược mới nổi và những ngành công nghiệp công nghệ cao đang được đẩy nhanh thêm một bước và cơ cấu bên trong của ngành sản xuất không ngừng được cải thiện, thể hiện ở việc hàm lượng sử dụng kỹ thuật khoa học trong việc sản xuất công nghệp dần dần được nâng cao v.v… Vào năm 2012, giá trị gia tăng của ngành sản xuất sử dụng kỹ thuật cao đã tăng thêm 12,2% so với năm ngoái, đồng thời, phát triển cao hơn khoảng 2,2% hơn so với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp có quy mô lớn và năng suất dư thừa, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp kỹ thuật cao mới vào nửa đầu năm 2013 cũng đạt khoảng 11,6%, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp lớn đã tăng thêm 2,3%. Ngoài ra, Trung Quốc đã tiến hành kế hoạch công nghệ thông tin kiểu mới, sản xuất trang thiết bị tiên tiến và cao cấp, xe sử dụng năng lượng mới và tiết kiệm năng lượng v.v…Tốc độ gia tăng của 6 ngành công nghiệp lớn tiêu dùng nhiều năng lượng là 9.5%, thấp hơn 0,5 điểm so với tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp quy mô lớn và năng suất dư thừa, lượng tiêu thụ năng lượng theo giá trị gia tăng trên đơn vị công nghiệp giảm 7,29%. Ngoài ra, Quốc vụ viện Trung Quốc đã tiến hành thu thập các ý kiến phản hồi về việc phát triển thông tin hóa và đảm bảo an toàn thông tin bảo mật để tăng cường sự hợp nhất sáng tạo giữa công nghệ thông tin với các lĩnh vực công nghiệp chính. Sau năm 2013, ngành công nghiệp thông minh của Trung Quốc với các đặc trưng như thiết kế thông minh, sản xuất thông minh, điều hành thông minh, quản lý thông minh, quyết định thông minh và các sản phẩm thông minh mới được phát triển bước đầu, đồng thời, quá trình công nghiệp hóa và việc cải tiến kỹ thuật in 3D vẫn đang tiếp tục gia tăng. Phạm vi ứng dụng robot công nghiệp bằng cách tích hợp toàn thể các công nghệ tiên tiến như khả năng tập trung, khả năng xử lý linh hoạt và họat động một cách thông minh mở rộng dần từ lĩnh vực sản xuất ô tô sang lĩnh vực sản xuất tập trung nhiều lao động khác. Mạng điện thoại di động phát triển với tốc độ nhanh, đồng thời tác động trực tiếp của các loại hình dịch vụ và hàng hóa trong lĩnh vực sử dụng thông tin như kết nối Internet băng thông rộng, sử dụng video clip trên Internet, mua bán qua mạng, chi trả tiền qua điện thoại, sử dụng video clip trên điện thoại di động đang tiếp tục gia tăng. Khả năng đóng góp của ngành dịch vụ vốn có ảnh hưởng lớn đến quá trình thúc đẩy việc nâng cấp và tối ưu hóa cơ cấu công nghiệp đã được nâng cao một cách rõ rệt. Đến quý ¾ năm 2013, tổng sản lượng và tỷ lệ gia tăng cũng như sự gia tăng quy mô đầu tư của ngành công nghiệp đứng thứ ba của Trung Quốc đều vượt qua ngành công nghiệp đứng thứ hai và tỷ lệ đóng góp vào GDP tăng 0,2% so với 6 tháng đầu năm và số điểm cao nhất đạt mốc 45,9%. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, quá trình hiện đại hóa ngành dịch vụ phục vụ sản xuất như dịch vụ tín dụng, việc lưu thông hàng hóa hiện đại đang gia tăng nhanh chóng, đồng thời, các ngành thiết kế công nghiệp, dịch vụ công nghệ thông tin, ngành công nghiệp thông tin tư vấn tăng trưởng một cách thần tốc, những ngành công nghiệp như gia công phần mềm kỹ thuật thông tin, chuyển giao quá trình nghiệp vụ, chuyển giao tiến trình tích lũy tri thức v.v… đang có xu hướng chuyên môn hóa. Vào ngày 30/5/2013, triển lãm “Nền tảng trao đổi quá trình chuyển giao dịch vu Bắc Kinh” là một tín hiệu cho thấy bắt đầu nền tảng một cách chuyên nghiệp về việc cung cấp các vụ trao đổi chuyển giao dịch vụ công nghệ thông tin đầu tiên trên thế giới đã huy động được sự tham gia của 400 doanh nghiệp và 300 doanh nghiệp nhận gia công. Đây cũng là chỉ tiêu để đánh giá năng lực cải cách kỹ thuật khoa học của một quốc gia, nguồn thu chi cho khu vực R&D, một trong các nhân tố rất quan trọng cho năng lực cạnh tranh của ngành công nghiệp và các công ty đang gia tăng một cách ổn định, tỷ lệ đóng góp vào GDP của vốn đầu tư vào R&D của Trung Quốc trước tiên đã đạt tiêu chuẩn của các nước có thu nhập trung bình. Thu chi cho R&D, tỷ lệ gia tăng của nguồn vốn thu chi cho R&D, tỷ lệ đóng góp vào GDP của nguồn vốn thu chi R&D trong các năm 2011, năm 2012 và năm 2013 lần lượt là 698 tỷ nhân dân tệ, 868 tỷ7 trăm triệu nhân dân tệ, 1024 tỷ nhân dân tệ và lần lượt chiếm 20,3%, 21,9%, 17,9% cũng như đạt 1,75%, 1,83%, 1,97%. Trong số 500 doanh nghiệp lớn của Trung Quốc đưa ra tài liệu về việc đầu tư vảo R&D năm 2013, tổng số tiền đầu tư vào R&D là 427 tỷ 360 triệu nhân dân tệ, tăng 8,95% so với số tiền đầu tư năm ngoái là 392 tỷ 240 trăm triệu nhân dân tệ, đồng thời, tiền đầu tư vào R&D bình quân là 910 triệu nhân dân tệ, tăng thêm 8,33% so với năm ngoái. Trong số tất cả 449 doanh nghiệp đưa ra được báo cáo về tình hình bằng sở hữu công nghiệp, chi có tổng số là 27,8 bằng, tức là tăng thêm 24,11% so với 22.4 bằng trong tổng số 441 doanh nghiệp vào năm ngoái, trong số đó, số bằng sở hữu phát minh chỉ là 7.5, gia tăng thêm 20,97% so với năm ngoái và chiếm 26,98% tổng số bằng sở hữu công nghiệp. Người dịch: Nguyễn Ngọc Mai, Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc Theo nguồn: Đánh giá mới nhất về việc điều chỉnh cơ cấu công nghiệp: Thành quả và 1 số vấn đề của Viện Nghiên cứu chính sách Kinh tế đối ngoại của Hàn Quốc (viết tắt là KIEP) [1] Thời kỳ 12.5 chính là thời gian thực hiện Kế hoạch 5 năm lần thứ 12” - một chiến lược lớn sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc từ năm 2011 đến năm 2015. Kế hoạch này t iếp tục cổ vũ những mục tiêu đề ra trong ba kế hoạch trước đây như: cải thiện chất lượng tăng trưởng và tạo nền tảng cho một đất nước phồn vinh bậc trung, đồng thời xác định cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, cơ sở hạ tầng xã hội và giải quyết sự bất bình đẳng gia tăng và đưa ra ba hướng chính là cải tổ và nâng cấp ngành sản xuất trong các lĩnh vực như “chuyển đổi và nâng cấp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp trọng tâm”, đào tạo một cách có chiến lược các ngành công nghiệp mới nổi, tiếp tục phát triển ngành dịch vụ mang tính sản xuất, nâng cấp và đổi mới ngành sản xuất.